Vì sao sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh? Công dụng của sữa chua. Câu hỏi này có ý, trong sữa chua có vi sinh vật, nhưng hầu hết là vi sinh có lợi, tại sao vậy? Từ cái tên đã nói lên được một phần rồi.. Bất cứ thứ gì "chua" hầu như đều có tính axit nhẹ, sữa chua cũng không ngoại lệ, môi trường trong sữa chua có tính axit nhẹ, nói khác hơn là độ pH thấp, là môi trường không mấy lý tưởng cho vi sinh vật sinh sống và phát triển đâu, nhất là mấy con không ưa pH thấp. Chính vì lẽ đó, sữa chua nghiễm nhiên là loại thực phẩm đầy dinh dưỡng và hấu tuy nhiên vẫn có nhiều người không dùng được do dị ứng hoặc không dung nạp Lactose. Tuy nhiên, dù thế nào thì sữa chua vẫn có những công dụng rất bổ ích. Các thành phần dinh dưỡng có trong 100 g sữa chua: Sắt: 100 mcg Nước: 88.5 g Chất béo: 3.7 g Phốt pho: 95 mg Carotin: 11 mcg Vitamin C: 700 mcg Năng lượng: 61 kcal Đạm: 3.3 g Tinh bột: 3.6 g Tro: 700 mg Canxi: 120 mg Vitamin PP: 100 mg Vitamin A: 25 mcg Vitamin B2: 200 mcg Sữa chua còn chứa các axit béo khác và đặc biệt không chứa cholesterol. Các thành phần dinh dưỡng này được thống kê theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng. Các công dụng chính của sữa chua (yaourt) : Giảm nguy cơ loãng xương: Các vitamin và khoáng chất như Canxi (Ca), protein, Kali (K), phốt pho có tác dung cực kỳ hữu ích đối với sức khỏe của xương. Chúng có thể ngăn ngừa loãng xương và giảm các tình trạng suy yếu ở xương hay gặp ở người lớn tuổi. Một cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng, tiêu thụ 3 phần thực phẩm từ sữa chua có thể duy trì khối lượng và sức khỏe của xương. Bổ sung/cung cấp protein: Như đã biết, protein là chất có thể hỗ trợ trao đổi chất trong cơ thể bạn, giúp cân bằng mức tiêu hao năng lượng hay lượng calo được đốt cháy trong 1 ngày, hỗ trợ tăng trưởng và duy trì các mô, tạo ra phản ứng sinh hóa, hỗ trợ truyền tín hiệu, định hình cấu trúc mô tế bào.. Và sữa chua, hiển nhiên được làm từ sữa, mà sữa cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào. Mỗi 200gr sữa chua có khoảng 12gr protein, sữa chua quả thực là nguồn cung cấp lượng protein cực kỳ ấn tượng. Giúp giảm cân nhanh chóng: Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sữa chua chứa rất ít calo nên nếu biết cách tận dụng có thể giảm cân hiệu quả. Chính vì thế, tập luyện thể thao kèm theo thực đơn có chứa sữa chua khoa học sẽ mang lại kết quả bất ngờ. Hàm lượng canxi chiếm phần lớn trong sữa chua nên hoàn toàn có ích cho xương khớp. Nó giúp tăng cường mật độ xương nên dùng ngừa loãng xương vô cùng hiệu quả. Có lợi cho tiêu hóa: Như đã nói, sữa chua chứa rất nhiều vi sinh có lợi cho đường ruột và hầu hư không có vi sinh vật gây bệnh. Sữa chua chứa rất nhiều các vi khuẩn sống, nhất là các men vi sinh. Đây là những lợi khuẩn cực tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Một cuộc nghiên cứu đã được thực hiện, và đã chỉ ra rằng, sau ba tuần sử dụng các bệnh nhân IBS đã cải thiện được chứng đầy hơi và tần suất đi ngoài của mình. Không những vậy, các Bifidobacteria có trong sữa chua còn giúp cải thiện các triệu chứng tiêu hóa và sức khỏe đời sống ở những phụ nữ mắc bệnh tiêu hóa. Giúp tăng cường miễn dịch: Sữa chua được xem là một loại thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch một cách mạnh mẽ do nó chứa nhiều probiotics, một loại chất có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ em lẫn người lớn, loại trừ và kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn có hại, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hóa, giảm thiểu những rối loạn tiêu hóa bởi điều trị kháng sinh, chống táo bón, cải thiện sự dung nạp đường lactose. Loại men vi sinh này được chứng minh là có khả năng giảm viêm - một trong những nguyên nhân dẫn đến các tình trạng khác nhau của sức khỏe. Hơn thế nữa, các chất Magie (Mg), Selen (Se) và kẽm (Zn) trong sữa chua cũng góp một phần không hề nhỏ đối với sức khỏe. Sữa chua còn bổ sung vitamin D càng làm cho hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn. Có lợi cho sức khỏe tim mạch: Một nghiên cứu đã chỉ rằng, chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol tốt HDL và chúng tốt cho sức khỏe tim mạch. Chất béo trong sữa chua được chứng minh là có lợi cho sức khỏe tim mạch. Sữa chua chứa hầu hết là chát béo bão hòa và rất ít chất béo không bão hòa đơn. Do vậy, ăn sữa chua có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Không những thế, sữa chua còn được chẩn đoán là có thể làm giảm huyết áp - một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim. Cải thiện tình trạng viêm nhiễm da: Có thể bạn chưa biết, sữa chua cũng có thể làm thành mặt nạ dưỡng da, và các loại mặt nạ sữa chua được cho là có thể hỗ trợ điều trị các tình trạng viêm da, bao gồm bệnh rosacea và bệnh vẩy nến hay chàm. Do bởi có đặc tính kháng khuẩn nên sữa chua cũng có thể điều trị các bệnh nhiễm trùng da. Nhưng để an toàn, bạn nên tham khảo các thông tin y tế của bác sĩ chuyên khoa thật kỹ trước khi sử dụng các liệu pháp trên. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đắp sữa chua lên vùng da bị nhiễm trùng để tránh tình trạng không mong muốn xảy ra.