Tư vấn Về việc chọn ngành đại học

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi hoan0701, 21 Tháng mười một 2020.

  1. hoan0701

    Bài viết:
    18
    Xin chào các bạn, mình có một vấn đề cần mọi người tư vấn. Mình có ước mơ là làm một bác sĩ tâm lý, nhưng gia đình mình lại mong muốn mình trở thành một thông dịch viên. Lý do gia đình mình chọn ngành học này cho mình là học phí khá rẻ, hơn nữa lại có trường đại học gần nhà. Nhưng mình lại không hề thích ngành này cũng không muốn trái ý của ba mẹ. Mình phải làm thế nào đây ạ?
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chào bạn nhé. Mình thấy câu hỏi của bạn khá thú vị nên mình cũng xin phép được chia sẻ vài lời

    Bản thân mình cũng rất mong muốn trở thành bác sĩ tâm lý, đơn giản bởi vì mình rất thích giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, và chính mình cũng được rất nhiều bạn cảm kích vì sự tư vấn nhiệt tình của mình. Vì vậy, việc bạn mong muốn trở thành bác sĩ tâm lý thì không có gì sai, thậm chí đây là một nghề rất đáng quý. Tuy nhiên, trước khu bạn quyết định xem mình có nên tiếp tục theo đuổi hay không, bạn cần phải hiểu một vài điều như sau:

    1. Ngành này ở VN không hề phát triển, nếu không muốn nói là không có chỗ đứng quan trọng. Nếu bạn xác định học nghề này rồi ra các nước phát triển hành nghề thì việc bạn lựa chọn theo học sẽ rất tốt cho chính bản thân bạn, vì ở các nước này họ cực kỳ trọng dụng các bác sĩ tâm lý. Tuy nhiên, ở VN thì điều đó lại đi ngược lại hoàn toàn. Chính vì lối sống khác người nên khi mắc bệnh về tâm lý, họ cũng sẽ không bao giờ đi khám, trừ khi bệnh đã nặng tới mức độ trầm cảm hoặc tự kỷ, mà những trường hợp này thì lại cực kỳ khó chữa.

    2. Điều quan trọng nhất mà mỗi bác sĩ tâm lý khi hành nghề phải có đó là sự tận tâm trong việc lắng nghe, thấu hiểu bệnh nhân để từ đó đưa ra lời khuyên phù hợp. Việc này đồng nghĩa với việc cần sự nghiên túc khi học và thực hành, vì đôi khi chính các bác sĩ tâm lý cũng mắc bệnh tâm lý mà tự mình không chữa được khi theo ngành này, nên bạn cần cân nhắc

    Còn về phần bố mẹ bạn, nếu bạn không thích ngành đó thì bạn có thể chọn ngành khác, riêng đối với việc chọn làm bác sĩ tâm lý thì bạn cần cân nhắc thật kỹ, vì bản thân mình bây giờ dù không theo học ngành này nhưng vẫn tiếp tục dành thời gian lắng nghe và tư vấn cho mọi người xung quanh lúc họ cần.

    Nói thật, nếu bạn làm ở VN thì mình nghĩ là, bạn chỉ nên xem việc tư vấn tâm lý như nghề tay trái thôi. Ở đời vẫn rất nhiều người học nhiều văn bằng để có thể hành nhiều nghề khác nhau mà. Chứ nếu chọn làm theo học bác sĩ tâm lý thì từ lúc ra trường cho đến lúc về già bạn sẽ phải sống chật vật đấy

    À, nếu muốn chơi game tâm lý thử khả năng của mình tới đâu thì bạn có thể ghé qua đây nha

    Link ở đây: Nhé Game Show - Ai là nhà tâm lý tài ba? (hãy thử tài tư vấn tâm lý ở đây nè)

    Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình
     
    CaoSG thích bài này.
  4. hoan0701

    Bài viết:
    18
    Cảm ơn sự chia sẻ của bạn, mình sẽ suy nghĩ thật kỹ
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  5. thuanthienmonchu

    Bài viết:
    14
    Ngành gì mà phải đắn đo?

