[văn 11] Soạn văn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền của Huy - Gô

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cam Thuong, 6 Tháng mười hai 2021.

  1. Cam Thuong My name is Cẩm Thương :)

    Bài viết:
    92
    NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Trích "Những người khốn khổ") V. HUY - GO

    I. Tác giả:

    1. Cuộc đời

    - Vich - to Huy - gô (Victor Hugo, 1802 – 1885) là một trong những khổng lồ văn chương của nhân loại, nhà nhân văn sáng ngời, là tấm gương tranh đấu không biết mệt mỏi cho nền tự do, dân chủ của nhân loại tiến bộ.

    - Ngoài thơ, kịch, tiểu thuyết, ông còn để lại hơn 2000 bức tranh và nhiều tác phẩm khảo cứu, tùy bút khác. Tài năng của Huy - gô tập trung nhất ở thơ. Những người khốn khổ được xem là pho tiểu thuyết vĩ đại nhất trong sự nghiệp sáng tạo của Huy - gô.

    - Được mệnh danh "thần đồng thi ca", mười lăm tuổi, Huy - gô được trao tặng giải thưởng thơ của Viện Hàn lâm – Tài năng thi ca đã mang lại cho ông chiếc ghế ở Viện Hàn lâm vào 1841 và năm năm sau ông trở thành Nguyên lão nghị viện.

    - Bố Huy - gô là một sĩ quan cao cấp dưới thời Na - pô - lê - ông đệ nhất. Mẹ Huy - gô xuất thân từ tầng lớp bình dân.

    - Năm 1851, Na - pô - lê - ông đệ tam lên cầm quyền, ban hành những chính sách phản lại quyền lợi người lao động. Huy - gô cực lực chỉ trích ông ta, rồi ra nước ngoài sống lưu vong gần hai mươi năm trời trên các hòn đảo ngoài khơi nước Anh.

    – Đế chế II sụp đổ 1870, Huy - gô trở về Pháp. Huy - gô mất ngày 22 tháng 5 năm 1885. Thi hài ông được đưa vào diện Păng - tê - ông.

    2. Sự nghiệp

    – Vào những năm 1820, Huy - gô tham gia nhóm nhà văn lãng mạn và trở thành thủ lĩnh của trào lưu này. Thời gian này ông cho xuất bản các tập thơ Đoản thi và tạp thi (1822), Đoản thi và Ba - lat (1826), Về phương Đông (1829)..

    – Thời kì sống lưu vong, Huy - gô đạt đến đỉnh cao trong phong độ sáng tác. Các tập thơ Trừng phạt (1853), Chiêm ngưỡng (1856), Truyền kì các thời đại (1859), Khúc hát phố phường và đồng nội (1865).. nối tiếp nhau ra đời. Bên cạnh đó, Huy - gô đã hoàn thành pho tiểu thuyết bất hủ: Những người khốn khổ (1861). Tiếp đó là Những người lao động trên biển (1866), Thằng cười (1869).

    3. Phong cách

    - Là nhà văn lãng mạn bậc thầy, Huy - gô luôn hướng đến cái cao cả

    – Ông luôn tạo ra phản đề bóng tối – ánh sáng.

    - Kết thúc tác phẩm của Huy - gô thường có hậu, toát lên cái nhìn nhân đạo khoan dung với con người, cuộc đời.

    II. Tác phẩm "Những người khốn khổ" 1. Xuất xứ

    - Những người khốn khổ được chia làm năm phần: Phăng - tin, Cô - dét, Ma ri uýt, Tình ca phố Pơ - luy - mê và anh hùng phố Xanh Đơ - ni, Giăng Van - giăng

    - Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền năm cuối phần thứ nhất

    2. Cốt truyện

    - Giăng Van - giăng là nông dân nghèo làm nghề xén cây, sống cùng chị gái và bảy cháu. Một ngày mùa đông, đàn cháu đói lả, Giăng ăn cắp chiếc bánh mì cho cháu. Giăng bị bắt và tòa án tuyên phạt năm năm khổ sai. Sau bốn lần vượt ngục không thành, án tù của Giăng tăng lên mười chín năm.

    - Ra tù, Giăng đổi khác. Từ một người hiền lành, anh trở nên cay nghiệt với cuộc đời. Nhưng vốn là người cầu tiến nên trong tù anh đã theo học các lớp văn hóa do nhà tù tổ chức.

    – Với tấm giấy thông hành màu vàng, đi đến đâu Giăng cũng bị mọi người xua đuổi. Đói khát, mệt nhọc, Giăng lê chân vào nhà Đức giám mục Mi - ri - en. Anh được đón tiếp tử tế nhưng gần sáng anh đánh cắp bộ đồ ăn bằng bạc rồi ra đi.

