I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Xuân Diệu < SGK/21> 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: - Nằm trong tập "Thơ thơ, tập thơ đầu tay, ngay khi ra đời đã gây được tiếng vang - Nội dung chính: + Thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt + Thể hiện quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống b. Bố cục: - Phần 1: 13 câu đầu: Thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của Xuân Diệu - Phần 2: 16 câu tiếp: Quan niệm về thời gian - Phần 3: 10 câu còn lại: Giải pháp tận hưởng cuộc đời trước dòng thời gian trôi chảy c. Giá trị nội dung: - Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. d. Giá trị nghệ thuật: - Sự đan xen giữa cảm xúc nồng nàn với triết luận sâu sắc. (tình yêu cuộc sống với quan niệm về thời gian). - Giọng điệu say mê, sôi nổi. - Thể thơ tự do, ngôn từ mới mẻ, hình ảnh sáng tạo. II. Đọc hiểu: 1. Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết :(13 câu đầu) a. Khát vọng trước thiên nhiên: " Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi " - Nghệ thuật: + Điệp cấu trúc" tôi muốn, cho "điệp từ" đừng: Như một lời cầu xin khẩn thiết + Nghệ thuật phóng đại, động từ mạnh: Tắt nắng, buộc gió -> Ước muốn táo bạo. + Phép ẩn dụ: Màu, hương -> Hương sắc của cuộc đời => Tác dụng: Nhấn mạnh khao khát cháy bỏng, tha thiết, ý muốn táo bạo, muốn tước đoạt quyền của tạo hóa: Được "tắt nắng", "buộc gió" để giữ màu cho cuộc sống, giữ hương cho đời, lưu giữ mãi khoảnh khắc đẹp nhất của thiên nhiên hiện tại. b. Cảm nhận của thi nhân trước thiên đường trên mặt đất: "Của ong bướmnày đây tuần tháng một Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây là của cành tơ phơ phất; Của yến anhnày đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa," - Phó từ xác định mối quan hệ ngữ pháp gắn kết giữa đoạn 1 và 2 - Điệp ngữ + liệt kê: Thể hiện niềm hân hoan trước vẻ đẹp thiên nhiên đất trời của người thi sĩ. - Bức tranh xuân tình: + Thời gian: Tuần tháng mật -> thời điểm rực rỡ, đẹp nhất của thiên nhiên. - Cảnh vật: Ong bướm, hoa của đồng nội, lá của cành tơ, yến anh, khúc tình, ánh sáng, thần Vui. - Cảnh vật có đôi lứa, quấn quýt và tràn đầy hạnh phúc, tình ý. => Với Xuân Diệu, niềm yêu đời khiến nhà thơ cảm thấy cuộc đời trần thế nồng nàn say đắm như tuần trăng mật của lứa đôi với thời gian và không gian tuyệt mĩ, tràn ngập màu sắc của sức sống. => Xuân Diệu làm hiện lên cả một vườn xuân đầy màu sắc, đầy sức sống, tươi non, mơn mởn như một thiên đường tại mặt đất. "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;" - So sánh nhân hóa: Cặp môi gần (cụ thể) - Tháng giêng (trừu tượng) Vẻ đẹp của con người - Vẻ đẹp của thiên nhiên - "Ngon" : Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác. => so sánh mới mẻ, độc đáo và táo bạo gợi cảm giác ái ân hạnh phúc, có thể cảm nhận, hưởng thụ mùa xuân rõ nét, cụ thể hơn. => Quan niệm về cái đẹp: Con người trong độ xuân là chuẩn mực của cái đẹp. "Tôi sung sướng . Nhưngvội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân" - Cách ngắt nhịp 3/5, dấu chấm đặt giữa dòng thơ (độc đáo của thơ mới) => Tâm trạng sững sờ của nhà thơ khi nhận ra sự trớ trêu của thời gian. - "Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân" : Cách nói ẩn dụ cho thái độ dứt khoát lựa chọn cách sống vội, sống tận hưởng. 2. Nỗi băn khoăn và quan niệm sống của thi nhân trước thời gian chảy trôi :(16 câu tiếp) a. Quan niệm về thời gian và tuổi trẻ: "Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất" - Điệp từ + Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: "Xuân" - Điệp cấu trúc "A nghĩa là B" : Cách định nghĩa cụ thể, thẳng thắn - Nhịp thơ tuôn trào như dòng chảy thời gian. - Cách sử dụng từ ngữ đối lập trong cùng một dòng thơ => Bước đi của thời gian cả trong quá khứ, hiện tại, lẫn tương lai => Mùa xuân không đơn thuần chỉ là thời gian mà là ẩn dụ cho tuổi xuân cho trời xuân của con người. "Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài thời trẻ của nhân gian. Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả trời đất" - Giọng u hoài, ưu tư - Cách nói phủ định thẳng thắn, quyết liệt - Phản đối quan niệm người xưa, khẳng định triết lí thời gian tuyến tính. - Bộc lộ tâm trạng: Tiếc cả trời đất b. Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ: - Thiên nhiên: + Năm tháng.. chia phôi + Gió.. hờn + Sông núi.. tiễn biệt. + Chim.. sợ -> Thiên nhiên đã được nhân hóa, ẩn dụ nhuốm màu sắc chia ly. - Tâm trạng nhà thơ: + Điệp cấu trúc: "Phải chăng? + Từ cảm thán, nhịp thơ đứt đoạn 3/1/4 + Giọng thơ gấp gáp, giận hờn * Đặc sắc nghệ thuật: - Điệp từ nghĩa là - Kết cấu: Nói làm chi.. nếu: ; còn.. nhưng chẳng còn;.. nên.. ; - Điệp ngữ - Câu hỏi tu từ: Phải chăng: - > Định nghĩa mang tính khẳng định tính tất yếu qui luật của thiên nhiên. - Giọng thơ chì chiết, giận hờn, tranh biện - Nghệ thuật nhân hóa. - Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác 3. Lời giục giã sống vội để tận hưởng cuộc sống và tận hiến (10 câu cuối) " Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết máy đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hồn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hời xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi. " - Điệp cấu trúc" Ta muốn ", điệp từ" và "," cho " - Động từ mạnh, tăng tiến: Ôm - riết- say- thâu- cắn - Nhịp thơ, tiết tấu nhanh, gấp gáp, vội vã - Giọng điệu sôi nổi, khẩn trương, dồn dập => Bộc lộ niềm khao khát và sự vỡ òa cảm xúc không thể kìm nén của thi nhân khi tìm được triết lí sống cho mình. - Các hình ảnh: Sự sống mơn mởn, mây đưa- gió lượn, cánh bướm- tình yêu, cái hôn, non nước, cây, cỏ rạng.. => Liệt kê một loạt các hình ảnh cụ thể thẻ hiện sự phong phú, đa dạng, tràn đầy hương thơm và ánh sáng của cuộc sống. => Khơi gợi niềm khao khát tận hưởng cuộc sống. - Câu thơ cuối đã thể hiện cảm xúc của thi nhân: +" Cắn ": Trạng thái cảm xúc sung sướng tột đỉnh của tình yêu. + Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:" Xuân hồng "(trừu tượng) -" cắn"(cụ thể, hữu hình) giúp biến cái trừu tượng thành cái cụ thể để nhà thơ được thể hiện những cung bậc cảm xúc tột đỉnh của chính mình. III. Tổng kết HẾT! Nguồn tổng hợp từ Vừng ơi và Bài giảng cô Thúy Nhàn (VietJack THPT Official)