Hỏi đáp Việt nam trải qua những triều đại nào?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi HoangTranh, 5 Tháng tư 2019.

  1. HoangTranh

    Bài viết:
    13
    Việt Nam trước năm 1945 đặt dưới sự cai trị của các triều đại quân chủ. Đó là đặc điểm chung của các nước phương Đông trong lịch sử. Việt Nam từ thời dựng nước đến nay đã có lịch sử hơn mấy ngàn năm lịch sử. Ngoài các triều đại của dân tộc ta, còn có các triều đại phương bắc đô hộ. Song các triều đại độc lập mặc dù có tồn tại trong thời kì bắc thuộc nhưng cũng xứng danh là "triều đại độc lập". Từ thời đại Hùng vương đã có những triều đại nào tồn tại?

    Triều Hùng vương - Triều An Dương vương - Triều Trưng nữ vương - Triều Lý Nam Đế

    1. Triều đại Hùng Vương (nước Văn Lang) : Đây là nhà nước đầu tiên trong lịch sử. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể biết được nó bằng những truyền thuyết, cổ tích. Vua đứng đầu là Hùng vương. Có 18 đời Hùng vương.

    2. Triều đại An Dương Vương (nước Âu Lạc) : Là nhà nước được ghi nhận và được xác định là nhà nước đầu tiên, có những bằng chứng di tích, di vật khẳng định sự tồn tại. Nhà nước bị xâm lược và đô hộ bởi quân phương bắc vào năm 179 TCN, khởi đầu thời kì bắc thuộc của dân tộc ta.

    3. Triều Trưng nữ vương: Được thành lập đầu năm 40, sau khi đánh đuổi được ngoại xâm Tây Hán. Mặc dù chỉ tồn tại trong vòng 3 năm, nhưng đã khẳng định phần nào sự kế thừa truyền thống vua Hùng, đất nước độc lập là con đường mà các phong trào đấu tranh hướng tới và khởi nghĩa Trưng Trắc đã giành thắng lợi.

    4. Triều đại Lý Nam Đế (nước Vạn Xuân) : Từ sau khi nhà nước Âu Lạc mất, đến những năm 542 lần đầu tiên một nhà nước độc lập ra đời sau mấy trăm năm đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc ta trước quân phương bắc. Nước Vạn Xuân tồn tại khoảng 60 năm thì sụp đổ bởi cuộc tổng tiến công của nhà Tùy. Trải qua ba đời vua: Lý Nam Đế (Lý Bí), Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục), Lý Phật Tử.

    Triều Ngô - Triều Đinh - Triều Tiền Lê


    5. Triều Ngô: Được thành lập sau đại thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 939 và kéo dài đến tận năm 965 thì mất, do thế lực cát cứ càng ngày càng mạnh. Đây được xem là triều đại đầu tiên, mặc dù chưa có quốc hiệu, chưa xưng đế. Sự ra đời của nhà Ngô là khẳng định thời điểm độc lập dân tộc đã bắt đầu. Triều Ngô đặt kinh đô ở Cổ Loa, nơi đô thành cũ của nước Âu Lạc).

    6. Triều Đinh (nước Đại Cồ Việt) : Từ năm 968 sau một quá trình đấu tranh thống nhất đất nước, dẹp yên các thế lực cát cứ (sử gọi loạn 12 sứ quân). Kể từ nhà Đinh, các vị vua bắt đầu xưng đế và cũng từ đây quốc hiệu Đại Cồ Việt ra đời và trải suốt mấy mươi năm. Triều Đinh bắt đầu công việc xây dựng đất nước trên mọi mặt. Kinh đô đặt ở quê nhà vua Đinh là Hoa Lư.

    7. Triều Tiền Lê: Kế tục nhà Đinh từ năm 980 đã giành thắng lợi trước cuộc xâm lược của nhà Tống (đây là cuộc xâm lược đầu tiên của phương Bắc sau năm 939). Triều Tiền Lê kế thừa những thành quả của nhà Đinh và tiếp bước con đường phát triển đất nước.

