Tuyển tập những sinh vật lí thú

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Nguyễn Ngọc Nguyên, 4 Tháng sáu 2020.

  1. Nguyễn Ngọc Nguyên Mộc Đằng

    Bài viết:
    1,213
    Chuyện con mối

    Con mối là những tạo vật kì diệu trong thế giới kì lạ này. Một số nhà nghiên cứu thường khẳng định như vậy. Mối sống ở dưới nước hoặc trên mặt đất. Chúng không chịu được ánh sáng. Thân thể mềm yếu của chúng không có màu sắc, nhợt nhạt tựa như những bóng ma. Những người không am hiểu động vật học lắm thường gọi Mối là loài kiến trắng. Nhưng đó không phải là kiến, mà là những côn trùng hoàn toàn đặc biệt, mặc dầu giống như kiến, chúng cũng sống thành những gia đình lớn có tổ chức, kỷ luật, có sự phân công lao động rõ rệt giữa các thành viên giống như những quốc gia có cơ cấu tốt. Nên gọi nó là loài Gián trắng thì đúng hơn, bởi vì trong số côn trùng thì Gián là họ hàng gần gũi với Mối hơn cả.


    [​IMG]

    Mối trưởng thành - mối thợ và mối lính không ăn nấm, nhưng các sản phẩm của món nấm do các mối khác chế biến thành bán thành phẩm cung cấp cho cơ thể chúng thức ăn prôtít. Sở dĩ như thế là vì tất cả dân cư sống trong tổ mối: Ấu trùng, mối thợ, mối lính, mối vua, mối chúa, về thực chất đều có chung một.. cái ruột, nhưng lại chia ra thành những khúc riêng lẻ nằm trong từng con mối, cho nên ruột đó đứt quãng chỉ về mặt không gian. Bất kể một mẩu thức ăn, dù là nhỏ xíu nào cũng đều không được tiêu hóa hết trong ruột của một con mối nào đó. Quyết không! Dưới dạng dịch tiết trên bụng và các dạng bài tiết khác, thức ăn tựa như trong ruột chạy tiếp sức (một chuyện chưa từng thấy) được chuyển từ con mối nọ qua con mối kia và chỉ kết thúc các giai đoạn tiêu hóa khi nào nó đã có mặt ở trong bụng nhiều con mối. Vì thế trong tổ mối tất cả đều thay nhau để ăn no cùng một bữa ăn.

    Các sản phẩm do nấm chế biến ra mặc dầu chỉ có mối non, mối vua và mối chúa được ăn mà thôi, nhưng xét cho cùng thì tất cả các thành viên của tổ mối đều dùng cả.

    Đó cũng là nguyên nhân vì sao cả mối lẫn ong, lẫn kiến là những loài có chung một ruột, lại hoàn toàn không chịu được cảnh sống cô đơn. Bị nhốt riêng lẻ, cách ly khỏi bạn bè của mình, chúng chỉ sống được vài ba giờ, may mắn thì sống đôi ba ngày nếu được cho ăn uống tốt.

    Hai con ong ở chung một lọ thì sống lâu hơn mỗi con một lọ. Ba con ở chung một lọ thì sẽ sống lâu hơn chút nữa.

    Nhưng khi hơn mười con được sống trong một diện tích nhà ở là 200cm khối thì chúng sẽ sống lâu gần như trong tổ mình. Chỉ khi đó các khúc riêng lẻ của một cái ruột "chung" nằm rải rác trong mỗi con ong được gắn với nhau bằng thức ăn chuyển từ miệng này qua miệng khác và có thế chúng mới có thể hoạt động bình thường.

    Vì thế cho nên con ong cô đơn sẽ sống được lâu nếu như nó có thể đem khúc ruột của mình ghép vào với sự tiêu hóa tập thể cùng tiến hành trong tổ của mình.

    Chứng minh điều đó bằng thực nghiệm không có gì là khó: Chỉ cần tách nó ra bằng một cái lưới mỏng miễn sao đủ để cho cái vòi của nó thò được sang lãnh thổ bạn. Lúc này trên lãnh thổ chung sẽ có rất nhiều bạn bè của kẻ bị cầm tù cô quạnh kia sẵn sàng bón ăn bằng cách ợ mật sang. Từ mồm nọ sang mồm kia, chúng chuyền những chất cần thiết nào đó cho sự sống: Các sản phẩm cụ tiêu hóa tập thể. Nhờ thế mà con ong bị cầm tù kia không thể chết được.