    Tuổi thơ bạn thích chơi trò gì hơn?

    Khuynh hướng lĩnh vực nguồn cơn.

    Sẽ là tự rõ, còn hơn hỏi quàng.

    Hay nghe hướng nghiệp lan man.

    Theo nghề ý thích, sẽ càng tốt hơn!

    Gia đình chối bỏ, chớ sờn!

    Nghề là cho bạn, chớ lờn, lung lay!

    Cha mẹ bạn thích gì đây?

    Chắc là khoe mẽ, đứa này con tui!
     
    CaoSG, Zest169hoan0701 thích bài này.
  6. Pickle không chua I am a simp because of your eye and smile.

    Bài viết:
    66
    Ngành tâm lý học ở VN theo tôi nghĩ còn tùy bạn chọn theo mảng nào, dù nói là ngành không phát triểu nhưng vẫn có bác sĩ với chuyên gia tâm lý trong nước thôi, nghề dù kén nhưng vẫn phải có người làm, rồi thì mới từ từ phát triểu, như bạn tôi nó vẫn phải định kì đi kiểm tra tâm lý. Tôi nghĩ bạn cần nhiều thông tin hơn để chắc chắn, chỉ có nắm rõ thứ mình muốn, điều mình nên làm thì mới cảm thấy rõ bản thân muốn gì.

    Tâm lý học nó có rất nhiều mảng và tôi không rành lắm ở VN, nhưng như ở mỹ, nếu chỉ kết thúc bốn năm đại học, bạn chỉ có thể làm cố vấn trong môi trường trường học hoặc làm giáo viên, hoàn toàn không thể bước xa đến môi trường y cho đến khi bạn học ở học vị bác sĩ, tức mười năm rồi còn có thể phải thêm thực tập như bác sĩ thực thụ. Hoặc bạn đi tâm lý học tội phạm hay mấy mảng khác thời gian với lượng kiến thức thực tập cũng khác nhau, tôi không rõ, mỗi mảng sẽ lại được học những thứ khác nhau.

    Còn về thông dịch viên, không phải mang ý xấu, nhưng nếu bản thân không muốn học, không hứng thú hoặc không có năng khiếu ở ngôn ngữ, điều đó cũng khó cho bạn, vả lại còn quan trọng là bạn học ngôn ngữ nào, tính ứng dụng ra sao, liệu bạn có chấp nhận khởi đầu khó khăn (nghề nào cũng khởi đầu khó khăn, tôi nghĩ vậy). Như tiếng anh, mỗi một nghề lại có một mảng từ vựng riêng, còn tùy bạn làm thông dịch viên cho cái gì nữa kìa. Tôi đang học tiếp pháp và tôi đã có vài khoảnh khắc tự hỏi sao mình chọn nó (rảnh rỗi sinh nông nỗi, và học rồi mới biết, theo ý tôi.. ngôn ngữ pháp cũng không có quyến rũ như lời đồn. TỔ cha mấy đứa đồn. Bạn cùng phòng tôi học tiếng Trung, nhìn thì ngầu, nói nghe thì thích mà thấy bài tập của mẻ thì tôi cũng bó tay, chữ cái như múa đầy đầu). Nhưng vốn tôi muốn biết thêm một thứ tiếng, hoặc là để dịch thuật, hoặc làm thông dịch nhưng mà học rồi mới thấy nuốt khó vô (tại tôi không thật sự chuyên tâm học), nhưng vẫn muốn học, ít nhất có thể đọc, có thể nghe để nếu họ có nói xấu, tôi còn hiểu hehe

