Văn hóa của dân tộc Tày

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi shintran, 29 Tháng tám 2021.

  1. shintran sao nhỉ một ngày mưa chiếc bánh ngọt ly trà nóng

    Bài viết:
    7
    Việt Nam một đất nước với nhiều anh em dân tộc, mỗi dân tộc lại mang một bản sắc văn hóa dân tộc riêng biệt và đặc trưng của mình. Tạo nên sự đa dạng cho bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Và trong 54 dân tộc ấy, có một dân tộc mang nét đẹp và văn hóa truyền thống mà em thấy đẹp và thú vị nhất đó chính là của "dân tộc Tày"

    Dân tộc Tày có tên gọi khác là Thổ, Pa dí, Ngạn, Phèn, Thu Lào đây là dân tộc lớn thứ hai so với dân tộc Kinh. Theo dòng lịch sử có thể thấy được người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể là từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Với dân số được thống kê vào năm 2009 thì dân số của dân tộc này là 1.626.392 người. Người dân tập trung các vùng như Lạng Sơn, Cao bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Dak Lak, Gia Lai vvv nơi tập trung người dân cư trú đông nhất chính là Lạng Sơn với tổng số 259.532 người chiếm tới 35.4% dân số toàn tỉnh và 31, 5% tổng số người Tày tại Việt Nam (theo năm 2009). Cũng như một số dân tộc khác tại Việt Nam người Tày là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nước từ lâu đời, họ biết thâm canh và áp dụng rộng tãi các biện pháp thủy lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai.. Vì địa bàn cư trú của người Tày chủ yếu là những vùng núi phía Tây Bắc của đất nước nên họ đã tạo nên nét đẹp trong nông nghiệp của mình bởi những bậc ruộng bậc thang mang những điểm nhấn không chỉ thú vị mà mang một nét đẹp mà khó mà tìm thấy ở một nơi nào khác.

    Ngoài trồng lúa nước ra người Tày còn trồng lúa khô, các cây ăn quả.. chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm với hình thức thả rông một cách phổ biến. Những ngành thủ công được gia đình chú ý nổi tiếng nhất chính là nghề dệt thổ cẩm với nguyên liệu chính là dệt vải là bông, sau khi thu hoạch đem về nhặt sạch mà phơi khô. Múi bông khi tách ra đem ép thành con để kéo sợi. Với sự tỉ mỉ của mình kéo những sợi chỉ đều đẹp và mịn. Hoa văn 20 loại khác nhau, người Tày chú trọng ở kỹ thuật phối màu như hoa lê, mận, đào, mai.. và muôn thú trong rừng. Với những dụng cụ hoàn toàn bằng những tre, gỗ thô sơ mà chính người dân đây tạo ra, những hoa văn đều được ghi nhớ, khắc sâu trong đầu mà của các nghệ nhan và không tuân theo bất kỳ một khuôn mẫu nào khác. Chính vì vậy thổ cẩm của người Tày mang một nét đẹp riêng mà không có một dân tộc nào có được.

    Nhà ở truyền thống của người Tày là nhà sàn, nhà sàn của họ thường hướng về đông nam, hoặc hướng nam ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Trước nhà có không gian thông thoáng với tầm nhìn xa. Nhà có bông sườn làm theo kiểu vì kèo 4, 5, 6 hoặc 7 hàng cột. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói tranh hoặc lá cọ. Tường nhà thường là ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa. Người Tày sống định cư quây quần thành từng bản khảong 15 đến 20 hộ. Kiến trúc nhà sàn truyền thống của người dân tộc Tàu mang một nét đẹp và tiện ích riêng, phục vụ thiết thực cho đời sống của người dân. Trường tồn qua bao năm tháng mà không bị hao mogn, đay là một lại hình di sản văn hóa quý báo được để lại mà cần quan tâm lưu giữ và phát huy.

