Vì sao hải ly xây đập? Những điều thú vị về ngôi nhà nhỏ này

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Ngáy zzz, 8 Tháng bảy 2021.

  1. Ngáy zzz Trời đẹp, thích hợp để đi ngủ!

    Bài viết:
    149
    Vì sao hải ly xây đập? Những điều thú vị về "ngôi nhà nhỏ" này

    Hẳn là các bạn đều từng thấy những chú hải ly đắp đập rồi đúng không, dù là trên ti vi, phim ảnh, internet hay ngoài đời thực. Vậy tại sao chúng phải bỏ công xây đập như thế, liệu những con đập này có ích gì, hay có tác hại gì đối với chúng ta và các loài khác hay không? Nhưng trước tiên, ta cùng tìm hiểu đôi nét về những con vật tuy kỳ dị nhưng có chút bí ẩn và đáng yêu này nhé!

    Hải ly là loài vật như thế nào?

    [​IMG]

    Có thể bạn chưa biết, nhiều người coi hải ly là một loài động vật kỳ dị.

    Vùng phân bố:

    Chủ yếu ở những vùng thuộc Liên Xô cũ, Bắc Mỹ, biên giới Tân Cương và Nội Mông (Trung Quốc).

    Ngoại hình:

    Với cái đầu to bè, khuôn mặt phẳng, hình dạng kỳ lạ, miệng thì mọc ra những cái răng cửa nhọn sắc, như trên phim chúng ta vẫn hay xem, chúng có thể cắn đứt cả một khúc gỗ lớn và các vật dụng cứng, thực sự không ngoa khi nói chúng "kỳ dị". Nhưng riêng mình lại thấy chúng khá dễ thương đó chứ, không kể đến hàm răng..

    Tổng quan:

    Hải ly là một loài động vật có vú chủ yếu sống về đêm và là loài sống nửa cạn nửa nước thuộc Họ Hải ly, Bộ Gặm nhấm.

    Hiện tại có hai loài hải ly vẫn còn sinh sống: Hải ly châu Mỹ (đặc hữu ở Bắc Mỹ) và hải ly châu Âu.

    Chúng được biết với biệt tài ngăn đập, đào kênh, xây tổ trong những chiếc đập kiên cố.

    Hải ly cũng là loài gặm nhắm lớn thứ hai trên thế giới đấy! (sau chuột lang nước, các bạn có thể tham khảo bài viết khác của mình về loài này). Thông thường, bầy hải ly xây một hoặc hai đập để tạo thành một nơi nước lặng yên (điều này mình sẽ giải thích ở phần sau: Lý do chúng xây đập để ngăn dòng) và sâu để chống lại các loại thú săn mồi và cũng như để giữ thức ăn và vật liệu xây dựng nổi trên nước, đồng thời cũng là ngôi nhà nhỏ của chúng.


    Đặc tính của hải ly:

    Như đã nói, đặc điểm tự nhiên của hải ly, có thể coi là bản năng của chúng, là xây đập trên các con sông, suối và xây ổ bên trong các vũng nước do đập bao quanh ấy. Chúng cũng rất thông minh trong việc xây kênh đào nhỏ để thả trôi các khúc gỗ lớn, các loại vật liệu mà chúng không kéo đi được trên đất do quá nặng hoặc quá khổ.

    Hàm răng cửa chắc khoẻ và sắc bén, chúng dùng răng cửa để cắt cây, thực vật được chúng dùng để xây đập và để ăn.

    Bạn có biết, hải ly còn có quy ước về "tín hiệu báo động" riêng nữa đấy! Khi gặp đe dọa hay giật mình, một con hải ly đang bơi sẽ lặn nhanh, đồng thời trong lúc đó dùng chiếc đuôi rộng bản của nó quất mạnh vào nước tạo nên tiếng ồn nghe được từ xa, cả bên trên và dưới mặt nước.

    Tiếng ồn này giống như một lời cảnh báo, chính là "tín hiệu" đến các con hải ly khác trong khu vực. Một khi nghe được tín hiệu báo nguy này thì các con hải ly gần đó lặn xuống và không nổi lên trong một khoảng thời gian. Hải ly rất chậm chạp trên đất nhưng là những con vật bơi lội giỏi, có thể lặn dưới nước khoảng 15 phút. Lũ hải ly có thể kỳ dị với vài người nhưng kỳ thực, hiếm khi một con hải ly vì hoảng sợ mà tấn công con người.

    Hải ly không ngủ đông nhưng chúng thường hay tích trữ cây, gỗ dưới nước để ăn trong mùa đông, dù sao thì bên dưới nước, cây cũng có vẻ tươi hơn trên cạn trong mùa đông mà!

    Hải ly liên tục phát triển đến hết vòng đời. Tức là chúng sẽ lớn liên tục đến khi chết đấy! Các con hải ly trưởng thành cân nặng khoảng 25 kg không phải là hiếm. Cũng như đa số các loài khác, hải ly cái thường có kích thước lớn hơn hoặc bằng các con đực cùng lứa. Tuy rằng điều này không phổ biến trong động vật có vú.