    Triều Lý - Triều Trần - Triều Hồ - Triều Hậu Trần


    8. Triều Lý (nước Đại Việt) khởi đầu vào năm 1009, khi Lý Công Uẩn được tôn phò làm vua, hiệu xưng Thái Tổ. Triều Lý đặt kinh đô ở Thăng Long, và đây là kinh đô xuyên suốt của các triều đại sau này. Quốc hiệu Đại Việt cũng từ thời này mà có. Đây là triều đại tồn tại lâu nhất từ lúc đất nước độc lập, mở đầu một thời kì cai trị lâu dài của một dòng họ. Nhà Lý đã có nhiều công lao trong việc bước đầu xây dựng một chế độ quân chủ tập quyền, chiến thắng quân Tống, mở rộng lãnh thổ vềphương nam..

    9. Triều Trần: Kế tục sự nghiệp của nhà Lý từ năm 1225 bằng cuộc hôn nhân chính trị. Rút được bài học mất ngôi từ nhà Lý, nhà Trần đã ban lệnh hôn nhân đồng tộc, song sau này bị phá vỡ. Triều Trần đã chiến đấu chống lại quân Mông - Nguyên dũng mãnh. Một thời kì vẻ vang của dân tộc ta. Triều Trần tiếp tục góp phần xây dựng đất nước và thúc đẩy quá trình quân chủ tập quyền.

    10. Triều Hồ (nước Đại Ngu) : Đây được xem là triều đại chiếm ngôi họ Trần từ năm 1400. Mở đầu là Hồ Quý Ly, với việc dời đô về Thanh Hóa, cải cách đất nước nhằm cứu vãn tình thế đất nước lúc bấy giờ ngày càng lạc hậu. Song lòng người vẫn hướng về nhà Trần, những cải cách Hồ Quý Ly tác động đến quyền lợi quý tộc nhà Trần, sự lâm le và xâm lược của nhà Minh đã dẫn đến sự sụp đổ của nhà Hồ. Sự sụp đổ của nhà Hồ đã đánh dấu thời kì thuộc Minh hơn 20 năm.

    11. Triều Hậu Trần: Đây là thế lực hùng mạnh thời thuộc Minh. Thế lực này là sự kế tục nhà Trần, do con cháu triều Trần đứng đầu để đấu tranh chống quân Minh xâm lược. Với sức mạnh của họ, cuộc khởi nghĩa này đã tồn tại suốt gần 7 năm. Mâu thuẫn nội bộ và sức mạnh to lớn của nhà Minh đã đưa triều Hậu Trần đến con đường thất bại và sụp đổ hoàn toàn.


    Triều Hậu Lê - Triều Mạc

    12. Triều Hậu Lê (nước Đại Việt) được thành lập từ năm 1428, sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (do Lê Lợi lãnh đạo) ở Thanh Hóa. Triều Hậu Lê là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam với nhiều biến động to lớn của lịch sử. Thời kì này được chia thành hai: Lê Sơ (1428 - 1528) và Lê Trung Hưng (1533 - 1789).

    • Triều Lê Sơ là triều đại hoàn thiện về bộ máy nhà nước, là thời kì chế độ quân chủ đạt đến sự phát triển cao. Mô hình nhà nước được các triều đại sau tiếp nối và mô phỏng theo, có bổ sung, sửa đổi. Quyền lực của nhà vua được mở rộng, quân chủ tập quyền ngày càng hình thành và phát triển đến đỉnh điểm.
    • Triều Lê Trung Hưng là triều đại kế tục Lê Sơ. Sau khi nhà Mạc chiếm ngôi, Nguyễn Kim - vị đại thần Lê Sơ đã tìm kiếm và gặp dòng dõi Lê Thái Tổ đưa lên ngôi, tái lập triều Hậu Lê. Được hai đời, con cháu anh Lê Thái Tổ (Lê Trừ) kế tục. Song thời Hậu Lê, các vua đều không có thực quyền, quyền hành rơi vào tay các chúa Trịnh và việc kiểm soát vùng đất phương Nam (đất Đàng Trong) cũng chỉ trên danh nghĩa.