    Tôi đang học chuyên sinh, tôi không thích thú gì nó đâu, tôi thích vẽ kìa, tôi muốn học kiến trúc, nhưng dòng đời đưa đẩy (vô vàn lý do) tôi vào cái trường mà nó không có kiến trúc, mà chỉ có môn sinh khiến tôi cảm thấy là có thể tiếp thu được nên tôi cứ lấy nó thôi mà nước đi này của tôi nguyên dòng họ ai cũng không đỡ nổi. Tôi có thử lấy hai lớp tâm lý và tôi ăn nó không vô, nhưng lại có thể dùng cho cuộc sống hằng ngày chỉ đơn giản để giải thích mấy thứ đơn giản này nọ. Tôi thấy cũng bất ngờ lắm, cũng tính học tiếp bởi tôi ứng ụng được nó và nó vốn là minor của tôi, cho đến khi tôi đọc tới spychopath thì thôi, buông tay nhau từ đây, vậy đó, có nhiều lý do, hoặc là rõ từ trước khi bắt đầu, hoặc là đã bắt đầu mới thấy bản thân không thích hợp (Chỉ mong là không quá muộn cho trường hợp thứ hai)

    Tôi cũng đã nghĩ, làm một nghề có nhiều tiền, sao đó dùng số tiền đó, chi trả cho bản thân để học thứ mình thích, vậy đó. Nếu đam mê có thể giúp bạn kiếm tiền trang trải cuộc sống, thì nên tiếp tục. Tôi chỉ hy vọng là mình còn hơi mà học thôi). Nói nhiều không bằng tóm gọn, tìm hiểu kĩ thông tin đi bạn, để khỏi bị bỡ ngỡ, nếu bạn vạch rõ cụ thể với gia đình kế hoạch hoặc ảnh hưởng môn học này nọ, biết đâu ba mẹ bạn lại đổi ý thì sao?
     
    Zest169 thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng mười một 2020
  7. MD Nguyen

    Bài viết:
    13
    Dù là ngành nào thì vẫn phải dựa vào chính bản thân mình, cho nên hãy nổ lực vì cái mà mình thật sự mong muốn e nhé, chúc e thành công!
     
  8. Võ Chung Phương Thùy Whisper

    Bài viết:
    454
    Theo mình thì điều gì mà bản thân thích thì mình sẽ thực hiện tốt hơn điều bị ép buộc rất nhiều. Mình nghĩ bạn nên tiếp tục theo đuổi ước mơ bạn mong muốn, vào đại học chọn ngành bản thân yêu thích. Như vậy thì cho dù sau này bạn thành công hay không may mắn gì đó thì đó cũng chính bản thân bạn lựa chọn. Còn nếu bạn chủ muốn làm ba mẹ vui mà chọn ngành bản thân không hề thích thì đại học của bạn sẽ không được thỏa mái và nó sẽ có cảm giác thiếu mất thứ gì đó. Bây giờ thì bạn hãy chứng minh cho ba mẹ thấy quyết tâm và sự đam mê của bạn đối với ngành học đó.

    Mong là ý kiến của mình có thể giúp được bạn!

    Chúc bạn thành công trên con đường bạn chọn nhé!
     
  9. Tuyettuyetlanlan

    Bài viết:
    300
    Nghề nghiệp không chỉ theo bạn 4 năm đại học mà còn theo bạn cả đời. Hãy suy nghĩ thật kỹ bạn có thật sự yêu thích và phù hợp ngành tâm lý không. Cuộc sống luôn hiện thực không phải lúc nào cũng muốn là được. Nhưng cũng không phải hoàn toàn bê bết quá đâu. Vậy nên đừng lo lắng mà hãy tìm cách thuyết phục cha mẹ bạn rằng bạn thích ngành tâm lý hơn và bạn có thể gắn bó với nó cả đời. Hãy tìm hiểu rõ ràng những việc mà bạn có thể làm khi ra trường, mức lương cơ bản của bạn là bao nhiêu. Cha mẹ bạn nếu sẵn sàng chấp nhận thay vì cố gắng của bạn vậy là bạn đã có khả năng trong lĩnh vực tâm lý rồi đấy. Chúc bạn có 1 lựa chọn chính xác
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...