[văn 11] Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cam Thuong, 2 Tháng mười hai 2021.

  1. Cam Thuong My name is Cẩm Thương :)

    Bài viết:
    92
    [​IMG]

    Nam Cao rất nổi tiếng với những tác phẩm truyện, những tác phẩm nổi tiếng được nhiều người biết đến là Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Nửa đêm, Mua danh, Một đám cưới.. . Tác phẩm của ông gắn liền với hình tượng những con người chất phác, chân thật gần gũi với đời sống hàng ngày. Ông đã xây được nhiều hình tượng nhân vật mang đậm dấu ấn riêng, trong đó hình tượng Chí Phèo là một nhân vật điển hình cho con người và số phận người nông dân, đã để lại nhiều ấn tượng cho đọc giả.

    Kể từ khi Chí Phèo lên những bước chân ngật ngưỡng trên cõi đời thì sức ám ảnh của nhân vật này quả không hề nguôi giảm trong lòng người đọc. Chí là một người nông dân chất phác hiền lành khi vừa trưởng thành. Ước vọng sống chân chính của Chí lúc này là một cuộc sống bình dị của một anh canh điển chồng làm thuê vợ cuốc mướn, một ước vọng rất đỗi bình thường của một con người bình thường. Thế nhưng trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến nhiễu nhương đó, cuộc sống bình thường của Chí Phèo không thể nào được thực hiện. Thoắt một cái, từ một nguyên nhân vô cớ, anh canh điền nhà cụ Bá Kiến đã bị tống vào tù. - Thông thường, nhà tù là nơi cải tạo con người, giúp những người phạm tội nhận ra tội lỗi của mình, biết sửa chữa để sống tốt đẹp hơn với cộng đồng. Thế nhưng cái nhà tù mà Chí Phèo bị tống vào đó, cho dù Nam cao không miêu tả một dòng nào, nhưng qua hành động của Chí sau khi ra khỏi tù, người đọc sẽ thấy được mức độ tác hại mà cái nhà tù đó gây cho những con người một lần đã đặt chân vào. Từ một con người lương thiện, đầy tự trọng, Chí Phèo đã biến chất trở thành một tay anh chị, côn đồ, ngang ngược hết chỗ nói. Mục đích về làng chuyến này của Chí Phèo là để trả thù Bá Kiến. Nhưng kẻ đi báo thù lại bị kẻ xấu lợi dụng biến thành tay sai. Cuộc đời Chí Phèo ngày một trượt dài vào con đường tội lỗi. Ngòi bút nhân đạo của Nam Cao không tập trung khắc họa những tội lỗi Chí Phèo gây ra cho dân làng Vũ Đại. Ông chỉ để người kể kể lướt qua những chuyện đó và tập trung ở điểm khát vọng quay về với cuộc sống lương thiện của Chí Tâm điểm là chuyện Chí uống rượu ở nhà Tự Lãng rồi ra về đùa giỡn với cái bóng của mình và cuối cùng là gặp thị Nở. Có thể xem cuộc tình của Chí Phèo với thị Nở là cuộc tình "sét đánh". Chí thoáng chốc cả hai đã trở thành một cặp đôi thắm thiết. Chí uống ít để còn yêu và Chí ngây ngất trong men tình đến mức muốn từ bỏ tất cả, chịu đựng tất cả miễn sao được quay về với đời sống của một con người bình thường. Thị Nở sẽ là cái cầu nối giữa Chí với cộng đồng. Đến đây, Chí mới phải đối đầu với bi kịch lớn nhất của đời mình. Chỉ sợ nhịp cầu mình vừa mới bắc qua cái người phụ nữ dở dở ương ương ấy sẽ đứt gãy. Quả thật nó đã đứt gãy trong sự suy đoán của Chí.. Nguyên nhân là tại bà cô thị Nở mà sâu xa hơn là tại những tội lỗi của Chí gây ra cho dân làng Vũ đại không được tha thứ. Lần này thay vì chửi, Chí lại ôm mặt khóc rưng rức. Và tồi tệ hơn, càng uống Chí càng tỉnh ra. Trong hơi rượu cay nồng vẫn thoảng mùi vị cháo hành, cái mùi vị của tình yêu thương của tình người mà Chí hằng khao khát. Cuộc đời của Chí Phèo một lần nữa được nhân vật ý thức đầy đủ nhất nguồn gốc tội lỗi. Lần này Chí lại phản kháng, bằng cách cầm dao đi để giết nó. Trong cơn say, bước chân đưa Chí đến nhà Bá Kiến. Tại đó, xung đột cuối cùng đã xảy ra, Chí đâm chết Bá Kiến rồi tự sát. Cái chết của Chí Phèo là cái chết của một bi kịch lớn: Muốn làm người lương thiện nhưng nào có được. Một khi đã là quỷ dữ làng Vũ Đại thì chỉ còn cái chết chờ đợi Chí. Mọi cảnh của đời đã khép lại, Chí chỉ còn một con đường duy nhất là tự sát chết bên xác kẻ thù. Một số phận bi thương trong một xã hội đã cạn kiệt nhân tính.

    Chí Phèo là hiện thân của một tầng lớp trong xã hội, đồng thời Chí Phèo là một trong những hình tượng tác giả khắc họa để thể hiện được sự xấu xa của xã hội. Qua đó ta càng thấy được tài năng xây dựng hình tượng nhân vật điêu luyện của tác giả, khắc sâu được hình ảnh nhân vật Chí Phèo trong lòng đọc giả và hơn thế nữa tác giả đã thành công khắc họa bức tranh đen tối của xã hội phong kiến thời xưa.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...