    Khu vực sinh sống:

    Hải ly sống chủ yếu ở các vùng đất ven sông lạch, đáy suối .

    Theo quan sát thì các hoạt động của hải ly trong hàng ngàn năm qua tại Bắc bán cầu đã làm cho hệ thống sông nước nơi này lành mạnh và hoạt động rất tốt, mặc dù con người nghĩ rằng loài hải ly làm chỉ đang phá hoại, gây bất lợi cho hệ thống sông nước, bởi họ chỉ quan sát thấy cây bị gãy đổ do sự cắn phá của chúng.

    Hải ly là một loài có tính chất quyết định đối với hệ sinh thái qua việc tạo ra vùng đất ngập nước cho những loài vật khác sử dụng.

    Trở lại với chủ đề của chúng ta, tại sao hải ly lại xây đập?

    Theo nghiên cứu thì nguyên nhân chủ yếu là do chúng không thích tiếng nước chảy liên tục.

    Tuy nhiên, thực sự thì không chỉ có âm thanh nước chảy, bởi các cuộc nghiên cứu dựa trên các hoạt động môi trường sống của hải ly cho thấy chúng có thể bị kích thích bởi một loạt các tác động, như thấy sự chuyển động của nước, tức là chỉ cần "thấy" nước chảy chúng cũng chặn luôn!

    Hai nhà khoa học Wilson (1971) và Richard (1967 - 1980), đã tiến hành hai cuộc thí nghiệm. Hai ông đặt chiếc loa phát ra tiếng nước chảy bên cạnh ổ lũ hải ly, và dẫn một đường ống nước ngang đập của chúng. Trong hai cuộc thí nghiệm, đã chứng minh rằng, lũ hải ly sẽ chất thành đống các vật liệu gần bên một cái loa phát ra âm thanh tiếng nước chảy, nhưng chúng chỉ làm vậy sau một khoảng thời gian khá lâu. Ngoài ra, khi hải ly thấy một ống nước dẫn nước đi qua đập của chúng, dù không biết là do âm thanh hay rung động, họ thấy chúng cũng sẽ chặn đứng dòng nước bằng cách bịt kín ống nước này bằng bùn và cây cỏ. Hai ông quan sát thấy hải ly vẫn sẽ làm như vậy cho dù ống nước kéo dài lên tận phía thượng nguồn vài mét hoặc co dù ống nước nằm ở đáy dòng suối và gần như không sinh ra âm thanh nước chảy. Hải ly thường sửa chữa đập hư và xây nó cao hơn khi âm thanh vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, trong mùa nước nổi, chúng thường để cho nước chảy tự do ngang trên đập của chúng. Kiểu "tao bất lực quá, Sơn Tinh dâng đập mà Thuỷ Tinh mạnh quá! Tao bỏ cuộc, được chưa!"


    Đặc tính của những chiếc đập này:

    Mỗi "ngôi nhà nhỏ" của hải ly lại chia ra làm hai tầng: Tầng trên khô ráo, tuy không hẳn là khô khốc, chỉ là chúng không ngập trong nước thôi, đấy cũng là nơi ở của đại gia đình, tầng dưới ở trong nước, dùng để làm kho, xếp một ít lương thực, vỏ cây hoặc mẩu gỗ. Tầng bên dưới thì thông ra một cái cửa nằm sâu dưới mặt nước 1 m, đề phòng khi mặt nước đóng băng thì cửa hang cũng không bị lấp kín, hoặc khi khô hạn, cái cửa vẫn mở ra ở dưới mặt nước.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Ở những nơi gần sông nước chảy lưu thông, hải ly xây mấy cái đập kiên cố, để khống chế mực nước mà chúng cần. Nguyên liệu đắp đập là cành cây và sỏi đá. Ở những chỗ có kẽ hở, hải ly dùng đuôi đập nát đất bùn rồi trát kín. Chúng không ngừng sửa chữa và củng cố những đập chắn của mình, nên những chiếc đập này thường rất kiên cố, đến mức 5 - 6 người có thể cùng lúc đi qua mà không bị sập. Đôi khi, những đập chắn của hải ly còn dài tới hơn 100 mét.

    [​IMG]

    Và để chắc chắn rằng nước luôn ở đúng mức mà chúng đã xây đập, những con hải ly đã xây một hoặc nhiều đập chắn trên dòng sông, quy hoạch thành "hồ nước nhân tạo" có lợi cho chúng.

    [​IMG]

    Thông thường, nhà của hải ly có hình tròn. Mỗi căn nhà như thế có hai cửa như đã nói, một cái thông lên mặt đất, một cái nối với đoạn đường hầm dưới mặt nước. Như thế sẽ rất thuận tiện cho cuộc sống lưỡng cư của chúng.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...