Viết một đoạn văn nghị luận về hai câu thơ: Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi bell béo, 16 Tháng tám 2021.

  1. bell béo

    Bài viết:
    13
    Đề bài: Viết một đoạn văn nghị luận thể hiện suy nghĩ của anh / chị Về hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn là thứ quả xanh non"

    Bài làm:

    "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình" thấu hiểu hiểu công ơn ấy ai cũng day dứt làm thế nào để tròn chữ hiếu như nhà thơ Nguyến Khoa Điềm đã viết: "Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn là thứ quả xanh non". Hai câu thơ là nỗi lo thắt lòng, là nỗi trăn trở day dứt của đứa con sợ mình không thể làm trong chữ hiếu. "Bàn tay mẹ mỏi" là khi mẹ già yếu, hết sức thậm chí là khi mẹ qua đời. Còn "quả xanh non" là quả chưa chín có nghĩa là con chưa trưởng thành, chưa đủ sức để làm gì cho mẹ. Như vậy, câu thơ là tâm sự của đứa con hoảng sợ nghĩ đến ngày mẹ già yếu mà mình chưa làm được gì để đền đáp công ơn dưỡng dục của mẹ. Đó chính là tấm lòng của người con hiếu thảo. Đúng vậy! Tại sao mỗi đứa con lại phải day dứt khi chưa làm tròn chữ hiếu? Chính là vì đứa con cảm nhận được công ơn mênh mông, bao la như trời biển của mẹ: Sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục. Mẹ mang nặng, đẻ đau chín tháng mười ngày. Mẹ mang đến cho ta dòng sữa ngọt nào để nuôi dưỡng về thể chất, mang đến lời hatts ru để tưới mát tâm hồn. Rồi "cơm con ăn từ tay mẹ nấu, nước con uống từ tay mẹ đun". Bao vất vả đớn đau và niềm hạnh phúc vô bờ của mẹ khi con trào đời. Và hình ảnh đầu tiên con nhìn thấy chính là đôi mắt hiền từ và nụ cười của mẹ. Lời ru ngọt nào của mẹ cùng đôi mắt trũng sâu của mẹ đã vỗ về con mỗi khi con đau ốm. Mẹ còn là trường học vĩ đại nhất của những đứa con. Mẹ dạy con không chỉ bằng những định lí khô khan mà bằng chính tình yêu thương mỗi khi vấp ngã, mẹ động viên khích lệ con mỗi khi con trưởng thành. Lời ru của mẹ đã dạy con biết yêu quê hương tổ quốc, biết sống tình nghĩa thủy chung. Mẹ không chỉ là thầy mà mẹ còn là bạn thấu hiểu lòng con mọi tâm sự vui buồn. Nhờ có mẹ mà con hiểu được đạo lí làm người. Mẹ là tấm gương sáng nhất để cho con soi mình. Bởi vậy thật hạnh phúc khi chúng ta có mẹ và cũng thật bất hạnh cho những ai không được sống trong sự bao bọc của mẹ. Trong thực tế, có muôn vàn những tấm gương người mẹ hi sinh suốt cả cuộc đời vì con, lấy thân mình để đỡ đạn cho con. Càng đáng phục hơn những bà mẹ Việt Nam anh hùng yêu con, yêu nước. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng cần phê phán những bà mẹ không làm tròn bổn phận của mình với con cái như bỏ rơi con để cho những đứa con trở thành bụi đời lang thang. Cũng thật đáng phê phán những người mẹ vì quá yêu thương nuông chiều con đã biến con trở thành những cô chiêu cậu ấm. Bên cạnh đó cũng cần phê phấn những đứa con bất hiếu với cha mẹ. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì? Ai cũng phải hiếu thảo để đền đáp công ơn của mẹ. Ngoan ngoãn nghe lời khi còn nhỏ, phấn đấu khôn lớn trưởng thành để mang lại niềm vui cho cha mẹ, làm chỗ dựa cho cha mẹ lúc tuổi già. Đừng giận hờn mỗi khi mẹ mắng, đừng oán trách mỗi khi bị đòn roi, đang nặng nề mỗi khi không xin được mẹ bộ quần áo mới. Hãy hiểu rằng tất cả những sự khắc khe đó đều xuất phát từ tình yêu thương và sự dạy bảo nghiêm khắc để chúng ta trưởng thành. Là học sinh hãy yêu thương kính trọng mẹ, đền đáp công ơn bằng thành tích học tập. Hãy biết sống với mọi người tràn ngập tình yêu thương như trái tim người mẹ. Hãy biết sống với mọi người tràn ngập tình yêu thương như trái tim người mẹ. Hãy biết sống với mọi người tràn ngập tình yêu thương như trái tim người mẹ. Hãy hiếu thảo với mẹ khi có thể, không sẽ hối hận như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết: "Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn là thứ quả xanh non"
     
    Nguyên Vĩ Thu Thu thích bài này.
    Last edited by a moderator: 21 Tháng tám 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...