    Tác giả: J-A-Ki-Mu-Jơ-Kin

    Người dịch: Cao Thụy
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng sáu 2020
  2. Đăng ký Binance
  3. Nguyễn Ngọc Nguyên Mộc Đằng

    Bài viết:
    1,213
    [​IMG]

    Con tắc kè hoa

    Mỗi loài có một cách khôn khéo riêng của nó trong việc kiếm ăn, săn mồi: Loài dùng răng, loài dùng vuốt.. còn loài tắc kè hoa thì lại dùng lưỡi.

    Chỉ cần lưỡi nó chạm vào con mồi là cái khoảng trống của giác hút lập tức mở rộng ra (do cơ lưỡi co lại). Khoảng chân không được tạo thành này hút con côn trùng vào giác. Những con ruồi nhỏ và muỗi nhiều khi mất hút hoàn toàn trong cái bẫy khí lực học này.

    Nhưng thế chưa phải là hết. Còn có điều lí thú hơn nữa. Đó là khi lưỡi con tắc kè hoa hút vào một con côn trùng lớn nào đó, ví dụ như con châu chấu hay chuồn chuồn thì ở lườn của giác có một cái vòi nhỏ xíu nhô ra mà ôm lấy con mồi.

    Tất cả cóc và ếch nhái, khi săn mồi cũng bắn bằng lưỡi. Lưỡi con cóc bay ra và sau khi tóm được con muỗi là lập tức quay trở lại. Cả "đi lẫn về" nó chỉ tốn mất có 1/15 giây. Con cóc lớn có thể bắn trúng mục tiêu cách xa mũi nó 10cm bằng cái lưỡi tự động.

    Tác giả: J-A-Ki-Mu-Jơ-Kin

    Người dịch: Cao Thụy
     
    Dana Lê, Nghiên Di, Tiên Nhi3 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng sáu 2020
  4. Nguyễn Ngọc Nguyên Mộc Đằng

    Bài viết:
    1,213
    [​IMG]

    Chuyện về con nhện

    Nhiều con nhện trước khi "ăn" thường gói con mồi vào một cái kén đặc biệt. Chúng kết một cái mạng nhện quanh con mồi, sau đó nhỏ từng giọt dịch được ợ ra từ tuyến ruột và miệng vào cái đĩa tơ đó. Dịch tiêu hóa làm nhũn nát và "chín" các mô của con mồi. Con nhện buông cái vòi hút ra để cắm vào mà mút các mô kia tựa như người ta uống cốc - tai bằng cọng rơm vàng.

    Những con nhện chuyên bắt bọ cánh cứng thì lại "nấu" chúng trong những cái vỏ ráp riêng của nó, như trong nồi rang vậy. Nấu từng phần, từng giọt một. Sau khi cắm phập những cái kìm, tức là những cái móc hình hàm hình liềm vào con bọ cánh cứng, nhện ta lập tức bó lấy nó rồi từ miệng nhả vào vết thương của con mồi một giọt dịch to, tựa như người ta tiêm vậy. Nhưng không phải tiêm chất độc mà tiêm các men tiêu hóa. Sau một lúc nó lại hút các giọt nước ấy cùng với những mô mềm hòa tan trong đó trở lại vào mồm và lập tức phun một liều lượng mới các chất hòa tan cơ vào dưới lớp giáp của con bọ. Đợi cho đến khi nào các chất đó bắt đầu tác động, nhện mới lại dùng cái bơm hút vào bụng mình, và cứ thế cho đến khi con bọ cánh cứng chỉ còn trơ lại độc cái vỏ giáp mới thôi.

    Nhiều con nhện, kể cả nhện Tarantun cũng đã làm giảm nhẹ công việc của mình bằng cách phóng các loại men tiêu hóa vào con mồi và dùng bộ kìm bóp mềm. Ấy là kiểu nấu canh suông của nó.

    Bọ cạp - người anh em của nhện cũng không có gì là lạ, hầu như giống nhện. Nó tiêu hóa thức ăn không phải ở trong mồm, và bọ cạp không biết gì là lịch sự, cứ việc tống đầy mồm những mảnh mồi xé vụn. Có điều là nó không nhai mà đợi cho đến khi nào mảnh thức ăn đó hòa tan trong dịch vị được tiết ra đầy mồm, nó mới dùng cái bơm ở hầu hút cái dung dịch kia vào ruột.

    Tác giả: J-A-Ki-Mu-Jơ-Kin

    Người dịch: Cao Thụy

    (còn nữa)
     
    Dana Lê, Nghiên Di, Tiên Nhi3 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...