Văn mẫu: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 27 Tháng mười 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường nghĩ đến hình tượng bông sen tỏa hương thơm ngát vươn lên trong bùn lầy, nhớ đến tà áo dài thướt tha đi liền với chiếc nón lá duyên dáng. Chiếc nón lá chiếc nón lá đã là người bạn thuỷ chung và góp phần làm nên giá trị văn hóa tinh thần lâu đời của người Việt Nam. Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, cách ngày nay khoảng 2500 đến 3000 nămt rước công nguyên. Từ xa xưa do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng và mưa nhiều, tổ tiên ta đã biết sáng chế ra chiếc nón lá. Dưới đây là dàn ý và bài văn mẫu đề tập làm văn: Thuyết minh về nón lá Việt Nam

    [​IMG]

    1. Dàn ý

    a. Mở bài

    Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

    - Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường nghĩ đến hình tượng bông sen tỏa hương thơm ngát vươn lên trong bùn lầy, nhớ đến tà áo dài thướt tha đi liền với chiếc nón lá duyên dáng.

    - Chiếc nón lá chiếc nón lá đã là người bạn thuỷ chung và góp phần làm nên giá trị văn hóa tinh thần lâu đời của người Việt Nam.

    b. Thân bài

    *Nguồn gốc

    - Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, cách ngày nay khoảng 2500 đến 3000 năm trước công nguyên.

    - Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch. Bởi thế, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam qua nhiều chuyện cổ tích, truyền thuyết trong các cuộc chiến đấu giữ nước.

    * Hình dáng, chất liệu, màu sắc:

    - Nón lá có hình chóp nhọn, sườn phẳng, có khung bằng 16 vành tre chuốt nhỏ, mỏng, có màu trắng.

    * Cách làm nón:

    - Sơ chế lá:

    +Chiếc nón lá được làm chủ yếu từ lá dừa hoặc lá cọ.

    +Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm.

    +Người ta cắt lá về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.

    +Người thợ phải xử lý lá thật kĩ càng để lá đạt đến một độ dẻo dai nhất định phục vụ quá trình đan khâu.

    - Tạo khung nón:

    + Chọn chất liệu làm khung nón, thường khung nón được làm bằng tre, trúc. Người thợ sẽ tỉ mỉ chuốt từng nan tre, trúc thành những chiếc nan rất nhỏ

    +Sau đó họ sẽ uốn cong từng nan tre đấy thành từng vòng tròn có đường kính nhỏ dần để tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn và dùng một sợi chỉ thật chắc chắn để buộc cố định lại.

    +Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40 cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều từ 3 cm đến 5cm để làm khung nón.

    - Chằm nón

    +Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau.

    +Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi ni long mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.

    - Trang trí nón:

    + Quét dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.

    + dùng chỉ đôi kết đối xứng 2 bên để buộc quai.

    - Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng

    * Công dụng, ý nghĩa

    + Che nắng, che mưa

    + Xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật,

    + Hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt.

    +Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam..

    *Cách sử dụng, bảo quản

    c. Kết bài:

    Khẳng định giá trị của chiếc nón lá với người Việt Nam.

    [​IMG]

    2. Văn mẫu

    Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

    Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường nghĩ đến hình tượng bông sen tỏa hương thơm ngát vươn lên trong bùn lầy, nhớ đến tà áo dài thướt tha đi liền với chiếc nón lá duyên dáng. Chiếc nón lá chiếc nón lá đã là người bạn thuỷ chung và góp phần làm nên giá trị văn hóa tinh thần lâu đời của người Việt Nam.

    Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, cách ngày nay khoảng 2500 đến 3000 nămt rước công nguyên. Từ xa xưa do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng và mưa nhiều, tổ tiên ta đã biết sáng chế ra chiếc nón lá. Nó được lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu che nắng che mưa. Dần dần chiếc nón lá đã hiện diện như một vật dụng cần thiết trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch. Bởi thế, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam qua nhiều chuyện cổ tích, truyền thuyết trong các cuộc chiến đấu giữ nước.

    Về hình dáng, nón lá có hình chóp nhọn, sườn phẳng, có khung bằng 16 vành tre chuốt nhỏ, mỏng, có màu trắng.

    Ở nước ta, nón lá được làm chủ yếu bằng nghề thủ công. Để làm nên một chiếc nón hoàn chính và đẹp đẽ, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn, khéo léo từ khâu chọn lá, sấy lá, phơi sương, là lá, chọn chỉ cước nhỏ, khuôn, độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ.

    Chiếc nón lá được làm chủ yếu từ lá dừa hoặc lá cọ. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Người ta cắt lá về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2 đến 4 tiếng để lá vừa mềm vừa phẳng. Người thợ phải xử lý lá thật kĩ càng để lá đạt đến một độ dẻo dai nhất định phục vụ quá trình đan khâu.

    Sau bước chọn lá, người thợ tiến hành chọn chất liệu làm khung nón, thường khung nón được làm bằng tre, trúc. Người thợ sẽ tỉ mỉ chuốt từng nan tre, trúc thành những chiếc nan rất nhỏ (to hơn chiếc tăm một chút), có thể uốn cong tròn đều và có chiều dài to nhỏ khác nhau. Sau đó họ sẽ uốn cong từng nan tre đấy thành từng vòng tròn có đường kính nhỏ dần để tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn và dùng một sợi chỉ thật chắc chắn để buộc cố định lại. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40 cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều từ 3 cm đến 5 cm để làm khung nón. Rồi người thợ đặt các vòng tròn theo kích cỡ vào khuôn nón. Sau đó, họ sẽ trải lá, thường trải hai lớp lá. Mỗi lớp lá gồm khoảng 20 chiếc lá.

    Khi đã tạo khung và xếp lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi ni long mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt. Các lá nón không được xộc xệch, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp. Sau đó người thợ phủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...