Ai cũng biết bàn tay ta có những dây gân mỏng và mạch máu chạy ẩn dưới da. Với màu da vàng của người châu Á, thì những mạch máu và gân này thường nhạt màu, không quá rõ rệt. Thế nên có khá nhiều người lo lắng khi thấy cơ thể mình bất chợt thay đổi, tay nổi gân xanh. Có khá nhiều câu hỏi xoay quanh trường hợp này. Vì sao tay nổi gân xanh? Gân xanh thực chất là những đường tĩnh mạch chạy ẩn dưới da, có tác dụng vận chuyển máu về tim. Trên cơ bản, mạch máu thường có màu đỏ, nhưng thành mạch tĩnh mạch thì màu xanh. Bình thường đường tĩnh mạch này nằm dưới da tầm vàu mi li mét, nên màu xanh không quá rõ ràng. Tuy nhiên cũng tuỳ vào cơ địa và màu da của mỗi người mà tĩnh mạch còn có một số màu sắc khác như nhạt đậm, tím hay xanh biển. Có nhiều nguyên do dẫn đến tình trạng da nổi gân xanh. Nguyên nhân hàng đầu là do da tay chân của một người khá mỏng. Do các đường tĩnh mạch thường nằm ngay dưới da, chỉ cách da vài milimet, thế nên khi da quá mỏng sẽ rất dễ nhìn thấy thành tĩnh mạch bên dưới. Người bị nổi gân xanh do nguyên nhân này thường nhìn có vẻ nhợt nhạt, vì lớp da quá mỏng manh khiến người khác nhìn vào cảm thấy quá yếu ớt. Màu da cũng là yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc tĩnh mạch. Thường thì những người da trắng, nhợt nhạt sẽ dễ bị nhìn thấy gân xanh hơn những người da sẫm màu. Một nguyên nhân khác là do quá gầy. Người gầy thì sẽ ít mô mỡ, và hầu như không có mỡ nơi tay và chân. Vì thể tĩnh mạch sẽ nổi lên rất rõ ràng, nổi bật trên da và xương. Đặc biệt là người cao tuổi, các mô thịt và mô mỡ sẽ tiêu thất, da mỏng hơn và lớp tĩnh mạch này sẽ càng lộ rõ. Trong khi vận động mạnh thì chúng ta cũng sẽ nổi gân xanh. Đây là do lượng hoạt động nhiều, máu tăng cường co bóp bổ sung đủ khí oxy vào máu để truyền đến các chi. Trong trường hợp này lượng máu và áp suất thành mạch sẽ cao, khiến các động mạch và tĩnh mạch dãn ra hết cỡ. Lúc này "gân xanh" sẽ hiện lên rất gõ. Đây cũng là nguyên do khiến không ít cô nàng mê như điếu đổ các anh chàng cơ bắp săn chắc, mạch máu nổi lên. Đây cũng là lý do nhiều người thường ví trạng thái tức giận là "nổi gân xanh". Thường thi khi ta tức giận, cơ thể sẽ căng cứng gồng lên, lúc này các mạch máu cũng sẽ hiện rõ lên. Ngoài ra thì phụ nữ đang trong thai kỳ cũng có hiện tượng nổi gân xanh, nhiều hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là do cơ thể mẹ phải tăng cường hoạt động truyền máu và trao đổi chất để cung cấp đầy đủ cho cơ thể thai nhi. Đặc biệt là những tháng cuối, khi em bé đã lớn hơn thì tình trạng nổi gân xanh sẽ nhiều hơn và tập trung vào vùng bụng. Vì lúc này, cơ thể của bé con cần nhiều oxy hơn cho sự trao đổi. Tình trạng này sẽ giảm dần và mất đi sau khi sinh. Liệu nổi gân xanh có phải là bệnh lý? Thông thường thì do một số trường hợp cơ địa của từng người thì tình trạng nổi gân xanh sẽ xuất hiện. Tuy nhiên nếu nổi quá nhiều và thường xuyên thì chúng ta nên đi khám cho chắc chắn. Đôi khi nổi gân xanh quá nhiều cũng là sự cảnh báo của cơ thể dành cho bạn khi cơ thể bạn có vấn đề. Tay nổi gân xanh thì là bệnh gì? Nổi gân xanh nhiều và dày đặc có thể là sự cảnh báo cho căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Căn bệnh này bạn rất khó phát hiện, vì triệu chứng của nó chỉ giống như nổi gân xanh bình thường. Hiếm khi bạn mới cảm nhận được cơn đau nhói hay căng cứng từ tĩnh mạch truyền đến. Cơn đau này thường bị nhầm lẫn với nhiều cơn đau khác như đau xương khớp. Vì lẽ đó nhiều người thường hay lơ là, dẫn đến các trường hợp nguy hiểm hơn. Đối với nhiều người, tay nổi gân xanh mà kèm theo căng thẳng mệt mỏi, cơ thể mất sức, cơ bắp căng cứng.. có thể là chất thải trong cơ thể bạn chưa thoát hết ra bênh ngoài. Khi chất thải bị ứ động, sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, dẫn đến không đủ dưỡng chất truyền cho cơ thể. Nổi gân xanh ở vùng đầu mặt báo hiệu gì? Khi huyệt Thái dương có gân xanh nhô lên: Thường thường báo hiệu váng đầu, đau đầu; khi huyệt Thái dương gân xanh nổi lên, cong xoắn, biểu thị động mạch não xơ cứng; khi màu tím đen thì dễ tai biến. Sống mũi có gân xanh: Báo hiệu trường vị tích trệ, dễ đau dạ dày, trướng bụng, tiêu hóa không tốt, đại tiện không thông. Nếu màu tím, tức tình hình càng nghiêm trọng. Góc miệng dưới cằm có gân xanh: Thường thường báo hiệu bệnh phụ khoa, khí hư nhiều, mệt mỏi vô lực, lưng gối mỏi, chi dưới phong thấp. Trẻ sơ sinh nổi gân xanh liệu có bình thường? Có câu hỏi được đặt ra từ nhiều bà mẹ rằng trẻ sơ sinh vài tháng lại xuất hiện hiện tượng nổi gân xanh ở mí mắt, điều này có bình thường? Thường thì các bé mới sinh hay có các vết trên mặt: Vết bầm tím, đỏ do quá trình sinh, hay bớt (có loại đỏ, nâu). Da của các con rất mỏng đặc biệt vùng mi mắt nên có thể thấy các mạch máu. Ngoài ra trên bụng trẻ sơ sinh cũng hay xuất hiện các mạch máu nổi cộm lên. Có thể nói, hiện tượng trẻ sơ sinh nổi gân xanh ở bụng là khá bình thường. Nhìn chung, nguyên nhân là do lớp da của trẻ sơ sinh còn khá mỏng và vô tình khiến cho chúng ta có thể nhìn thấy những tĩnh mạch này. Nếu lo lắng và quan sát có thêm những hiện tượng khác thì ba mẹ hoàn toàn nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ. Nhưng vị bác sĩ có chuyên môn sẽ tư vấn và cho mẹ biết trẻ sơ sinh nổi gân xanh ở bụng có phải là một dấu hiệu bệnh lý nào hay không. Nói chung thì các bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch thường khó phát hiện. Thế nên nếu bạn phát hiện cơ thể có quá nhiều thay đổi thì nên đi khám ngay nhé.