Vì sao rắn không chân lại bò nhanh? Những điều thú vị về rắn

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Ngáy zzz, 16 Tháng bảy 2021.

  1. Ngáy zzz Trời đẹp, thích hợp để đi ngủ!

    Bài viết:
    149
    Vì sao rắn không chân lại bò nhanh? Những điều thú vị về rắn

    Trên thế giới hiện nay, tất cả các loài rắn đều không có chi (hoặc có thể vẫn còn loài chưa phát hiện ra), trừ một số ít loài, điển hình là trăn, còn có dấu vết của chi sau. Tuy nhiên, với các cơ quan vận động và phương thức vận động rất khác biệt, loài bò sát này vẫn có thể lao vun vút băng qua các con đường, sa mạc hay cánh đồng. Tại sao lại được như vậy nhỉ?

    Các bạn có từng thắc mắc điều tương tự không? Tại sao rắn không có chân nhưng khi trườn trên mặt đất lại rất nhanh không, cứ như có ai kéo nó vậy?

    Vì sao chúng lại bò nhanh được như vậy, trong khi nhiều loài có chân còn rất chậm chạp nữa là! Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

    Câu trả lời nằm ở lớp vảy của chúng!

    Toàn thân rắn đều được bao bọc bởi một lớp da mỏng với dày đặc các vảy, tuy giống về ngoại hình, nhưng về bản chất, những miếng vảy này không giống với vảy của các loài cá, mà do một lớp chất sừng ở mặt ngoài cùng của da biến thành, hay còn gọi là vảy sừng. Còn ở đa số loài cá, vảy cá là do chính lớp da ở mặt ngoài cùng biến thành.


    Tìm hiểu về lớp vải của chúng nào!

    Về tính chất:

    Vảy rắn tương đối cứng, chắc, không thấm nước, cũng không thể lớn lên đồng thời với sự phát triển của cơ thể. Do đó, mỗi giai đoạn sinh trưởng, rắn đều phải thay da một lần cho "vừa vặn" với cơ thể mới. Sau khi lột da, hiển nhiên các miếng vảy mới phải lớn hơn so với các miếng vảy cũ.


    [​IMG]

    Vảy rắn có tác dụng chống lại sự thoát hơi nước và tránh những tổn thương từ môi trường, hơn nữa, quan trọng nhất là nó còn là "phương tiện" giúp rắn có thể bò được tuy không có chân nữa mà.

    Phân loại:

    Vảy rắn có hai loại: Một loại ở phần giữa bụng, có hình chữ nhật tương đối lớn và được gọi là vảy bụng; một loại nhỏ hơn, phủ ở hai bên thành bụng, kéo dài cho đến lưng, gọi là vảy thân. Các vảy bụng của rắn được kết nối với nhau thông qua các cơ da sườn và xương sườn.

    Phương thức di chuyển đặc biệt!

    Như chúng ta đã biết, hoặc có thể là--- chưa biết, thì bây giờ biết, rắn không có xương ngực. Tuy vậy, bù lại xương sườn của rắn lại hoạt động rất linh hoạt, đưa ra trước hoặc ngả về sau.

    [​IMG]

    Tận dụng điều này, rắn điều khiển các chiếc xương của chúng bằng cơ liên sườn, khi cơ liên sườn co lại sẽ làm các xương sườn dịch chuyển lên phía trước khiến cho vảy bụng bị vênh lên một chút, các miếng vảy dày nhọn vênh lên giống như là chân đứng trên mặt đất, tạo độ ma sát để rắn bám vào đất, đẩy cơ thể tiến lên phía trước.

    Thêm nữa, dọc xương sống của rắn, ngoài các khớp xương bình thường nhô ra, ở đầu trước của xương sống còn có một đôi xương nhô cong ra kết hợp với xương sống ở đầu sau của xương phía trước, lõm vào tạo thành khớp xương. Cơ thể rắn có cấu trúc này, không những khiến cho các xương liên kết với nhau rất kiên cố chắc chắn, mà còn làm tăng độ dẻo của cơ thể, tăng khả năng vặn mình, uốn khúc sang trái, phải của rắn, giúp cho cơ thể của rắn chuyển động theo lượn sóng rất nhẹ nhàng. Đồng thời, hai bên cơ thể không ngừng tạo áp lực đối với mặt đất, góp phần tăng má sát, giúp đẩy cơ thể rắn tiến lên phía trước. Do đó, sự vận động này kết hợp với hoạt động của vảy bụng đã đề cập ở trên khiến rắn có thể di chuyển rất nhanh.

