Vì sao sao chổi Halley lại nổ?

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi An Nam, 10 Tháng mười một 2021.

  1. An Nam

    Bài viết:
    185
    [​IMG]

    Vì sao sao chổi Halley lại nổ?

    Sao chổi có thể được xem là một loại thiên thể được con người chú ý nhất trên bầu trời ban đêm. Trên bầu trời đầy sao và tĩnh lặng, sao chổi giống như một vị khách có hình thù kỳ lạ đem lại cảm giác thần bí, đến và đi không để lại dấu vết. Trong vô số sao chổi, chắc chắn nổi tiếng nhất là sao chổi Halley. Nó cũng là sao chổi lần đầu tiên quỹ đạo được tính chính xác và có thể dự kiến được thời gian đi về của nó. Năm 1682 trên bầu trời xuất hiện một sao chổi lớn đặc biệt, hình dạng rất kỳ lạ và độ sáng khác thường.

    Nhà thiên văn Halley người Anh cùng thời với Niutơn đã quan sát rất nhiều về ngôi sao chổi này. Qua nghiên cứu, ông dùng định luật Khaifule và định luật vạn vật hấp dẫn của Niutơn để tính quỹ đạo của ngôi sao chổi này. Kết quả tính toán chứng tỏ: Sao chổi này là một thiên thể quay quanh Mặt Trời, quỹ đạo của nó hình elíp nhưng là êlíp rất dài và dẹt.

    Điều khiến cho ông Halley cảm thấy thích thú là, ông phát hiện chu kỳ của ngôi sao chổi này là 76 năm, tức cứ cách 76 năm nó lại trở về một lần.

    Từ trong các tư liệu lịch sử ông còn biết được khoảng 76 năm tức là năm 1607 cũng xuất hiện một ngôi sao chổi lớn, tiếp tục tính lên 76 năm nữa tức năm 1531 trên bầu trời cũng xuất hiện một ngôi sao chổi lớn. Do đó ông mạnh dạn dự đoán năm dự đoán năm 1682, thì ngôi sao chổi lớn đã xuất hiện năm 1531 và năm 1607 sẽ quay trở lại. Tiến thêm một bước ông dự đoán: "Năm 1682 sẽ xuất hiện sao chổi lớn đến kinh ngạc, 76 năm tức là năm 1758 một lần nữa nó lại xuất hiện trên bầu trời".

    Gần cuối năm 1758 bản thân Halley tuy đã qua đời từ lâu nhưng ngôi sao chổi theo dự đoán của Halley đã xuất hiện trên bầu trời vào đêm Nôen. Lời dự đoán của Halley đã được chứng thực, bộ mặt thần bí của sao chổi cũng được làm sáng tỏ.

    Từ đó người ta nhận thức được rằng: Hành tinh của sao chổi tuy vô cùng phức tạp nhưng vẫn có thể căn cứ vào các định luật khoa học để tính ra. Việc làm của Halley đã mở đường cho nhân loại nhận thức về sao chổi. Để kỷ niệm cống hiến to lớn của ông người ta đặt tên cho ngôi sao chổi đó là sao Chổi Halley.

    Năm 1991, sao chổi Halley đã gây ra một vụ nổ lớn ở một nơi cách Trái Đất hơn 2 tỉ mét. Mức độ ánh sáng của nó tăng gấp vài trăm lần so với mức độ ánh sáng bình thường, sao chổi Halley còn mọc ra một đoạn tóc và đuôi chổi có đường kính 200 triệu mét. Vì sao sao chổi Halley lại xảy ra một vụ nổ lớn chưa từng có từ trước tới nay như vậy?

    Nhà thiên văn học người Anh - Hughs đã cho rằng vụ nổ này có thể là kết quả bắt nguồn từ sự va chạm theo chiều ngang của một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 2, 6 - 60 mét vào sao chổi Halley.

    Trong khi đó, hai nhà thiên văn học người Mỹ lại cho rằng, rất có khả năng là sóng năng lượng cực lớn sinh ra từ vụ nổ vĩ đại của mặt trời vào ngày 31 tháng 1 năm 1991 đã làm chấn động và phá vỡ vỏ ngoài của sao chổi Halley vốn vừa giòn vừa yếu, làm một lượng lớn bụi trào ra.

    Theo tính toán trên lý thuyết, sóng kích này đã chuyển tới sao chổi Halley sau vừa tròn 4 tuần, từ đó gây ra vụ nổ của sao chổi Halley. Nhà thiên văn học WeiZi của trường đại học Hawaii lại cho rằng, trong thành phần chính của sao chổi, ngoài băng ra còn có một lượng lớn chất cacbonic dạng rắn, chúng rất dễ biến thành thể khí, khi áp lực của chúng tập trung đến một độ lớn vừa đủ sẽ có thể làm cho những điểm yếu và mỏng ở lớp bề mặt hạt nhân của sao chổi bị vỡ ra thành một chỗ hổng, vì thế nó sẽ phun ra một lượng lớn bụi đất và băng đá.
     
    Last edited by a moderator: 18 Tháng mười 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...