    Trang phục của người Tày nhìn thường khá đơn giản không cầu khì như với một số dân tộc khác như Dao, Mông. Từ trang phục nam và nữ đều được làm bằng vải chàm thơm và nồng. Với trang phục nam, vào thời xưa họ đàn ông mặc áo dài chờm qua đầu gối, áo cổ tròn, rộng vửa khổ người, tay áo dài đến cổ tay, khuya nách bên phải, bên trong là một chiếc áo cách màu xanh hoặc tối. Mùa đông họ mặc thêm áo cánh cho người ấm. Với thanh niên thì mặc một chiếc quần vải chàm ống rộng tầm người dài đến chấm gót chân, quần thắt dải rút ngang hông. Họ có một chiếc khăn quấn trên đầu, nhưng theo năm tháng thì bỏ dần, đôi giày vải và những loại thô sơ cũng được thay bằng các loại khác. Trang phục nữ thuộc loại áo dài xé tà, vạt áo tha thướt trùm đền khoea chân, tay áo và thân áo bó vừa người, cổ áo tròn cao khoảng 1 cm. Cài khuy đồng ỏe bên nách phải, quần vải chàm được các chị em tự khuâu lấy, quần rộng vừa tầm người, có thắt dải rút khi mặc, bên trong tà óa có chiếc áo cánh màu trắng. Quần áo không trang trí một nét hoa văn nào, có thể thấy đây là một mét khác biệt so với nhiều dân tộc khác. Trên đầu vấn tốc ngang bên ngoài trùm khăn vuông góc mỏ quạ. Trang sức chỉ có những là làm từ bạc và đồng như khuyên tai, kiềng, lắc tay, xà tích.. Tùy trang phục của người Tày được xem là một trong những bộ trang phục đơn giản nhất của 54 dân tộc anh em, tùy dơn gian nhưng có ý nghĩa với họ và tỏa nên một nét đẹp mà không có một dân tộc nào có thể thay đổi được

    Ta có thể thấy thầy Mo là người am hiểu tập quán dân tộc nhất và cũng có địa vị cao nhất trong xã hội. Theo phong tục truyền thống, hầu hết người Tày kết hôn trong cùng dòng họ. Gia đình người Tày theo chế độ gia đình hạt nhân, phụ hệ, một vợ một chồng. Thanh niên nam nữ được tự do tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân. Thế nhưng, có đi đến hôn nhân hay không lại do hai gia đình quyết định. Hôn lễ truyền thống của người Tày được tiến hành qua các nghi thức: Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu, thể hiện bản sắc văn hóa của một tộc người. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng. Gia đình người Tày thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà.

    Người Tày quan niệm, người chết linh hồn tiếp tục sống ở thế giới bên kia. Nếu người chết bất đắc kỳ tử thì người Tày làm lán quàn quan tài, làm ma chôn tại chỗ. Trẻ em chết thì bó chiếu chôn rất xa nhà. Người già chết thì làm ma trên sân nhà ở. Khi bố mẹ qua đời, người con trai cả đeo dao, mang một gói muối đi mời thầy tào đến cúng làm đám tang. Người con đeo dao suốt những ngày diễn ra tang lễ. Hàng năm, người Tày chỉ đi tảo mộ người chết vào tết Thanh Minh (ngày 3/3 âm lịch) và chỉ cúng tổ tiên vào ngày rằm, mồng một, ngày Tết như cúng các thần linh khác.

    Ẩm thực củ người Tày với cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, do đó, nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày là phong phú và đa dạng, những sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh. Một số món ăn nổi tiếng là: Thịt trâu xào măng chua, thịt lợn chua, cá ruộng ướp chua; canh cá lá chua và tất cả các loại quả chua như khế, sấu, trám, tai chua.. ; xôi trứng kiến, xôi ngũ sắc, măng chua, nhộng ong đất, khâu nhục, lạp xưởng, thịt lợn hong khô, trám đen, cơm lam, lợn vịt quay, coóng phù (trôi tàu). Mà ở đây có những món ăn mà nếu có một cơ hội đến không nên bỏ đó chính là "Bánh giò" đây là món án không thể thiếu trong bộ sưu tập âm thực dân tộc Tày họ chế niếm nămhf một số loại cây như sấu, tầm gửi vvv trồi lấy loại gạo nếp hạt to tròn ngâm một đêm rồi đeo cho ráo nước mà gói bằng lá dong. Đen đun phơi cho ráo nước. Bánh mang đến hương vị thanh máy dịu ngọt của gạo nếp hòa quyện với là dong. Một mòn án mà từ người già đến trẻ đều khó lòng mà bỏ qua được.

    Tiếp đến là loại xôi ngũ sắc loại sôi có 5 màu tượng trưng cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, hổ. Với nguyên liệu tạo màu hoàn toàn bằng những loại cây như nghệ, gừng, lá sau, lá cây đỏ. Các loại lá cay rừng để nấu thành món xôi ngũ sắc mang một vị thơm đặc trưng của người dân hơn nữa còn có thể chữa một số bệnh liên quan đến đường ruột. Ngoài ra có lẽ không ai không biết đến món thịt trâu khô, người ta đem từng tảng thịt to đi chế biến cho chín rồi tẩm gia vị và đem phơi khô. Có thể thấ đây là một trong những đặc trung không thể thiếu khi nói đến ẩm thực của dân tộc Tày, Những món ăn này không chỉ ẩn chứa giá trị về mặt dinh dưỡng mà hàm chứa trong đó là cả một giá trị văn hóa lớn lao.

