Ai cũng biết những giọt nước mắt giúp chúng ta giải phóng áp lực cảm xúc, thế nhưng, câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta lại.. khóc Khóc sẽ giúp tống khứ những cảm xúc không vui * Khóc là gì? Ngay từ khi chào đời, bản năng của trẻ đã biết khóc. Số nước mắt chảy ra trong cả cuộc đời con người có thể lên đến 100 lít. Trước mắt chúng ta luôn có một tấm màn hơi nước mỏng để bảo vệ mắt khỏi bị khô. Nếu giác mạc mắt bị khô, nó sẽ gửi lên não một tín hiệu cảnh báo và tuyến lệ sẽ tiết ra một ít nước. Trong mỗi lần nháy mắt, các tuyến lệ đã tưới ướt cho giác mạc. Thông thường thì những giọt nước này sẽ chảy qua đằng sau mũi. Nhưng khi con người bị xúc động mạnh, các giọt nước chảy ra quá nhanh làm tắc đường thoát sau mũi, do vậy chúng phải chảy qua mắt, đó chính là nước mắt. Có 2 giả thuyết chính cho lý do tại sao ta khóc - tiến sĩ Ad Vingerhoets, giáo sư tâm lý học lâm sàng tại Đại học Tilburg ở Hà Lan đã nghiên cứu về chuyện khóc lóc của con người, trả lời trên tạp chí MSN. Giả thuyết đầu tiên, theo ông, việc rơi nước mắt giúp ta phục hồi sau khi cảm thấy đau khổ về tình cảm. Trong khi mọi người thường hay liên tưởng chuyện khóc với nỗi buồn, thì thực tế là khóc cũng là một trải nghiệm vui vẻ, nghiên cứu cho thấy. Giả thuyết thứ hai, ông Vingerhoets nói, nước mắt là một tín hiệu quan trọng cho người khác. "Chúng tôi tin rằng những giọt nước mắt truyền tải tình trạng không nơi nương tựa, bất lực, và rằng chức năng của những giọt nước mắt là để gợi ý sự giúp đỡ hoặc để ngăn chặn hành vi hung hăng", tiến sĩ Asmir Gračanin, công tác tại Đại học Tilburg, nói. Ông Gračanin nói khóc cũng có thể là một cách để cảnh báo những người khác về "một điều gì đó quan trọng đang bị đe dọa". Não thế nào khi ta khóc? Trong khi chưa được chứng minh, khóc dường như kích thích hệ thần kinh đối giao cảm (PN). Vingerhoets nói PN đóng vai trò lớn trong việc phục hồi và thư giãn. Vì vậy, khóc mang lại cảm giác phấn chấn tinh thần và phục hồi. Nước mắt cũng có thể kích thích việc giải phóng các hóa chất ở não như oxytocin và nội sinh opioid - opioid tự nhiên được sản xuất trong cơ thể, Vingerhoets nói. Theo nhóm của ông Vingerhoets và các đồng nghiệp đang nghiên cứu về chủ đề này, 2 loại hóa chất này sẽ giúp giải thích tại sao mọi thứ dường như nhẹ nhõm hơn sau khi ta khóc. Giống như lá chắn, nước mắt có thể giúp đẩy lùi các cơn đau của những cảm xúc buồn hay mạnh mẽ. Tại sao ta cảm thấy khá hơn ngay sau khi khóc? Một nghiên cứu mới từ nhóm của Gračanin cho thấy những người đã khóc khi xem một bộ phim "siêu buồn" ban đầu cảm thấy tồi tệ hơn, nhưng 90 phút sau khi khóc, tâm trạng của họ đã không chỉ khá trở lại mà còn cảm thấy tốt hơn so với trước khi xem phim. Vingerhoets cho biết thêm, khóc dường như để biểu lộ những điểm thấp nhất của trạng thái cảm xúc buồn. Vì vậy, sau khi khóc, ta sẽ cảm thấy tốt hơn. Khóc là điều tốt? Tâm trạng thay đổi sau khi khóc chịu tác động mạnh bởi các yếu tố xã hội và văn hóa, ông Vingerhoet và các đồng nghiệp đã viết trong một nghiên cứu khác về khóc. