Vì Sao Ếch, Nhái Lại Kêu To Khi Trời Mưa?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Sưu Tầm, 9 Tháng tư 2020.

  1. Sưu Tầm The Very Important Personal

    Bài viết:
    665
    Giáo sư Đặng Huy Quỳnh, chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam cho biết: Ếch nhái hô hấp bằng da nên rất thích nghi với thời tiết ẩm ướt. Khi trời mưa, độ ẩm trong không khí đặc biệt lớn, hàm lượng hơi nước cũng nhiều. Khi đó, ếch nhái có thể hấp thụ nhiều oxy thông qua lớp da đã bị ướt. Lúc này ếch nhái kêu to là quá trình phấn khích khi cơ thể được giải phóng năng lượng và trở nên khỏe mạnh để săn mồi. Đây là đặc tính đặc biệt của ếch, nhái, tuy nhiên, do ô nhiễm môi trường cũng như sự săn bắt của con người mà đến nay, số ếch nhái có trong tự nhiên rất hiếm.

    [​IMG]

    "Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa". Cóc là một loại thuộc họ hàng ếch nhái và có bộ da sần sùi rất nhạy cảm với độ ẩm không khí. Chúng thường nấp ở nơi cây cối mát mẻ để tránh ánh nắng, và khi trời sắp mưa, độ ẩm tăng lên, chúng sẽ nhảy ra ngoài và kèm theo tiếng kêu nghe như tiếng nghiến răng. Chính vì thế, câu thành ngữ trên đã được ông bà ta xưa quan sát và đúc kết lại.

    Tương tự với cóc, nếu một ngày chúng ta nghe thấy tiếng ộp ộp của ếch càng lúc càng to và kéo dài, thì có nghĩa sắp có một cơn bão hoặc mưa to ập đến.

    Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng ếch nhái kêu mỗi khi trời mưa là tiếng gọi bạn tình để xua đi nỗi cô đơn trong màn mưa của loài ếch. Các cụ thường hay có câu: Nhất trời mưa, nhì buổi trưa. Những trận mưa rào thường vào cuối xuân sau đầu mùa hạ vì đây là thời điểm sinh sản của chúng, vì thế các con đực sẽ cất tiếng kêu ộp ộp liên tục và thậm chí là rất to để gọi bạn tình. Đấy chính là tín hiệu để ếch cái nghe thấy tiếng gọi của "người yêu" sẽ tìm đến để giao phối. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và sẽ lặp lại theo mùa sinh sản.
     
    Last edited by a moderator: 20 Tháng bảy 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...