Vì sao lười lại chậm chạp?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi hirohai, 26 Tháng năm 2021.

  1. hirohai Cảm ơn những ai đã đọc bài viết của mình

    Bài viết:
    15
    Tại sao con lười lại chậm chạp như vậy? Điều gì đã làm nên tên cái tên.. lười của loài động vật này?

    Loài lười là một loài động vật mà ai nghe thấy cũng nghĩ đến chữ "lười", nó là loài vô cùng có tiếng trong "giới chậm chạp" của tự nhiên. Chúng có một tốc độ di chuyển rất chậm, nhưng không phải vì nó lười như mà con người đặt tên cho chúng. Cũng không phải vì chúng có tốc độ chậm chạp mà nó trở nên yếu đuối. Tại sao chúng lại chọn phong cách sống này? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới này.

    [​IMG]

    Lười là loại động vật như nào?

    Lười là một loài động vật có vú - trong tiếng anh gọi là Sloth và danh pháp khoa học là Folivora là một phân bộ động vật thuộc về họ Megalonychidae (lười hai ngón) và họ Bradypodidae (lười ba ngón). Chúng sống chủ yếu ở trong các rừng mưa nhiệt đốt ở Nam Mỹ.

    Loài lười được chia ra thành: Lười ba ngón và lười hai ngón. Họ lười hai ngón được đặt tên như vậy bởi lẽ chúng có hai ngón ở chi trước, còn lại tất cả các chi sau của loài lười đều có ba ngón. Một con lười dài khoảng từ 60- 80 cm và nặng khoảng 3.5 đến 7, 7 kg. Thông thường thì lười hai ngón sẽ lớn hơn.

    Một điểm đặc trưng của loài động vật này mà ai cũng biết chính là sự chậm chạp và có vẻ như lười biếng, chỉ biết treo mình trên cây, thờ ơ với mọi thứ xung quanh làm cho không ít người nghĩ rằng chúng chậm tiến hóa và tụt hậu so với sự phát triển của các loài động vật khác.

    Thế nhưng thực ra đây là sự tiến hóa để thích nghi với môi trường sống không có nhiều chất dinh dưỡng của chúng.

    Tại sao chúng lại "lười" đến vậy?

    Những con lười nổi tiếng về sự chậm chạp của chúng. Được biết, chúng chỉ có thể di chuyển tối đa được 36, 62m trong suốt cả một ngày. Chúng phần lớn dành cả đời chỉ để ăn, ngủ và nghỉ ngơi trên các tán rừng nhiệt đới. Hầu hết các loài ăn cỏ khác thường bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng hơn là trái cây và các loại hạt, nhưng loài lười hầu hết chỉ phụ thuộc vào lá cây.

    Tuy nhiên sự chậm chạp này chính là chiến lược cho chế độ ăn eo hẹp của chúng.

    Đầu tiên, nhờ có một chiếc dạ dày nhiều ngăn chiếm tới một phần ba cơ thể, chúng có thể dành ra từ năm đến bảy ngày, thậm chí là cả tháng, để tiêu hóa một bữa ăn. Điều này giúp chúng hấp thụ tối đa năng lượng từ thức ăn.

    Tiếp theo, chúng hạn chế tối đa sự tiêu hao năng lượng bằng cách không di chuyển quá nhiều. Hầu hết thời gian di chuyển của chúng là ăn, nghỉ ngơi và ngủ. Chúng chỉ phải xuống đất đi vệ sinh một tuần một lần. Khi di chuyển, chúng cũng rất chậm chạp, để băng qua một con đường bình thường cũng phải mất tới 5 phút.

    Bên cạnh đó, do sự trao đổi chất trong cơ thể chúng diễn ra cực kì chậm, và khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể thấp hơn hầu hết các loài có vú khác. Điều đó dẫn đến nhu cầu năng lượng từ thức ăn của chúng cũng ít đi rất nhiều, chúng sẽ không cần phải mạo hiểm ra khỏi tổ tìm thức ăn thường xuyên như các loài khác.

    Nhờ có phong cách sống không vội vã này, chúng không cần quá nhiều cơ bắp. Thực tế là khối lượng cơ của chúng ít hơn 30% so với các loài cùng cỡ. Ngoài ra, nhờ có "sự lười biếng" này đã cho phép loài lười phát triển mạnh hơn những ngọn cây, khiến chúng trở thành môi trường sống cho các loại tảo. Kết hợp với sự chậm chạp, đó là công cụ vừa giúp chúng ngụy trang tránh các thú săn mồi, mà vừa là đồ ăn vặt.

    [​IMG]

    Những điểm thú vị khác về loài vật này

    Bên cạnh sự chậm chạp nổi tiếng bậc nhất tự nhiên, chúng vẫn có một số điểm thú vị khác.

    Lười là một loài động vật đặc biệt khi mà chúng có thể quay đầu 270 độ do có thêm các đốt sống phụ ở cổ. Điều này sẽ giúp chúng đánh hơi được những kẻ săn mồi mà gần như không có điểm mù nào. Đây là một lợi thế mà gần như không động vật nào có được, vô cùng hữu ích khi chúng gần như dành toàn bộ thời gian ở trên cây.

    Để thích ứng với các đặc điểm này, cơ thể loài lười sau hàng triệu năm tiến hóa cũng có những thay đổi mới không giống các loài khác.

    Các chi của chúng được trang bị các sợi gân đặc biệt khỏe mạnh; đầu ngón có móng vuốt cong như những chiếc móng để chúng có thể bám chắc và treo ngược lên trên cánh cây.

    Hệ thống tuần hoàn của lười cũng có một van đặc biệt, ngăn chặn sự tụ máu trên đầu khi treo ngược trên cây quá lâu.

    Vậy là chúng ta đã biết thêm tại sao chúng lại lười đến vậy. Chẳng qua là do môi trường sống quá thiếu thốn đã khiến chúng phải như thế. Bên cạnh đó, chúng cũng là một loại động vật vô cùng thú vị.
     
    Mạnh ThăngLove cà phê sữa thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng năm 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Love cà phê sữa

    Bài viết:
    542
    Một bài viết hữu ích!
     
    hirohai thích bài này.
  4. hirohai Cảm ơn những ai đã đọc bài viết của mình

    Bài viết:
    15
    Mình cảm ơn :3
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...