Vấn đề bất cập hoặc tình huống thực tế trong quản lý nhà nước về nhà ở

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gill, 18 Tháng chín 2021.

  1. Gill

    Bài viết:
    6,256
    Vấn đề bất cập hoặc tình huống thực tế trong quản lý nhà nước về nhà ở.

    Học phần: Quản lý nhà nước về đô thị

    - Vấn đề bất cập trong quản lý nhà nước về nhà ở hiện nay là: tranh chấp, khiếu kiện về nhà đất .

    - Tình hình tranh chấp, khiếu kiện về đất đai vẫn diễn biến phức tạp, gay gắt, kéo dài, tập trung vào lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng phát triển các khu đô thị (chiếm gần 70% tổng số vụ khiếu nại, tố cáo), trong đó chủ yếu là khiếu nại về giá đất bồi thường. Về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (chiếm 20%) ; về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chiếm 10%). Quá trình đô thị hóa đang và sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, sự gia tăng dân số ngày càng gây thêm áp lực lên quỹ đất hạn hẹp. Đây là nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nhà ở ở nước ta hiện nay.

    - Nguyên nhân của vấn đề bất cập trên là do:

    + Chính sách, pháp luật về đất đai trong thời gian dài không được hoàn thiện đồng bộ, thiếu cụ thể và nhất quán:

    Văn bản pháp luật vừa thừa, vừa thiếu lại không đồng bộ, nhất quán giữa các lĩnh vực liên quan đến khiếu nại, tranh chấp đất đai, đền bù giải tỏa; có một số văn bản pháp luật quy định không phù hợp thực tế, giá cả được đền bù quá thấp, không đủ cho người dân làm nhà lại.

    Việc chính sách, pháp luật về đất đai thường xuyên thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử, thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn với pháp luật về dân sự, pháp luật về khiếu nại, tố cáo tạo ra bất cập, nhất là trong chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, dẫn đến tình trạng khó phân định thẩm quyền giải quyết; một số địa phương chất lượng giải quyết các vụ, việc chưa cao dẫn đến tình trạng khiếu nại không có điểm dừng, không rõ trách nhiệm cuối cùng thuộc về cơ quan nào.

    + Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập:

    Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của người sử dụng đất đã được pháp luật công nhận, dẫn tới nhấn mạnh quyền thu hồi đất của Nhà nước, tạo vốn từ quỹ đất mà chưa quan tâm đầy đủ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, đặc biệt là trong việc định giá đất bồi thường, xử lý mối tương quan giữa giá đất thu hồi với giá đất tái định cư (thu hồi giá quá thấp, giao lại giá cao).

    Chưa chú ý những vấn đề xã hội nảy sinh sau khi thu hồi đất, dẫn tới không bảo đảm điều kiện tái định cư, không có phương án tích cực về giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với nông dân không còn hoặc còn ít đất sản xuất hoặc những người không còn việc làm như nơi ở cũ.

    + Bất cập trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về nhà đất:

    Cán bộ được phân công giải quyết khiếu nại về đất đai không làm hết trách nhiệm được giao, kiến thức pháp luật chưa toàn diện, không đi sâu nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến đất đai và giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai, tinh thần làm việc có việc, có lúc còn chưa cao, chưa đi sát cơ sở và đi sâu tìm hiểu nội dung từng vụ việc cụ thể, nên dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết, hoặc giải quyết không đúng pháp luật, dẫn đến bức xúc trong xã hội.

    Công tác thanh tra chưa được thực hiện thường xuyên, còn thiếu tính chủ động, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Việc xử lý sau thanh tra của các cấp, các ngành chưa kiên quyết, triệt để, kịp thời làm hạn chế hiệu quả hoạt động thanh tra.

    Sự hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, nên việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân của họ không phù hợp, cũng gây khó khăn cho công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai.

    - Một số phương án giúp nâng cao hiệu quả xử lý tranh chấp, khiếu kiện nhà đất trong quản lý nhà ở đô thị hiện nay là:

    + Sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn, thời hiệu giải quyết khiếu kiện tranh chấp đất đai, bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa Luật đất đai, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tố tụng hành chính, Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan. Cần khẩn trương hướng dẫn Luật đất đai bảo đảm cụ thể, khả thi.

    + Nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, giảm bớt tranh chấp, khiếu kiện tiếp về đất đai.

    + Sớm hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Hoàn thiện hệ thống điều tra, đánh giá tài nguyên đất, số lượng, chất lượng, tiềm năng và môi trường đất, bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin, tư liệu, dữ liệu về đất đai phục vụ cho việc hoạch định chính sách và ban hành quyết định của cơ quan nhà nước trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

    + Đẩy mạnh thanh tra trách nhiệm việc giải quyết khiếu kiện của các ngành các cấp, thực hiện phương châm giải quyết các tranh chấp hành chính từ cơ sở tránh vượt cấp lên Trung ương.

    - Phương án được lựa chọn: Nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, giảm bớt tranh chấp, khiếu kiện tiếp về đất đai.

    Thực tế hiện nay, hiệu quả của giải quyết tranh chấp, khiếu kiện đất đai theo báo cáo luôn đạt tỷ lệ cao nhưng số vụ việc tranh chấp, khiếu kiện về đất đai luôn tăng. Điều này cho thấy chất lượng và hiệu quả giải quyết khiếu nại còn chưa "bền vững" hay nói cách khác chất lượng giải quyết không cao. Chúng ta cần tập trung xử lý những đơn thư tồn đọng và hạn chế phát sinh đơn thư khiếu kiện, tranh chấp mới.

    Thực hiện tốt phương án trên giúp phần nào chấm dứt tình trạng vụ việc khiếu nại đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nhưng nó không được chấm dứt mà người khiếu nại tiếp tục khiếu nại đến cấp cao hơn.

    Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong xử lý tranh chấp, khiếu kiện về đất đai.

    Tỷ lệ tiếp tục khiếu kiện các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện về đất đai "đã được giải quyết" sẽ giảm xuống một tỷ lệ nhất định.

    Thể hiện khả năng thuyết phục người khiếu kiện, tranh chấp chấp nhận phương án giải quyết của cơ quan nhà nước.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...