    Da của rắn thuộc dạng mềm dẻo, khi vảy tiếp xúc với mặt đất, vênh lên bám vào đất thì đầu tiên các bộ phận trong cơ thể sẽ trườn lên phía trước, động tác này tương tự các nhà leo núi với chiếc cuốc chim nhỏ trong tay vậy, không những giúp cho sự đi lại của rắn, mà còn giải thích lý do tại sao rắn có thể bò lên cây thẳng đứng nữa. Thật vậy, nếu ta thử đặt rắn lên một sàn nhà nhẵn bóng, nó sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại và sẽ trườn rất nặng nề và khó khăn đấy.


    Những điều có thể bạn chưa biết về cái thứ dài thòng mang nọc này!

    - Hai cái lỗ mũi của rắn chỉ để trưng thôi! Chúng ngửi bằng lưỡi đấy! Nhờ chiếc lưỡi chẻ đôi có hình dạng giống cái nĩa, rắn có thể xác định hướng của mùi, đó là lý do chúng cứ liên tục thè lưỡi đấy. Chủ yếu là "nếm" xem không khí có mùi gì.

    [​IMG]

    [​IMG]

    - Loài rắn lớn nhất cho đến hiện tại làanaconda (mãng xà), với chiều dài có thể lên tới 12, 3 m, còn rắn nhỏ nhất là rắn mù bà-la-môn (brahminy blind snake), chỉ dài vỏn vẹn có 0, 9 cm.

    [​IMG]

    - Xương hàm dưới rất linh hoạt . Hàm của đa số loài rắn được kết nối trực tiếp vào sọ chúng, cho phép chúng mở miệng đến tận 120 độ, tăng kích cỡ để nuốt gọn cả những con mồi ó kích thước to hơn cả đường kính thân của chúng. Một con rắn thông thường có thể nuốt một con mồi to hơn gấp đến 4 lần chiều rộng đầu của nó.

    - Sinh sản tiết kiệm: Rắn biển cái chỉ giao hợp một lần, sau đó chúng sẽ tích lũy lượng tinh trùng đủ lớn và thụ tinh dần trong 10 năm sau đó.

    - Rắn có một chiếc túi bao quanh tim chúng, do đó tim rắn có thể trượt xa 1 đến 1, 5 lần ra khỏi vị trí bình thường để con mồi có thể lọt vào dạ dày.


    [​IMG]

    - Việc bò trườn dường như trở nên "lỗi thời" với một số loài rắn, và chúng tạo ra cho mình phương thức di chuyển mới – bay . Bản chất của những cú bay này thực sự chỉ là sự phóng vọt thân mình chúng, dù vậy nhưng một số loài rắn có khả năng phóng hoặc "bay" tới hơn 13m trong không khí. Trong quá trình phóng/bay, thân của rắn uốn thành hình chữ S.

    - Rắn không có mi mắt: Dù không có mi nhưng rắn có một lớp vải trong suốt để bảo vệ mắt. Khi ngủ, rắn ngủ mở mắt và cuộn tròn thân mình lại. Khi đã ăn no, rắn có thể ngủ cả ngày, đôi khi là cả tuần. Rắn cũng có thói quen ngủ đông nữa, mùa đông rắn ngủ đến hàng tháng trời.

    - Chất độc chỉ được phóng ra khi rắn cắn : Tuy nhiên, có một số loài rắn, như rắn hổ mang bành, chúng có thể phóng nọc độc tới vị trí cách chúng 1, 5 - 2m.


    [​IMG]

    - Nọc độc của rắn được cấu thành từ nhiều enzyme và protein: Độc tố này có thể ảnh hưởng đến thần kinh hoặc máu. Khi nọc độc đã xâm nhập vào cơ thể động vật, nó sẽ bắt đầu lan truyền nhanh chóng và phá hủy hệ thần kinh hoặc hệ tuần hoàn của nạn nhân. Nọc độc của một con rắn hổ mang chúa có thể giết chết cả một con voi bằng một nhát cắn.
     
    Aishaphuongtruyệncủathảo thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...