Vì sao trẻ kiêng ăn dầu mỡ lại dễ bị còi xương?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi PhươngThảo0710, 29 Tháng năm 2021.

  1. PhươngThảo0710 https://dembuon.vn/rf/20116/

    Bài viết:
    495
    Còi xương là một bệnh toàn thân, xảy ra trên một cơ thể mà hệ xương còn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh, liên quan đến rồi loạn chuyển hóa calci và phospho do thiếu vitamin D.

    Và bệnh lý còi xương hay gặp nhất ở trẻ là còi xương do thiếu vitamin D.

    Vai trò của vitamin D: Làm tăng hấp thu calci, phospho từ ruột vào máu. Đưa calci, phospho từ máu lắng đọng vào xương. Và dưới tác dụng của hormon cận giáp, vitamin D làm tăng tái hấp thu calci, phospho ở ống lượn xa của thận.

    Nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu đến từ ăn uống và nguồn nội sinh. Nguồn nội sinh là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu. Trên da trẻ ó chất tiền vitamin D là 7- Dehydrocholesteron. Dưới ánh sáng tử ngoại của mặt trời, tiền vitamin D sẽ chuyển thành vitamin D để cơ thể hấp thu. Nguồn ăn uống thường có ít vitamin D và thường từ sữa mẹ, sữa bò và một số loại thức ăn khác như dầu gan cá, trứng. Ngoài ra còn có thể dùng các loại vitamin tổng hợp để cung cấp vitamin D cho cơ thể.

    Vậy vì sao trẻ kiêng ăn dầu mỡ lại bị còi xương? Dầu mỡ liên quan gì đến quá trình hấp thu vitamin D?

    [​IMG]

    Vitamin D là một vitamin tan trong dầu (trong nhóm này còn có vitamin A, E, K), hay nói cách khác là loại vitamin được hấp thụ vào cơ thể thông qua các mô mỡ cùng chất béo. Quá trình hấp thụ vitamin tan trong dầu cần có acit mật làm chất nhũ hóa vì chất béo không tan được trong máu. Vì vậy nên ở những trẻ không hấp thu được dầu mỡ hoặc ăn kiêng kem dầu mỡ trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể dẫn đến bệnh lý còi xương.

    Mỡ động vật có nhiều vitamin A, D và có vai trò quan trọng trong hình thành trí não của trẻ. Do vậy, khác với người lớn, chế độ ăn của trẻ nên có cả dầu và mỡ động vật.

    Làm thế nào để hấp thu vitamin D tốt nhất?

    Như đã nói ở trên, vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu nên để hấp thu được vitamin D tốt nhất nên bổ sung dầu, mỡ vào bữa ăn cho trẻ. Cho trẻ dùng thực phẩm cung cấp vitamin D như sữa bò, dầu gan cá, trứng. Trẻ sơ sinh nên được bú mẹ bởi vitamin D trong sữa mẹ là 50 đv/lít, trong khi sữa bò chỉ có 10ddv/lít. Bên cạnh đó nếu cho trẻ dùng vitamin D dạng thực phẩm chức năng thì nên cho trẻ uống sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, tạo điều kiện cho cơ thể trẻ có thể hấp thu tốt nhất. Tuy rằng dùng vitamin D là biện pháp phòng ngừa chắc chắn nhưng phải thận trọng với trẻ đẻ ra có thóp trước nhỏ hoặc liền trước 8 tháng thì tuyết đối không nên dùng. Vì vitamin D sẽ khiến thóp trẻ liền quá sớm, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não. Trên thực tế, nếu thóp liền quá sớm trước 8 tháng phải tiến hành cưa khớp xương đỉnh.

    Có thể bạn chưa biết?

    Không nên cho trẻ nhỏ ăn dặm/ ăn nước canh xương qua sớm.

    Có rất nhiều mẹ cho rằng canh xương cung cấp calci cho trẻ nên cho trẻ dùng nước canh xương từ sớm. Tuy nhiên ý kiến này được cho là sai. Trong nước hầm xương chứa rất ít đạm và calci, hơn nữa còn thuộc calci vô cơ mà bé rất khó hấp thu. Nếu cho trẻ dùng nước hầm xương quá nhiều mà không bổ sung thêm các món ăn khác trẻ rất dễ bị còi xương, chậm lớn. Chất béo trong nước hầm xương thuộc loại khó tiêu hóa, khi ăn trẻ rất dễ bị đầy bụng hoặc rối loạn tiêu hóa. Vì vậy không nên cho trẻ dùng nước hầm xương quá nhiều, có thể thỉnh thoảng đổi bữa cho trẻ vì nước hầm ngọt, trẻ thích ăn.

    Liệu pháp cung cấp vitamin nhiều và chủ yếu cho cơ thể là tắm nắng. Vậy tắm nắng khi nào là thích hợp? Tắm trong bao lâu?

    Nên cho trẻ tắm 15 – 30 phút mỗi ngày vào lúc 7 – 8 giờ sáng, đây là khoảng thời gian ánh nắng dịu nhẹ nhất, tia hồng ngoại và tia cực tím khá ít. Sau khi sinh 1 – 2 tuần tuổi có thể để trẻ tắm nắng và khi tắm nắng phải cho da trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đừng vì lo lắng trẻ bị đen da hay là ảnh hưởng đến trẻ mà bọc kín mít nhé! Như thế trẻ cũng hấp thu được.

    [​IMG]

    Dấu hiệu sớm của bệnh còi xương do thiếu vitamin D?

    Bệnh lý còi xương nếu phát hiện muộn ở trẻ có thể gây nên những tổn thương khó phục hồi như cong vẹo cột sống, chân hình chữ "X", chân hình chữ "O", biến dạng lồng ngực, vòng cổ tay, vòng cổ chân.. Vậy các dấu hiệu sớm mà các mẹ cần phải lưu ý là gì? Ở giai đoạn sớm trẻ thường hay quấy khóc, giật mình, ngủ không yên giấc; ra mồ hôi trộm ngay cả khi thời tiết lạnh và dấu hiệu "chiếu liếm".

    [​IMG]

    Dấu hiệu chiếu liếm hay còn gọi rụng tóc vành khăn ở trẻ còi xương​

    Ở giai đoạn sớm này chỉ cần điều trị đúng thì tình trạng của trẻ sẽ được phục hồi tốt và không để lại những di chứng nặng nề ở trẻ. Vì vậy các mẹ hãy hết sức lưu ý khi chăm trẻ và nên định kỳ kiểm tra sức khỏe cho trẻ để đảm bảo trẻ vẫn luôn phát triển khỏe mạnh.

    Có còi xương ở người lớn không?

    Như đã nói ở trên, còi xương là một bệnh toàn thân, xảy ra trên một cơ thể mà hệ xương còn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh. Còi xương là bệnh trạng xuất hiện phổ biến ở trẻ và có thể gây ảnh hưởng đến khi trưởng thành. Tuy nhiên ở người lớn, bệnh lý về xương hay gặp nhất là loãng xương, nhuyễn xương.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...