Chắc trong chúng ta, ai cũng đã từng thổn thức rất nhiều lần khi nhìn thấy mưa rơi, hay đấm chìm trong những tiếng mưa bay mà lòng nặng trĩu bao nổi niềm. Chuyện cuộc sống, chuyện gia đình, chuyện tình cảm cứ như chỉ đợi mưa là lại ùa về. Vậy vì đâu mà chúng ta lại có cảm giác như thế? Trước tiên chúng ta cần hiểu vì sao lại có mưa, cách mưa hình thành có buồn như cách nó rơi xuống hay không? Nếu nhìn dưới góc độ khoa học, mưa là một hiện tượng tự nhiên nằm trong vòng tuần hoàn của nước. Khi nước ở biển, sông, hồ.. bị ánh sáng Mặt Trời đốt nóng, bốc thành hơi nước, các hơi nước khi bốc lên cao gặp không khí lạnh sẽ ngưng tụ lại thành những đám mây. Khi những giọt nước trong những đám mây mưa không thể tích tụ thêm được nữa thì những hạt nước sẽ rơi xuống mặt đất để tạo thành mưa. Vòng tuần hoàn của nước. Nếu nhìn dưới góc độ của những kẻ suy tư, mưa là sự vỡ vụn của bao điều đã chất chứa, nước từ giả sông, hồ để tìm đến chốn bình yên nhưng lại rồi quay về với những gì của số phận đã đề ra, mưa mát đất trời nhưng mưa cũng làm lạnh đâu đó những tâm hồn đơn côi, lạc lỏng. Nhưng dù nhìn mưa dưới góc độ nào đi nữa thì đó cũng chính là quy luật của tự nhiên, giống như nổi buồn cũng là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Mưa và nổi buồn cứ hẹn nhau tìm về! Tại sao khi mưa ta lại cảm thấy buồn? Có một điều chúng ta không thể phủ nhận rằng, ánh sáng Mặt Trời ngoài việc soi sáng và sưởi ấm, nó còn đóng vai trò rất lớn trong việc kích thích các tế bào thần kinh và các hormon hoạt động. Khi trời mưa cũng là lúc mây bao phủ cả bầu trời, việc ánh sáng bị che khuất sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các tế bào thần kinh đang hoạt động, đồng thời cơ thể chúng ta cũng tự động sản sinh ra hormon Melatonin, các hormon này làm ta cảm thấy buồn ngủ, cộng với việc ánh sáng mà mắt nhận được đột nhiên thấp đi so với bình thường, từ đó làm cơ thể sản sinh ra cơ chế uể oải, các cơ quan cảm giác bắt đầu truyền lên dây thần kinh làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng chúng ta, và con người có xu hướng nghiêng về gợi nhớ những nổi buồn khi tâm trạng bị dao động trước ngoại cảnh, điều đó đã làm ta luôn cảm thấy buồn khi nhìn mưa rơi. Ngoài ra những sự việc từng xảy ra với chúng ta dưới mưa luôn là những cảm giác khó quên, vì dưới mưa các giác quang được kích thích trực tiếp, ta cảm thấy được độ lạnh của không khí, tiếng ồn của mưa rơi và hình ảnh của những cảnh vật xung quanh, nên bộ não đã dễ dàng ghi lại những khoảnh khắc đó một cách tỉ mỉ, để rồi chỉ đợi một ngày khi ta đã xa những năm tháng đó, nó sẽ gợi lại thật kỹ những chuyện có thể với ta ở hiện tại chỉ là hoài niệm, cảm giác tiếc nối, nhớ nhung lại trở thành nổi buồn không gì tả nổi. Mưa gợi ta nhớ rất nhiều điều đã xảy ra! Có thể bạn chưa biết! 1. "Mưa bong bóng" là những cơn mưa dai dẳng. Đây là hiện tượng tự nhiên nói về hình ảnh những hạt mưa khi rơi xuống mặt đất tạo nên những bọt bóng khí, rồi nhanh chóng vỡ vụn. Ở miền Nam chúng ta có câu ca dao "Trời mưa bong bóng phập phồng. Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?" tức nói về cảm giác buồn khôn xiết của người con khi mẹ mình "bước thêm bước nữa", nhưng điều đáng nói ở đây là khung cảnh được diễn ra vào ngày "mưa bong bóng", thường khi mưa rơi xuống sẽ bị tác động từ gió làm hướng rơi của mưa là đường xiên, mưa theo đường xiên sẽ không tạo ra bong bóng khí khi chạm mặt đất, chỉ khi mưa được rơi bằng phương thẳng đứng nghĩa là không chịu tác động của gió, mà không có gió chắc chắn mây sẽ không bị đẩy đi, và cứ thế mây sẽ cho mưa đến cạn nước, cũng chính vì vậy mà "mưa bong bóng" hay gọi cách khác là mưa khi trời đứng gió sẽ rất lâu và dai dẳng. Mưa dai dẳng lại gắn liền với nổi buồn dai dẳng. Mưa bong bóng nghĩa là mưa dai dẳng! 2. Vì sao mưa có hạt to hạt nhỏ? Hạt mưa to hay nhỏ được quyết định bởi hơi nước tích tụ được của những đám mây. Nếu đám mây mỏng, hơi nước ít thì những hạt mưa sẽ rất nhỏ, nếu mây mỏng quá chỉ có thể tạo ra mưa bụi. Ngược lại, nếu tầng mây dày, hơi nước nhiều thì những hạt mưa có nhiều cơ hội va chạm và hợp với nhau thành những hạt mưa lớn hơn. 3. Có thể tạo cơn mưa "mini" trong nhà tắm. Nói chính xác hơn là chúng ta thu nhỏ gần giống quy trình của hơi nước tạo thành mưa. Trong nhà tắm, nếu có hơi nước nóng bốc lên thì mặt gương trong suốt sẽ bị hơi nước bám vào, khi hơi nước bám vào nhiều và đủ lớn chúng sẽ rơi xuống nền nhà hoặc chảy theo tấm kính (nếu tấm kính dựng đứng). Nguyên lí mưa cũng giống như hiện tượng trên.