    Văn hóa dân gian là một thứ không thể thiếu đối với một dân tộc và đối với dân tộc Tày cũng thể. Người tày có tục thờ Cho Ma – hin, trước của chính có gia đình đều đặt một con chó với hiều tư thế khác nhau, có thể nhận thấy đây là một nét đặc trưng rất dễ nhận thấy khi đặt chân còa bất kỳ vật lạ nào của người Tày. Chó đá tiếng Tày là Ma – hin mà một ý nghĩa quan trọng đối với đời sống. Mỗi gia đình khi xây nhà sẽ mời thầy Mo đến cúng xem tuổi, chọn ngày đục đẽo và rước chó đá về nhà với quan niệm trước nhà là để coi quản cỏi âm, môi khi chó sủa ma quỷ sẽ không dám tới gầ, với phong thủy xấu thì chó đá lại trở nên càng cần thiết, với niềm tin mang tính tuyệt đối chó vào vai trò của chó đá, người ta rất coi trọng vào những rằm và mùng 1 hàng tháng người ta thường thắp 1 nén hướng, vào lễ tất niên sẽ tắm bằng lá nuổi cho chó đá với ý nghĩa sau một năm lao động vất vả tắm rửa sạch sẽ để chào đón một năm mới, loại bỏ những vận đen. Au khi đã tắm rửa sạch sẽ, chó đá sẽ được gia chủ quan cho một chiếc khăn đỏ quanh cổ. Có lẽ quàng một chiếc khăn cũng như mặc một chiếc áo mới cho chó đá, trong một sự tôn vinh của người Tày. Tỏ lòng biết ơn, nó đã đem lại sự may mắn cho gia đình trong năm qua.

    Người dân tộc Tày được biết đến với điệu hát then truyền thống, mang đậm dấu ấn người dân tộc Tày ở nước ta.

    Hát then theo tiếng đồng báo dân tộc là "thiên" tức là trời vì vậy theo ngôn ngữ dân tộc chính là điệu hát theo được gọi là điệu hát thần tiên, là một loại hình nghệ thuật mang màu sắc tín ngưỡng thuật ljai cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin một điều gì đó. Hát then gắn bó sâu sắc với đời sống tinh thần và tâm linh của đồng bào dân tộc bởi nó xuất phát từ tín ngưỡng về một thế giới thần bí, nơi có những nhân vật và sức mạnh diệu kỳ như Bụt, Giàng, Trời.. Chỉ có những ông Then, bà Then mới có đủ sức mạnh và bản lĩnh cũng như khả năng đến được thế giới đó.

    Bên cạnh hát Then, người dân tộc Tày còn nổi tiếng với nhiều điệu hát truyền thống khác như Hát leu, dây là thể loại hát dân ca chỉ dành cho người chưa vợ và chưa có chồng. Tuy nhiên vì sức hấp dẫn của loại hình dân ca này, những người có vợ có chồng thậm chí là những người lớn tuổi đều có thể hát. Hát Ieu là hình thức đối đáp của một nam một nữ, hoặc một tốp nam nữ tình cờ gặp nhau, ở lễ hội, ở chợ, hay tình cờ trên đường đi làm nương rẫy. Hát ieu không chỉ là thức sinh hoạt văn hóa, mà còn là chức năng trao đổi tình cảm lứa đôi và là một nét đẹp trong phong tục tập quán của người Tày. Bởi vậy hat ieu còn được ví von như làn điệu quan họ giao duyên của người Tày. Hát ieu có nhiều làn điệu khác với những làn điệu hát khác của người Tày, từ nội dung đến trình tự bài hát, những cách thức tổ chức. Ví dụ hát Then là dân ca được truyền từ xưa, lời bài hát đều đã theo khuôn mẫu nhất định. Còn ieu là lời hát đối đáp chỉ xuất hiện theo sự ngẫu hứng, một bên ra lời hát còn bên kia phải hát đối đáp lại sao cho hợp lý và thuyết phục. Sao vậy, Ở hát ieu biên độ sáng tạo, những khẩu rộng rãi hơn so với các thời đại khác. Người tham gia hát phải thật thông minh, nhanh nhạy và có tài ứng biến. Hát Ieu giao duyên, còn gắn kết nhiều cặp trai gái nên nghĩa vợ chồng. Và có lúc, hát ieu còn thay lời muốn nói để bày tỏ tâm trạng nỗi lòng của mình. Có những lúc, hát ieu diễn ra tại nhà sàn những lúc có khách đến chơi. 5 loại hát ieu được xem như các cung bậc trong nghệ thuật của người Tày.

