Trước khi phát hiện ra ôtô và máy bay, công cụ giao thông để vượt qua sa mạc chỉ có một loại là "Con tàu sa mạc" - Lạc đà. Trước hết, lạc đà thích hợp với việc đi lại trên sa mạc. Đó là bởi vì trên mặt móng của lạc đà có một lớp đệm thịt đặc biệt lớn. Bốn chiếc chân to lớn giẫm lên cát như bốn chiếc quạt làm chân và móng không bị lún xuống cát, cho dù là thồ rất nhiều hàng nặng thì nó cũng bước đi một cách vững chãi trên sa mạc. Thứ hai là lạc đà không sợ gió cát. Chúng ta đều biết rằng, khí hậu ở sa mạc khô hạn, gió cát rất lớn, có lúc khiến chúng ta không thể mở mắt ra được, còn lạc đà lại có thể khắc phục được điểm này. Đó là bởi vì mí mắt của lạc đà có hai tầng, do vậy có lợi nhất để phòng chống gió cát bay vào trong mắt. Hơn nữa nó lại có những lớp màng cánh kết lại ở trong mũi, đóng lỗ mũi, vừa có thể hô hấp lại không bị ảnh hưởng của gió cát. Điều quan trọng nhất là chiếc bướu trên lưng lạc đà. Trong bướu của lạc đà không có xương thịt mà chỉ có mỡ và cơ. Bướu là nơi lạc đà cất giữ thức ăn và năng lượng. Trước khi đi xa, nó ăn uống trong nhiều ngày để lớp mỡ trong bướu có thể đạt 50 kg. Nếu trên đường đi không tìm kiếm được thức ăn, thì lớp mỡ trong bướu của lạc đà có thể giúp nó đi được trong vài ngày. Bản thân lạc đà có thể chứa một lượng nước lớn. Mỗi lần nó có thể uống hết khoảng 8 lít nước. Trong thành dạ dày có một cái túi, túi này dùng để chứa nước. Khi túi đã chứa đầy nước, các cơ sẽ đóng miệng túi lại, khi nó cần nước, các cơ liền vừa đóng vừa mở để lấy ra lượng nước cần thiết. Lượng nước chứa trong thành dạ dày có thể duy trì trong 6 đến 10 ngày. Lạc đà lại còn có ba cái dạ dày, một cái dùng để giữ cỏ ăn, hình thành kiểu thực vật được nhai lại; một cái có dịch tiêu hóa; một cái tiêu hóa xong lại chuyển thành thức ăn. Xem ra, lạc đà không hổ thẹn với danh tiếng đẹp đẽ là "Con tàu sa mạc".
Vì sao lạc đà có thể tìm được nguồn nước trên sa mạc? Lạc đà vô cùng thích ứng với cuộc sống trên sa mạc. Bốn chân của nó rất dài, động tác nhanh nhẹn, mẫn cảm, có thể bước những bước rất dài. Trên các ngón chân của lạc đà có một lớp thịt giống như một cái lò xo, có thể tránh được việc lún xuống cát, mí mắt có hai loại, lông mày rất dài, có thể che được những lớp cát bụi mù trời; lỗ mũi lạc đà chếch sang một bên, có thể tự do đóng mở, đề phòng cát bụi bay vào, nhưng các tế bào xúc giác thì rất tập trung, không những có thể tìm được thức ăn ở trong sa mạc khô cằn mà còn đối với cả những nguồn nước không có mùi, từ một nơi rất xa chúng cũng có thể cảm thấy được mùi ẩm ướt này.