Việt nam thời kì bao cấp

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Siara, 7 Tháng chín 2021.

  1. Siara

    Bài viết:
    2
    VIỆT NAM THỜI KÌ BAO CẤP (PHẦN 1)

    Những năm 1980, Đông Nam Á thuộc hàng kém phát triển nhất thế giới. Thế nhưng, Việt Nam thời kì bao cấp lại xếp cuối bảng trong khu vực này. Sau khi thống nhất năm 1975, tình cảnh lạc hậu, thiếu thốn, đói nghèo, bơm đạn vẫn diễn ra liên tục và đeo bám Việt Nam suốt mười mấy năm trời.

    - Điều gì là dẫn đến thảm cảnh kinh tế tồi tệ như vậy? Và người dân trong giai đoạn này đã suy nghĩ ra sao?

    Ta cùng tìm hiểu 1 chút về thời kì bao cấp, một trong những thời kì tối tăm nhất của lịch sử dân tộc. Sau khi kết thúc cuộc chiến kéo dài 20 năm, Việt Nam vẫn liên tục bị cuốn vào những cuộc chiến đẫm máu với Khơ-me đỏ ở phía Nam và Trung Quốc ở biên giới phía Bắc cùng với đó là các chính sách kinh tế sai lầm, sự bao vây cấm vận của Mỹ, đất nước ngày càng kiệt quệ. Từ sau năm 1975, viện trợ nước ngoài của Việt Nam bắt đầu giảm mạnh, nguồn đầu tiên là viện trợ 1 tỷ USD mỗi năm của Mỹ cho miền Nam Việt Nam. Nguồn này chấm dứt đột ngột từ ngày 30-4-1975, khiến máy móc nông nghiệp, phương tiện vận tải không có phụ tùng thay thế và không có đủ xăng dầu để vận hành. Không những thế, Việt Nam còn bị Hoa Kỳ cấm vận thương mai và buộc phải trả khoảng nợ 85 triệu USD mà VNCH vay Mỹ trước đó. Nguồn viện trọ thứ 2 là của Trung Quốc thường vào khoảng 300-400 triệu USD một năm. Từ sau ngày giải phóng do diễn biến quan hệ ngày càng phức tạp của 2 nước mà nguồn này giảm mạnh.

    Đến năm 1977, thì chấm dứt hoàn toàn viện trợ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nguồn viện trợ của các nước XHCN khác mặc dù tính bằng tiền thì có tăng lên nhưng do áp dụng trượt giá nên tính ra số lượng hàng hóa chỉ còn một nửa so với trước. Thiếu thốn hàng hóa ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất công nghiệp và nông nghiệp như mọi mặt của đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp khiến thời bao cấp thiếu đói hơn thời chiến chính là do áp dụng về kinh tế như kế hoạch hóa. Theo đó, nhà nước sẽ quyết định loại số hàng hóa nào được sản xuất, từ đó tất cả các xí nghiệp đều chạy theo chỉ tiêu từ trên xuống, bất chấp quy luật thị trường. Sau đó, nhà nước sẽ thu mua lại sản phẩm với giá ngang bằng hoặc còn có khi thấp hơn chi phí sản xuất. Điều này khiến cho nền kinh tế mất đi động lực phát triển còn người dân thì không thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.

    Ở nông thôn, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp đã đẩy người dân vào các hợp tác xã nơi mà họ phải đóng góp tất cả tư liệu sản xuất mà mình có, từ ruộng đất, trâu bò, đến cả thứ nhỏ nhắt như cây cuốc. Hợp tác xã đã tồn tại ở miền Bắc trước năm 1975, hơn 96% tài sản của nông dân thuốc về tập thể, mọi thứ của cải làm ra sẽ được nhà nước thu gom và phân phát lại theo tiêu chuẩn, động lực lao động dần bị triệt tiêu. Mỗi sáng khi tiếng kẽng vang lên bà con phải ra đồng làm việc, chưa hết giờ làm lại nóng kẽng ra về. Người nông dân không quan tâm đến chất lượng công việc, lúa tốt hay xấu cũng mặc kệ.

    Tại Việt Nam, việc hợp tác hóa được tiến hành khẩn trương từ các năm 77 đến năm 80. Tuy nhiên, tình hình kinh tế Việt Nam không thích hợp với mô hình này. Đến cuối năm 79, gần 1.300 hợp tác xã ở Việt Nam gần tan rã và chúng chỉ còn tồn tại trên giấy tờ.

    => Hậu quả là sản xuất bị khựng lại trong khi doanh số gia tăng nhanh chóng.

    Mục tiêu ngũ cốc 1980 cuối cùng đã bị hạ, từ 21 triệu tấn xuống 15 triệu tấn. Nhưng trong khi năm 1976 sản lượng lúa đạt được 11, 8 triệu tấn mà khi đến 1980 chỉ còn 11, 6 triệu tấn dù diện tích canh tác đã tăng hơn 300 nghìn héc-ta (một con số không hề nhỏ).

    Sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau

    Còn tiếp
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng chín 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Vyl Hana

    Bài viết:
    115
    Kiến thức thú vị lắm!
     
  4. Siara

    Bài viết:
    2
    Cảm ơn ạ
     
    Vyl Hana thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...