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy khóc là đáng xấu hổ hay dấu hiệu của sự yếu đuối, nó sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng tốt hay xấu của bạn sau khi khóc. Khóc cũng phụ thuộc vào một số điều kiện nhất định. Nếu bạn sống ở một quốc gia mà việc thể hiện cảm xúc trước nhiều người là một điều bình thường, như Mỹ chẳn hạn, bạn có khả năng sẽ khóc về nhiều thứ hơn. Nếu bạn sống ở một quốc gia nơi mọi người không thường bộc lộ cảm xúc nhiều ra ngoài, thì có lẽ bạn sẽ không khóc nhiều, ngay cả khi buồn như thế nào. Ví dụ, ở Nhật Bản, có một khoảng thời gian mọi người đều cố gắng không khóc nhiều. Nhưng gần đây ở Nhật Bản, mọi người đang thay đổi suy nghĩ về việc khóc. Sách và phim có nội dung buồn đang trở nên phổ biến. Thậm chí có những câu lạc bộ khóc (crying clubs), nơi mọi người có thể xem những bộ phim buồn với nhau, khóc ngon lành và về nhà với một tậm trang tốt hơn vì đã giải tỏa được những cảm xúc kìm nén. Điều tương tự cũng vậy với các gia đình, nếu mọi người trong nhà bạn thích chia sẽ cảm xúc của họ và không cảm thấy xấu hổ về việc khóc to, cười lớn, la hét hoặc nhảy múa, thì bạn có thể sẽ khóc bất cứ lúc nào bạn cảm thấy tâm trạng. Nhưng nếu những người trong gia đình bạn không thường xuyên thể hiện cảm xúc của họ, thì bạn cũng sẽ học cách giữ cảm xúc của mình vào bên trong và không thể hiện chúng ra ngoài bằng cách khóc. Chúng ta khóc để bộc lộ cảm xúc của mình Có thể thấy qua những ví dụ trên, khóc không phải là một thứ mà chúng ta có thể tự mình làm được. Mà khóc là một cách để chúng ta bộc lộ cảm xúc với người khác. Khi bạn khóc, bố mẹ, thầy cô hoặc bạn bè biết rằng bạn đang có một cảm xúc sâu sắc. Sau đó họ có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn bằng một cái ôm hoặc trò chuyện về cảm xúc của bạn. Vậy tại sao chúng ta khóc? Nói một cách nào đó, cơ thể chúng ta được tạo ra như vậy. Nhưng cũng bởi vì khóc là cách con người thể hiện cảm xúc của họ, và chúng ta học cách bộc lộ cảm xúc theo cùng một cách như vậy. Khóc giúp chúng ta chia sẻ và quan tâm. Và đó là một điều tuyệt vời đúng không nào? Ai cũng từng khóc, nhưng theo "những cách khác nhau" Cá nhân mình, ngay từ nhỏ khi học cấp 1 cấp 2 đã luôn có suy nghĩ trong đầu rằng không nên khóc trước mặt người khác, xấu hổ lắm. Khi lớn lên, cũng có lúc khóc, cũng chỉ khóc một mình, khóc nhưng không còn giữ suy nghĩ như lúc nhỏ mà nghĩ rằng không nên để cảm xúc buồn bã của mình ảnh hưởng đến người thân, gia đình, bạn bè.. Tìm một nơi trống trải, một mình, khóc và tự mình động viên mình, cố lên tôi ơi, khóc một cách "người lớn" hơn một chút. Và giờ đây tôi muốn khóc thật lớn Như chưa lớn bao giờ như ngày thơ Mang theo những ước mơ ôi mộng mơ Đợi chờ với lòng tin ngây thơ Cả một thời thơ ấu mong được lớn Đâu có biết lớn lên chỉ buồn thêm Bao nhiêu những êm đềm tan vào đêm Ôi trái tim vẫn còn yếu mềm Bài hát mình rất thích lúc trước, MUỐN KHÓC THẬT TO.