    Có thể thấy lễ hội Lồng Tồng là một nét văn hóa đặc trừng của người dân tộc Tày. Lồng tồng (còn là lồng tông theo tiếng Tày, Nùng, hay lồng tộng theo tiếng Dao; Lùng tùng, theo tiếng Nùng), có nghĩa là "xuống đồng". Được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch hằng năm Cũng như người Việt, từ xa xưa, đồng bào miền núi phía Bắc, nhất là các dân tộc Tày, Nùng đã sinh sống gắn bó với thiên nhiên, với bản làng, núi đồi, ruộng đồng và nương rẫy nên các phong tục, tập quán của họ luôn mang đậm nét văn hóa truyền thống. Lễ hội Lồng tông được người dân nơi đây coi là lễ hội quan trọng bậc nhất, gắn liền với nông nghiệp trồng trọt, được tổ chức hàng năm nhằm gửi gắm những mong ước của con người. Phần nghi lễ chủ yếu là cúng tế trời đất và thần linh với mục đích là tạ ơn thần thánh làm cho mùa màng bội thu.

    Việc tổ chức Lễ hội Lồng tồng mang nhiều yếu tố của tín ngưỡng phồn thực, sự sinh sôi, nảy nở với một khát vọng cầu cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, năm mới làm ăn thuận lợi. Do lễ hội mang tính chất cộng đồng Trong phần lễ Lồng tồng, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm gà, thịt lợn, trứng luộc, hai cặp bánh chưng, một cặp bánh chưng Tày (bánh trưng gói dài giống bánh tét Nam bộ), các loại bánh dày, bánh khảo, chè lam, thể hiện sự đảm đang, khéo léo của phụ nữ Tày trong việc nội trợ, nấu nướng.. trên mỗi mâm lễ đều có chiếc bánh hình bông hoa nhiều màu sắc và hai đôi quả còn được làm bằng vải có nhiều tua rua mầu sắc sặc sỡ cùng hạt giống các loại. Mâm lễ vật của bản được lựa chọn kĩ lưỡng, phải to hơn, nhiều hơn, trang trí đẹp hơn với các mâm lễ của các gia đình và nhất thiết phải có thủ lợn. Các mâm lễ được xếp thẳng hàng, người chủ lễ (thường là thày Tào, hoặc thày Mo), gọi là "pú mo". "Pú mo" đứng trước mâm lễ của bản khấn tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ cho dân bản. Trong khi đó dân bản thắp hương, rót rượu.. sau lời khấn tạ ơn, "pú mo" tiếp tục khấn cầu mưa, một người phụ lễ đội một chậu nước đứng bên cạnh, nhiều người khác cầm tàu lá cọ đi từ nơi cúng tế về cuối bãi đất. Khấn xong, "pú mo" vẩy nước ra xung quanh, ngụ ý là trời ban mưa, dân bản xúm lại, ai cũng muốn hứng lấy những giọt nước tượng trưng cho may mắn ấy. Vảy nước xong, "pú mo" lại lấy hạt giống từ các mâm lễ vãi ra xung quanh, dân bản lấy hạt giống ấy trộn với hạt giống nhà mình chọn gieo cấy.

    Phần lễ kết thúc, cũng là lúc diễn ra phần hội; mở đầu là hội Tung còn. Đây là hoạt động đông vui nhất, thu hút nhiều người tham gia nhất. Trên sân người ta đã dựng sẵn trên bãi rộng một cây nêu bằng cây mai thẳng, cao chừng 15-20m, ngọn uốn thành vòng tròn, lấy giấy hồng dán kín vòng tròn và vẽ lên một hồng tâm, hai mặt đề chữ Nhật - Nguyệt, tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Quả còn được khâu sẵn từ trước, có nhiều múi, mỗi múi một màu và có tua ngũ sắc, bên trong được nhồi cát và các loại hạt giống lúa, ngô, đậu.. trò chơi tung còn đòi hỏi cả sức khỏe và sự khéo léo, những quả còn được các nam thanh nữ tú thi nhau ném lên vòng tròn trên ngọn cây nêu. Đó là hai biểu tượng đặc trưng của âm và dương, cái gốc của vũ trụ và vạn vật. Khi quả còn xuyên thủng hồng tâm của vòng tròn, là âm dương đã giao hòa, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu và ai ném trúng hồng tâm đầu tiên sẽ được trao giải thưởng, được coi là điềm may mắn trong cả năm, được thần linh phù hộ.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...