Vì sao dơi được xếp vào lớp thú? Những sự thật chưa biết về loài dơi

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Ngáy zzz, 8 Tháng mười hai 2021.

  1. Ngáy zzz Trời đẹp, thích hợp để đi ngủ!

    Bài viết:
    148
    Vì sao dơi được xếp vào lớp thú? Những sự thật chưa biết về loài dơi

    Nếu các bạn không quên, thì việc chúng ta đang phải ru rú trong nhà hiện tại là do Covid và dơi được cho là loài mang mầm bệnh này, và không chỉ có Corona, dơi còn mang theo cả dòng họ anh chị em nhà virus, từ virus Hendra, virus Marburg đếnvirus Ebola nữa!

    [​IMG]

    Sao mấy con quái này mang bao nhiêu bệnh mà sống dai thế. Không! Không phải Dracula biến thành đâu! Có nguyên nhân khác đấy. Cùng mình tìm hiểu nhé!

    Mà quay lại chủ đề, các bạn nghĩ động vật có vú bay được là con gì? Không! Không phải cô tiếp viên hàng không! Là dơi đấy! Chủ đề của chúng ta là dơi đấy!

    Thế tại sao bọn chúng được xếp vào lớp thú? Còn "có vú" nữa chứ! Trong khi rõ ràng nó có cánh!

    Ừ thì thú có cánh---

    Và biết bay nữa!

    Ừ thì thú có cánh biết bay! ---


    Tại sao? Tại sao vậy?

    Thật đấy! Dơi là động vật có vú duy nhất có cánh và biết bay. Sở dĩ chúng được xếp vào lớp thú vì:

    [​IMG]

    - Dơi là động vật có vú, đúng ra là tuyến vú, chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa.

    - Dơi có lông mao chứ không phải lông cũ như chim.

    - Dơi giống chim chỉ ở 1 đặc điểm duy nhất thôi: Có cánh! Nhưng "cánh" này thực chất là một lớp da mỏng nối từ thân ra 5 ngón ở chi trước chứ không phải là kiểu chi trước biến thành cánh như lớp chim. Dơi không vỗ toàn bộ chi trước của chúng giống như chim, mà thay vào đó, chúng sẽ vỗ các ngón chân rất dài và được bao phủ bởi một màng mỏng hoặc patagium.

    - Cánh của dơi cũng mỏng hơn nhiều so với cánh chim.


    Những sự thật thú vị về Batman phiên bản dơ dáy và ồn ào:

    Chuyên gia săn mồi cừ khôi đấy!

    Chúng có thể theo dõi con mồi của mình trong một khoảng thời gian rất dài nhưng việc con mồi không di chuyển nhiều sẽ ít nhiều gây khó khăn cho chúng. Dù vậy nhưng loài dơi ở Nam Mỹ vẫn có thể phát hiện ra con mồi, dù chúng nằm bất động, bằng cách, dơi sẽ phát ra tần số sóng liên tục, chỉ mất khoảng 3 giây để có thể phát hiện con mồi từ xa thôi!

    Chúng cũng không thu nhận thông tin các vật xung quanh bằng mùi vị đâu!

    [​IMG]

    Đa số các loài dơi đều không ăn thực vật, vậy làm sao chúng nhận biết được có vật cản trước mặt, đặc biệt là cây cối trong quá trình di chuyển? Như mình đã đề cập, dơi có khả năng định vị bằng sóng siêu âm, thu nhận thông tin sóng phản xạ liên tục từ các vật cản, giúp dơi luôn tìm được đường bay trong bóng tối.

    Ca sĩ Opera phiên bản có cánh và lông!

    Một ca sĩ Soprano chuyên nghiệp cũng chỉ có thể cất tiếng hát ở khoảng tần số 1.76 kHz.

    Còn lũ ma cà rồng này có thể phát ra siêu âm vượt qua cả khả năng nghe của con người (ngưỡng nghe của con người chỉ ở khoảng 20 kHz). Trong mùa sinh sản của mình, siêu âm của dơi có thể dao động trong khoảng 12 - 160 kHz. Tin mình đi! Chói tai cực!

    Sóng âm đó cũng là cách giao tiếp của chúng, thậm chí cả khi bay kiếm ăn đấy!


    Đoàn kết chết hết còn hơn chia rẽ mà chết lẻ tẻ!

    Hầu hết các loài dơi thường không thích ở cố định một chỗ, cũng ít khi di chuyển riêng lẻ, chúng sẽ thường di chuyển theo đàn để tránh kẻ thù. Khi bay trong rừng, dơi sẽ sử dụng bề mặt lá cây để có thể tán xạ và khuếch đại tiếng kêu của chúng, dùng để liên lạc và tìm kiếm đồng minh. Cường độ âm thanh của chúng sau khi khuếch đại có thể lên tới tận 2dB!

    Chị dơi nâu nấu nầu nâu! Chị bay đi đấu về đâu---

    [​IMG]

    Tin hay không thì tuỳ, nhưng lũ dơi thực sự giúp hoa thụ phấn đấy!

    Giống như chị ong nâu nâu và một vài loài chim nhỏ như chim ruồi chảng hạn, dơi cũng được coi là một loài động vật góp phần quan trọng trong việc giúp hoa thụ phấn và phát tán hạt các hạt cây.

    Để làm được việc này, tương tự như ong và chim, chúng di chuyển xung quanh hoa, uống mật hoa, đồng thời vô tình chuyển phấn giữa các cây và phát tán các hạt bám trên lông chúng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, loài dơi có thể giúp thụ phấn cho khoảng 72 loài cây thuốc và nhiều loại cây khác, duy trì sự cân bằng và sự sống bằng cách phát tán hạt và thụ phấn cho hoa đấy!


    Thiên địch của nhiều loài sâu bệnh hại!

    [​IMG]

    Loài dơi được đánh giá là một trong những "cỗ máy" giúp người nông dân diệt trừ lũ côn trùng gây hại. Phần lớn những loài côn trùng như sâu bướm hay bọ cánh cứng đều có hại cho các hoạt động trồng trọt, may mắn thay thức ăn ưa thích của dơi lại chính là các loài côn trùng này. Theo ước tính, loài dơi đã và đang "cứu" hàng chục tỷ USD mỗi năm cho nông dân ở Mỹ, nếu được dùng đúng cách thì kẻ tưởng chừng bất tài vẫn thành tài được đấy thôi!

    Dơi cũng ngủ đông đấy!

    Gấu ngủ đông đã quen mắt rồi, lũ dơi còn "nướng" hơn! Thời gian ngủ đông trung bình của một con dơi thường kéo dài hàng tháng trời, như đã nói, thậm chí có thể còn dài hơn so với thời gian ngủ đông của gấu nữa.

    Khi ngủ đông, hơi thở của dơi sẽ chậm dần cho đến khi nhịp tim của chủng giảm xuống còn 25 nhịp/phút (trung bình nhịp tim của chúng là 400 nhịp/phút). Đồng thời, nhiệt độ cơ thể chúng cũng sẽ hạ thấp để phù hợp với nhiệt độ môi trường xung quanh, đôi khi có thể hạ thấp dưới cả mức đóng băng đấy! Kinh khủng thật!

    Vậy là hết rồi! Nếu có gì cần tìm hiểu thì các bạn cứ comment bên dưới nhé! Mình sẽ chia sẻ hết mình! Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...