Về quê ăn tết chứ

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi Khu vườn nhỏ, 22 Tháng hai 2021.

  1. Khu vườn nhỏ

    Bài viết:
    0
    Ngồi ngắm những đám mây lơ đễnh trên bầu trời, với chiếc võng đu tạm bợ treo lửng lơ ở cành xoài vươn rộng trước cửa nhà, chỉ nhớ thoang thoảng về những nhộn nhạo, ồn ào mà cái thân nhỏ bé của mình đã nhìn thấy..

    Một đêm cồn cào với ao ước được về nhà..

    Phòng ký túc xá có 6 cô bạn cùng 1 cái tên chỉ vì được sắp phòng theo danh sách chữ cái.

    "Ôi trời! Các trường khác nghỉ rồi, nghỉ rồi mà, trời ơi, dịch vậy mà không nghỉ là sao, có nghỉ không, có nghỉ không vậy trời!" - cô bạn ở Thanh Hóa ấy mỗi chuyến về nhà đều xa, thật xa, thật mệt mỏi còn tốn kém lắm nhưng "nhà" thì ai cũng có khao khát về thôi

    Đơn giản: Chúng tôi là sinh viên năm nhất!

    "Ừ đấy, về, về, muốn về lắm rồi, dịch kìa, ở Hà Nội mà đóng cửa thì sao mà về, ăn tết ở đây thì khóc cạn nước mắt mất" - quê ở Nghệ An thì con đường về nhà còn xa hơn nữa, nửa năm rồi, nói chuyện với bố mẹ chỉ qua điện thoại, cô bạn ấy nhớ về ngôi nhà của mình thì đều là hình ảnh, những hình ảnh của nửa năm trước rồi còn gì, sẽ chẳng đổi thay gì đâu, nhưng lạ vẫn có cái lạ hơn trước.

    "Đây là nỗi trăn trở của anh chị khóa trước trong đợt dịch trước hả, trời ơi, nhưng trường mình bất tử đấy, lần trước không có gì cả, Sư phạm bỏ mạng chứ không bỏ học đâu, có phải mỗi mình đâu, bỏ học là thất học học bao thế hệ đấy, vậy chứ nhưng vẫn muốn về, về nhà, còn ăn tết chứ". Trời lúc đó cũng đêm rồi, mà cũng hay ghê, phòng ký túc bọn tôi cách âm thật tốt, kêu trời là vậy nhưng phòng bên làm gì bọn tôi đâu biết, phòng tôi gào thét, phòng bên cũng chẳng mấy khi nghe tiếng. Vừa đùa, vừa trêu nhưng mong về thì đứa nào cũng vậy, chỉ trong lòng cứ nôn nóng, nôn nóng chỉ mong nghe tin giấy báo nghỉ. Đêm ấy cô bạn Thanh Hóa của bọn tôi dọn đồ rồi, chỉ kiên quyết với một ý định thôi "trường không cho về tao cũng về, phải về chứ, về còn ăn tết"

    Sáng hôm sau rồi, bọn tôi vẫn lên giảng đường, mọi người cũng đều đi, chỉ là đeo khẩu trang hết rồi, ai cũng vậy, những cô, cậu bạn mọi hôm hay phát biểu, đeo khẩu trang vào, nhìn cũng thật lạ mắt, chắc tại mình chỉ biết, không quen, thật khó để nhớ mặt của họ. Vẫn tiếng chuông báo hết giờ, ký túc xá bọn tôi trong trường, nghỉ trưa chỉ hơn tiểng, có khi chỉ vỏn vẹn 1 tiếng, nhưng ký túc gần mà, về đó còn nghỉ chứ, được chút cũng tốt hơn không mà, nghỉ chiều vẫn lên giảng đường thôi.

    Nhưng trưa hôm ấy thì khác rồi, tôi vẫn mua cơm, vẫn xách lên phòng mình, chỉ là gặp bao nhiêu con người đi ngược lại, họ xách cả túi nữa, tay kéo cả vali, họ chọn về rồi, hình như là bất chấp, về quê chứ sao, ăn tết là sum họp còn gì.

    Còn phòng tôi, chiều tối rồi, cô bạn Thanh Hóa ấy chỉ mạnh mồm, đi học mà sao dám bỏ chứ, vậy là cũng chẳng dám về. Chỉ là ở lại thì làm gì, học cũng chẳng vào, còn đâu tâm chỉ nhỉ. Thôi thì ăn vậy, bọn tôi chọn lẩu. Gọi là 1 bữa ăn lén hoành tráng chứ, ký túc xá bọn tôi đâu có được nấu ăn, chỉ là sinh viên mà, bọn tôi vẫn góp tiền mua mấy cái nồi nấu mì tôm, nó như ấm siêu tốc vậy cũng chỉ có 2 nấc, tắt với bật. Nhưng cũng cho bọn tôi một bữa lẩu đúng nghĩa.

    "Ơ! Rửa rau nào!"

    "Cho gói lẩu vào luôn đi!"

    "Cà chua, cà chua, cho vô luôn chứ nhở!"

    "Ôi! Quên nước ngọt rồi! Nào nước màu trắng hay đen đây? Pepsi hay cooka?"

    "Ủa hai cái cùng màu mà sao hỏi đen với trắng!"

    "Hahha à quên, 7 up nhá 7up, 7up"

    "Thôi! Ăn đê! Ăn đê nào"

    "1 2 3 yooh"

    Xong rồi dọn dẹp thôi, ăn no rồi, vừa vui là vậy, nhưng muốn về nhà, tâm trạng lại trùng xuống rồi.

    Nói ký túc bọn tôi cách âm, nhưng ầm quá, chắc phải cả tòa nhà mất, thi nhau hét thì phải, cái gì đến cũng sẽ đến, đến lượt phòng tôi hét rồi. Điếc tai quá, nhưng tôi cũng hét cơ mà. Bọn tôi được nghỉ rồi.

    Lại một đêm nữa không ngủ.

    Bọn tôi hẹn nhau về lúc 5h sáng.

    * * * Tết là đoàn viên..

    Ký túc xá bọn tôi còn những người ở lại, họ không muốn, nhưng cũng lựa chọn như bao người khác, vì phòng dịch, mong họ luôn vui vẻ, và mong dịch thật sớm qua đi.

    HẾT.
     
    THG NguyenDung Ngọc Phạm thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...