Vì Sao Trái đất Tự Quay? Trái đất là hành tinh thứ ba trong Hệ mặt trời, Trái đất đang là hành tinh duy nhất được ghi nhận là có sự sống. Trái đất hình thành từ bao giờ? Trái đất được hình thành cùng với Hệ mặt trời, cách ngày nay khoảng 4, 54 tỷ năm. Các nhà thiên văn học cho rằng hệ mặt trời được hình thành từ Tinh vân nguyên thủy (Eagle). Tinh vân nguyên thủy là một mảng mây khí lớn và rất loãng, 5 tỷ năm trước đã chịu ảnh hưởng rối loạn và co lại phía trung tâm dưới tác động của lực hấp dẫn. Trải qua thời gian biến đổi dài đằng đẵng, mật độ vật chất của bộ phận trung tâm ngày càng lớn, nhiệt độ cũng cao hơn, cuối cùng đạt đến mức độ có thể dẫn đến phản ứng nhiệt hạch và chuyển hóa thành mặt trời. Thể khí còn sót lại xung quanh mặt trời dần dần hình thành một lớp thể khí xoay tròn hình cái chậu, trải qua quá trình co lại, lại va đập, tích tụ, kết dính vào nhau để hình thành các hành tinh. Như thế, ban đầu, Trái đất tồn tại như một đám mây bụi và khí lớn, chủ yếu là hydro và heli. Dần dần vật chất xung quanh các hạt bụi cô đặc, va đập, tích tụ lại (cũng do bị va đập đó nên trái đất bị nghiêng 23, 5 độ như ngày nay). Những mảnh nằm trong vòng khoảng 150 triệu ki lô mét từ trung tâm đám mây tạo thành Trái đất của chúng ta. Quá trình hình thành Trái đất được tính toán là khoảng từ 10 đến 20 triệu năm. Ban đầu, Trái đất là dạng nóng chảy. Sau đó, phần vỏ ngoài trái đất nguội và trở thành chất rắn. Cùng với quá trình đó là sự hình thành nước trong khí quyển. Vì sao trái đất quay quanh mặt trời? Trái đất quay quanh mặt trời từ thời kì hình thành Thái dương hệ khoảng 4, 6 tỉ năm trước. Khi đó từ trong Tinh vân Eagle có một vùng mây bụi và khí phân tử suy sụp, nén vào thành hình dạng một cái đĩa vật chất xoay vòng tròn, xoáy vào tâm bởi lực hấp dẫn. Khi Hệ mặt trời quay càng nhanh, nó bị dẹt ra thành một đĩa và phình ở giữa. Mặt Trời hình thành từ chỗ phình ở tâm chiếc đĩa này, và các hành tinh hình thành bên ngoài. Như vậy, Trái đất và các hành tinh khác thừa hưởng chuyển động quay từ chuyển động tổng thể của Hệ mặt trời. Khi mặt trời và các hành tinh lần lượt được hình thành từ đám mây này, chúng vẫn giữ vận tốc quay ban đầu, và vận tốc quay sẽ càng nhanh hơn khi các khối chất liệu trên lạnh đi và cô đặc lại theo định luật bảo toàn momen góc. Khi đã đạt đến trạng thái cân bằng thì vận tốc quay không tăng nữa và được duy trì cho đến ngày nay. Vì sao trái đất vừa quay quanh mặt trời vừa tự quay quanh trục của nó? Trái đất cũng giống như tám hành tinh lớn khác trong hệ Mặt trời, đồng thời với việc quay xung quanh Mặt trời, nó cũng chuyển động tự quay không ngừng quanh trục. Trái đất luôn tự quay xung quanh mình nó từ phía tây sang phía đông. Nhìn từ sao Bắc cực Polaris, Trái đất quay ngược chiều kim đồng hồ. Trái đất tự quay vì khi các đám bụi xung quanh mặt trời co lại, tích tụ lại để dần hình thành các hành tinh thì mật độ mật chất của mỗi đám bụi không đồng đều nhau. Bởi thế, lực hướng tâm sẽ có sự chênh lệch. Sự mất cân bằng này dẫn đến sự tự quay. Cách đây 600 triệu năm, Trái đất chỉ mất 21 giờ để hoàn thành một vòng tự quay của mình. Còn hiện nay, thì cần tới 24 giờ. Ngay cả hiện nay, sự tự quay của trái đất cũng đang chậm lại, nhưng với vận tốc rất nhỏ (mỗi thế kỉ chậm lại 1, 7 mi li giây) Trái đất có thể ngừng quay không? Theo nguyên lý bảo toàn động lượng trong Vật Lý học - Định luật bảo toàn mô-men: Nếu một vật đang quay mà không chịu bất cứ lực nào tác động lên nó thì nó sẽ quay vĩnh viễn. Như vậy, nếu khi Trái đất đã &thiết lập& được chuyển động quay quanh trục, nó sẽ vẫn tiếp tục quay một cách vĩnh viễn nếu không có lực cản hoặc va chạm nào xảy ra. Nghĩa là Trái đất có thể ngừng quay, thay đổi chiều quay, góc quay.. chỉ khi có một lực không cân bằng nào đó tác động vào.