    - Anh bị lính sen đầm bắt giải trả về nhà Mi - ri - en. Cụ Mi - ri - en bảo là chính tay cụ tặng Giăng bộ đồ ăn. Để chứng minh điều đó, cụ cầm luôn đôi chân đèn bằng bạc trên bàn thờ Chúa trao cho Giăng kèm theo lời khuyên, hãy làm người lương thiện.

    - Rời nhà linh mục Mi - ri - en ra đi, Giăng đã vô tình đoạt đồng hào của chú bé Giéc - ve. Vì lẽ đó mà Giăng lại bị Gia - ve, thanh tra mật thảm, tiếp tục theo dõi, lùng bắt.

    – Tại thị trấn nọ, có một đám cháy xảy ra ở tòa thị chính. Hai đứa con của cảnh sát trưởng bị kẹt trong đó. Bỗng xuất hiện một người lạ mặt to khoẻ xông vào đám cháy cứu hai đứa trẻ. Người ấy xưng tên là Ma - đơ - len. Nhờ tài làm ăn tháo vát, Ma - đơ - len dần trở nên giàu có và được bầu làm Thị trưởng. Ma - đơ len luôn làm việc thiện nên dân chúng rất yêu quý ông. - Trong xưởng của Ma - đơ - len, có chị thợ Phăng - tin. Chị này do có con hoang nên bị mụ giám thị đuổi việc. Để có tiền nuôi con, Phăng - tin phải bán tóc, bán răng và sau phải đi làm điếm.

    - Do bị một gã công từ trêu đùa, chị phản ứng lại và bị Gia ve bắt giam. Ma-đơ -len hiểu rõ sự tình nên bắt Gia-ve thả Phăng-tin ra. Phăng - tin bị bệnh. Ma-đơ - len đưa chị đến bệnh viện chạy chữa.

    - Tại thị trấn bên cạnh, có người bị bắt oan vì giống Giăng Van - giăng, Ma-đơ-len tức Giăng-van-giang thật, ra tòa để cứu ngưòi kia. Gia-ve tìm đến bệnh viện. Bên giường bệnh Phăng - tin, Gia - ve thể hiện uy quyền của mình. Phăng- tin bị sốc và chết. Giăng Van giăng trấn áp Gia - ve để nói lời từ biệt và hứa với Phăng-tin rằng mình sẽ thay Phăng-tin chăm sóc Cô-dét

    - Giăng Van - giăng bị nhốt vào tù nhưng đã vượt ngục thoát tìm đến nhà Tê-nác- đi- ê chuộc Cô-dét rồi trốn tránh nuôi dạy Cô-dét nên người

    - Cô-dét lớn lên xinh đẹp và yêu Ma- ri- Uýt, một chiến sĩ cộng hòa. Cuộc khởi nghĩa 1832 nổ ra, Giăng Van - giăng lên chiến luỹ tha cho Gia - ve rồi cõng Ma - ri - uýt bị thương nặng trốn ra cống ngầm Pa - ri. Khi hai người gặp Gia - ve, Gia - ve lại tha không bắt Giảng Van - giăng. Vì hành động đó nên Gia - ve đã tự sát.

    - Ma - ri - uýt cuới Cô - dét. Hai người sống hạnh phúc. Giăng Van - giăng chết trong vòng tay yêu dấu của đôi vợ chồng trẻ.

    3. Người khôi phục uy quyền

    - Văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền có bốn nhân vật.

    - Họ là Phăng - tin, Gia - ve, Giăng Van - giăng và bà xơ Xem - plít.

    - Cả Gia - ve lẫn Giăng Van - giăng đều là người khôi phục uy quyền.

    - Bởi vì trước đây Gia - ve từng theo dõi người tù khổ sai Giăng Van - giăng nhưng mất hút dấu vết. Sau đó, Gia - ve phục vụ dưới quyền của thị trưởng Ma - đơ - len (tức Giăng Van - giăng). Sau khi Ma - đơ - len ra tòa tự thú để cứu Săng - ma chi - ơ - người có dung mạo giống mình, thì Ma - đơ - len trở lại con người thật là Giăng- Van - giăng. Vậy nên, Gia - ve khôi phục uy quyền trước Giăng -Van - giăng và tiến hành bắt ông

    - Song ta vẫn có thể xem Giăng Van - giăng khôi phục uy quyền trước Gia ve. Sự khôi phục uy quyền của Giăng Van - giăng phù hợp hơn với nội dung đoạn trích. Gia - ve hống hách muốn bắt Giăng Van - giăng. Sự hống hách của hắn đã giết chết Phăng - tin. Trước tình thế đó, từ địa vị của một tội nhân, Giăng- Van - giăng trấn áp Gia - ve lùi lại để ngỏ lời vĩnh biệt với người phụ nữ xấu số. Giăng Van - giăng đã khôi phục lại uy quyền.

    – Do tính chất cả hai cùng khôi phục uy quyền nên văn bản có độ kịch tính rất cao. Thông qua tính kịch này, phẩm chất, tính cách nhân vật đều lộ rõ. Ta sẽ biết uy quyền thuộc về ai và vì sao người đó có uy quyền.