    13. Triều Mạc: Được thành lập năm 1527, khi họ Mạc cướp ngôi nhà Lê Sơ. Do có nhiều cuộc đấu tranh hướng về cuộc trung hưng của nhà Hậu Lê, nên nhà Mạc chỉ quản lí được phần từ Ninh Bình trở ra. Hơn 60 năm đấu tranh với nhà Lê, nhà Mạc thất bại và rút lên Cao Bằng cầm cự hơn mấy mươi năm nữa. Những năm cai trị của mình, nhà Mạc đã có những thành quả đáng kể.

    Chúa Trịnh - chúa Nguyễn


    14. Chúa Trịnh: Chính quyền cai trị xứ Đàng Ngoài từ năm 1545, khi Trịnh Kiểm thay quyền Nguyễn Kim phò tá vua Lê trung hưng. Mặc dù thời kì này họ Trịnh chưa xưng "vương" nhưng quyền đã lấn áp vua Lê, chiến tranh với họ Nguyễn (xứ Đàng Trong). Họ Trịnh đã có công rất lớn trong việc trung hưng nhà Lê, "đưa" nhà Lê về Đông Đô, tiêu diệt các thế lực phong kiến cát cứ. Hơn 200 năm sau, quyền lực họ Trịnh suy yếu và làm bộc lộ những mâu thũan trong xã hội, các cuộc khởi nghĩa nổ ra.

    15. Chúa Nguyễn dựng nghiệp xứ Đàng Trong (từ miền Thuân Quảng) vào năm 1558, khi Nguyễn Hoàng vào xin trấn thủ. Họ Nguyễn đã góp phần xây dựng và phát triển "không gian mở" ở đây, từng bước xác lập chủ quyền nước ta như hôm nay. Nhưng rồi, sự xuất hiện của quyền thần và sự suy yếu của nhà chúa, cơ nghiệp tổ tiên bước vào thời kì suy vong. Phong trào Tây Sơn nổ ra từ đây, từng bước làm nhiệm vụ dân tộc (thống nhất đất nước, tiêu diệt các thế lực phong kiến).


    Triều Tây Sơn - Triều Nguyễn

    16. Triều Tây Sơn: Được khởi đầu bằng việc Nguyễn Nhạc xưng đế sau một thời gian khởi nghĩa, tiêu diệt các thế lực chúa Nguyễn, vua Lê - chúa Trịnh từ năm 1786. Từ năm 1771, phong trào nông dân nổ ra và từng bước giành thắng lợi trên mặt quân sự. Triều Tây Sơn còn làm nên thắng lợi chống quân xâm lược Xiêm và Thanh. Đây là thời kì xuất hiện hai cuộc xâm lược với sức mạnh to lớn diễn ra liên tiếp. Bên cạnh đó, triều Tây Sơn còn ra sức xây dựng đất nước, khôi phục sự thống nhất mấy trăm năm. Song, sai lầm "không thống nhất" của chúa Trịnh - chúa Nguyễn đã tái hiện ở triều Tây Sơn. Sự chia rẻ quyền lực đã làm cho đất nước "chia" ba, đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữa ba anh em Tây Sơn, tạo cơ hội cho quân Nguyễn Ánh từng bước giành thắng lợi ở Gia Định. Đến năm 1802, triều Tây Sơn sụp đổ trước sức mạnh tấn công của Nguyễn Ánh, thuộc dòng dõi chúa Nguyễn.

    17. Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng cai trị nước ta. Với thắng lợi của quân Nguyễn Ánh trước triều Tây Sơn, triều Nguyễn đã ra đời. Thời nhà Nguyễn cai trị, đất nước dần bị xâm lược và đô hộ gần 80 năm. Từ năm 1884, các vua triều nguyễn không còn thực quyền, Pháp dần kiểm soát và đàn áp các phong trào. Thời kì đầu cai trị, nhà Nguyễn đã thi hành chính sách ngoại giao và với đạo Thiên chúa không phù hợp đã gây nên hậu quả to lớn sau này. Nhà Nguyễn mất năm 1945 khi cách mạng tháng Tám giành thắng lợi trước quân xâm lược, vua Bảo Đại thoái vị. Đất nước bước vào thời kì mới.
     
    shasha, alodohieujenykhuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 19 Tháng hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...