Vì sao hổ răng kiếm tuyệt chủng? Những điều chưa biết về loài mèo "dài răng" này Lại là series "Quàng thượng và dòng họ nhà nó" đây hỡi các con sen tận tuỵ! Lần này chúng ta cùng quay về thời tiền sử để tìm hiểu xem lý do tại sao "Hổ răng kiếm" lại tuyệt chủng nhé! Hổ răng kiếm là con này nè! Còn con này cũng là nó nhưng mà là phiên bản ngáo ngơ trong "Kỷ băng hà" đi cùng một con ngáo ngơ khác ngoài cùng bên trái, hay còn được gọi là "con vợ nó"! Một hội ngáo ngơ đang chèo đó! Tìm hiểu chút xíu về loài này nha: Smilodon, tên thân thuộc gần gũi và nghe rất thiện cảm như đã biết là "hổ răng kiếm", hiển nhiên cũng thuộc dòng dõi "Quàng gia" nhà mèo rồi! Nhưng so với tất cả các loài mèo khác, hay thậm chí là mấy anh em họ nhà mèo của chúng thì chúng có cơ thể mạnh mẽ và săn chắc hơn hẳn đấy! Thông thường, một con hổ răng kiếm nhỏ có chiều cao 120 cm, nặng từ 55 đến 100kg, con lớn là 400kg. Chắc hẳn ít nhất một lần các bạn đã thấy hình ảnh chú hổ với cặp răng dài thòng này rồi, ấn tượng quá mà, và cũng bởi nó nổi tiếng lắm đấy! Hình ảnh hổ răng kiếm xuất hiện trong nhiều bộ phim điện ảnh đấy! Các mẫu hóa thạch của chúng nói lên rằng chúng đã tồn tại từ 1, 8 triệu năm trước. Tuy nhiên, Smilodon đã tuyệt chủng từ 10.000 năm trước cùng với hầu hết các loài lớn ở thế Canh Tân trong kỷ băng hà. Nguyên nhân chúng tuyệt chủng vẫn còn nhiều tranh cãi, lí do phổ biến nhất là do nguồn thức ăn của chúng bị suy giảm (các loài động vật ăn cỏ cỡ lớn đấy – thường là Bison Antiquus – Bò rừng cổ đại, Lạc đà Camelops, voi mamut). Thay vào đó là các loài ăn cỏ cỡ nhỏ nhanh nhẹn, bắt đã mệt rồi, ăn lại không được bao nhiêu--- Một nguyên nhân khác là biến đổi khí hậu, hoặc cũng có thể là do cạnh tranh với con người--- Một vài điều thú vị mà bạn chưa biết về con mèo ngoại cỡ này: - Ừ! Đấy cũng là điều đầu tiên đấy! Chúng nó không phải hổ đâu, ừ thì chúng sanh gọi bọn nó là "hổ răng kiếm", nhưng mà kỳ thực chúng nó là "mèo" nha các bạn, tổ tiên của loài mèo hiện đại đấy! Nếu mà bọn nó không tuyệt chủng thì có lẽ Quàng thượng ở nhà đã có cặp ngà lủng lẳng rồi. Ơ--- nhưng đã nói là tuyệt chủng rồi cơ mà! Ừ thì tuyệt chủng, chỉ là chúng vốn đã tách ra thành nhiều nhánh nhỏ và tiến hóa dần thành loài mèo ngày nay, hiển nhiên không phải toàn bộ các nhánh đều tuyệt chủng đâu, chỉ có những loài to lớn như chúng mới không có thức ăn và chỗ trú thôi! Cỡ Quàng thượng thì chui đâu chẳng được! - À về cặp ngà--- à cặp răng của chúng, hai chiếc răng dài đáng kinh ngạc, 30 cm! Đừng tưởng tượng, cũng đừng đi tìm cây thước nào cả! Giơ cái cẳng tay ra, đấy, răng chúng dài bằng đấy! Tuy có vẻ to khoẻ nhưng cặp răng này rất giòn và dễ gãy đấy, thường sẽ bị gãy khi cận chiến, và cũng sẽ không mọc lại đâu. - Hàm rộng quá cỡ: Lũ này có hai hàm mở to đến dị! 120 độ, tương đương một con rắn, rộng gấp đôi một con sư tử cơ! - Chúng cũng thích tấn công từ phía trên, nhất là cành cây thấp, chúng bổ nhào cắm răng vào cổ hoặc sườn con mồi rồi rút răng ra và để con vật đáng thương chảy máu đến chết. - So với lũ mèo hiện đại, như đã nói, thực sự hổ răng kiếm có cấu trúc cơ thể rất vững chãi, rắn rỏi và vạm vỡ, cổ dày, ngực rộng, chân ngắn chắc khoẻ. Nhưng tại sao đến nay chúng lại "teo" thành đám Boss mè nheo như thế kia? Bởi vì cách săn mồi của chúng chủ yếu là rình và vồ mồi, không truy đuổi xa, nên cơ thể chúng dần phát triển theo hướng nhỏ lại để thuận tiện leo trèo và bật nhảy nhanh nhẹn (tuy rằng các Quàng thượng hiện tại hầu như đều béo núc ních, nhiều khi còn chẳng nhúc nhích nổi nói gì đến leo trèo săn mồi---). - Như đã nói thì sự nổi tiếng của chú mèo bự này là không thể chối cãi, logo của đội khúc côn cầu trên băng Nashville Predators vốn dĩ cũng là lấy cảm hứng từ hổ răng kiếm, sau khi răng kiếm của một con hổ răng kiếm đã được tìm thấy gần khu vực của AmSouth Center (Nashville, Tennessee) trong quá trình khai quật. - Trong bộ phim "10.000 BC" (Một vạn năm trước Công Nguyên ), chúng ta thấy trong phim có một con hổ răng kiếm rất lớn, chưa thấy thì xem phim nhé, nó được tạo hình dựa trên con hổ lai giữa hổ và sư tử (hổ sư). Tiếng gầm của nó là hiệu ứng âm thanh kết hợp giữa tiếng gầm của hổ và sư tử đấy!