    4. Đặc điểm người kể chuyện

    - Văn bản được kể từ ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mặt và có khoảng cách từ người kể đến nhân vật. Thế nhưng khoảng cách đó có lúc bị vi phạm, theo hai cách:

    + Thứ nhất, người kể gửi điểm nhìn sang Phăng - tin và kể lại diễn biến xung đột giữa Gia - ve và Giăng Van giăng theo cái nhìn của Phăng - tin. Điểm nhìn trần thuật nương theo điểm nhìn của Phăng - tin để trực tiếp theo dõi những gì đang diễn ra. Vì vậy, động tác và ngôn ngữ của Gia - ve lẫn Giăng Van giăng thật sống động trước mắt độc giả.

    + Thứ hai, khoảng cách tự sự tiếp tục bị vi phạm (và điều này thường xuyên xảy ra với Huy - gô) là khi người kể trực tiếp nhảy vào tác phẩm nêu câu hỏi hộ độc giả (hoặc hộ một nhân vật nào đó trong truyện) : "Ông nói gì với chị? Người đàn ông bị ruồng bỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết?" - Ngoài ngôn từ đối thoại, Huy - gô còn sử dụng biện pháp nghệ thuật kết hợp lời miêu tả động thái với lời bình luận để khắc họa chân dung nhân vật - Cụ thể: "Giăng Van - giăng tay vẫn cầm thanh sắt, từ từ tiến đến bên giường Phăng - tin. Đến nơi, ông quay lại nói với Gia - ve, bằng một giọng có ý mới nghe rõ: – Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này." Sự thật là Gia - ve run sợ ".

    - Hai câu đầu là lời miêu tả hành động Giăng Van - giăng của người kể, câu tiếp đó là lời nói (đối thoại) của Giăng Van - giăng, câu cuối cùng là lời bình luận của người kể. Huy - gô trong văn bản, cùng lúc sử dụng nhiều kiểu ngôn từ. Nhờ đó, lối kể của ông sinh động, hấp dẫn.

    5. Nhân vật Gia - ve

    Trong mắt Phăng - tin, Gia - ve mang" bộ mặt gớm ghiếc. Bộ mặt ấy khiến "chị như chết lịm đi". Cái nhìn "như cái móc sắt" của Gia - ve được Phăng - tin cảm nhận "đã thấy nó đi thấu vào đến tận xương tủy".

    – Sự xuất hiện của Gia - ve tại bệnh xá đồng nghĩa với việc gieo rắc nỗi kinh hoàng chết chóc.

    - Tiếng cười của Gia - ve là "tiếng cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng

    – Giọng nói của Gia - ve thì hách dịch:" Ai nói với ta thì phải nói to

    - Ánh mắt của Gia - ve nhìn "trừng trừng".

    – Hành động của Gia - ve là hành động côn đổ: "Túm lấy cổ áo và cà vạt của Giăng-Van - giăng".

    - Gia - ve không chỉ là kẻ bất lương (vô cớ tống Phăng - tin vào tù) mà đích thị là kẻ giết người. Y là tác nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Phăng - tin.

    6. Nhân vật Phăng - tin

    - Để có tiền nuôi Cô-dét sau khi bị đuổi việc, Phăng - tin đã phải bán tóc, bán răng rồi bán cả thân mình để lấy tiền nuôi con.

    - Khi Phăng - tin bị gã tư sản Ba - ma - ba - toa độc ác trêu trọc, chị đã phản ứng và gây ra xô xát, Gia - ve tống Phăng - tin vào tù vì lí do chỉ có người làm điếm thì mới phạm tội, kẻ giàu sang thì không thể phạm tội với cô điếm kia được

    - Trong văn bản, Gia - ve hai lần nhục mạ hành động cao thượng của Phăng - tin. Một lần hắn gọi Phăng - tin là "con đỉ" lần khác là"lũ gái điếm

    - Gia - ve không biết xót thương cho thân phận cơ hàn của những người dưới đáy xã hội. Hắn không hề bận tâm đến nguyên nhân Phăng - tin phải rơi vào thảm cảnh. Chỗ bấu víu cuối cùng của Phăng tin lúc này là Giăng Van giăng. Nhưng Giăng Van - giăng lại là nạn nhân trong tay Gia - ve.

    - Việc Gia - ve nói oang oang cho Phăng - tin biết rằng Cô - dét vẫn chưa được tìm về đã khiến Phăng - tin tuyệt vọng vì không gặp được con. Phăng - tin bị sốc mà chết.
     
  2. Đôi dép mùa tết mùa bập bùng bên bánh trưng :))

    Bài viết:
    35
    Hay lém ^^
     
    Diệp Minh Châu, Cam ThuongJenny QwQ thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười hai 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...