Chia sẻ Ngành công nghệ sinh học không phải là một ngành khó như bạn tưởng

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi Thất Tịch không mưa, 2 Tháng tám 2020.

  1. Tưởng khó nhưng rất dễ

    Tác giả: Thất Tịch Không Mưa

    Hi, các bạn độc giả, lại là mình đây, hãy gọi mình là Elaine, tên tiếng anh của tui đó, e hèm, tui thấy tui hơi xàm rồi, quay lại vấn đề nào.

    Sinh học có lẽ là môn học mà có khá nhiều các bạn học sinh, sinh viên không thích học, thậm chí là sợ nó. Đa phần các bạn nói là môn này có quá nhiều kiến thức và phải học thuộc quá nhiều. Và lúc chọn trường đại học, nhiều bạn cứ nghĩ rằng ngành công nghệ sinh học học rất khó và tự nghĩ là mình sẽ không thể theo nổi. Thậm chí, có nhiều bạn thích ngành công nghệ sinh học nhưng nghe có học môn sinh học là từ bỏ. @.@, ủa ủa ủa, vậy là bạn thích hay không thích sinh học đây? Rối não quá phải không các bạn. Khi mình nghe bạn mình nói câu này mình bị ngáo luôn.

    [​IMG]

    Mình có một đứa bạn cũng thích ngành này lắm nhưng mà lúc sau nó nghĩ nó theo không nổi nên bỏ cuộc, bạn mình nói vậy mình có hơi buồn, vì lúc đầu cả hai đứa đều định hướng sau này theo công nghệ sinh học vậy mà giờ nó dám bỏ tui đi học đại học ngân hàng, tức á!!!

    [​IMG]

    Thật ra trong chính tình huống của mình và ở đâu đó ngoài kia các bạn đang lầm tưởng một việc, và nó đã cản trở rất nhiều đến các bạn chọn ngành, chọn trường. Những gì các bạn được học ở cấp ba thì lên đại học không học lại nữa, trừ một số môn đặc thù như lịch sử học. Nói không có dính dáng gì đến các kiến thức gì ở cấp dưới thì hơi quá, cũng có nhưng mà không được nhắc đến thường xuyên thôi. Mà là chuyển qua học lại từ đầu tất cả mọi thứ, học chuyên sâu hơn, đi mổ xẻ vấn đề nhiều hơn, đi đến tận cùng của sự sống, biết được cái gì đã tạo nên sự sống từ các đơn vị nhỏ nhất.

    Cơ thể chúng ta cũng được tạo nên từ những đơn vị nhỏ nhất trong dải ngân hà này đó các bạn.

    [​IMG]

    Lên tới đại học kiến thức như là một cái động không đáy, lượng kiến thức ta phải nhớ, phải học nhiều hơn ở cấp bậc phổ thông. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta đâm đầu và học thuộc hết tất cả các kiến thức đâu, nếu ai mà thuộc hết được tất tần tật về các môn của ngành công nghệ sinh học thì người đó là thánh học rồi.

    Các bạn phải học hiểu, học hiểu là sao? Là hãy dùng hết tất cả mọi thứ mà bạn có để hiểu được vấn đề. Mình cho các bạn một ví dụ.

    Có nhiều bạn uống sữa thường bị đau bụng. Nguyên nhân là do đâu nhỉ? (Bây giờ các bạn hãy lên google search câu hỏi của mình thì đa phần các bạn sẽ đọc không hiểu các từ ngữ chuyên ngành, để tui giải thích cho dễ hiểu hơn nè! Cùng xem nhe!)

    Số là tui có một người bạn thân, nó uống sữa hay bị đau bụng và nó thường phân bì bản thân mình với các bạn uống sữa được. "Tại sao bạn A uống không bị đau bụng mà tao uống bị đau bụng vậy mày?" "Tao thích uống sữa mà mỗi lần uống cho đã miệng rồi một tiếng sau tao phải đi ôm cái toilet, tao tức cái cơ thể của tao ghê luôn á."

    [​IMG]

    Thật ra là do sự tiến hóa của con người đó các bạn. Ủa đang nói việc uống sữa bị đau bụng mà sao tui lại nói uống sữa được hay không là do sự tiến hóa của con người vậy. Từ từ, bây giờ tui sẽ kể cho nghe nguyên nhân sâu xa đây nè.


    Các loại sữa đều là đường lactose hay còn gọi là đường sữa. Khi bạn uống sữa, cơ thể bạn sẽ tự động tiết ra enzyme tiêu hóa đường sữa (tên chuyên ngành sinh học là đường lactose). Nhưng không phải ai cũng có thể tiết ra được enzyme tiêu hóa đường lactose.

    [​IMG]

    Nguyên nhân sâu xa là vì cơ thể chúng ta thiếu hụt hoặc không thể tự sản sinh được men lactose trong hệ tiêu hóa, do ba mẹ hoặc ông bà hay là các thế hệ xa hơn về trước của chúng ta từ nhỏ đến lớn không được uống sữa nhiều nên cơ thể ta sẽ tự nhận định rằng sản xuất enzyme tiêu hóa sữa là một điều không cần thiết.

    Đến với đời sau là lúc sinh ra bạn, cơ thể cũng chưa có loại enzyme này, dần dần người dân mình hiểu được tầm quan trọng của việc uống sữa nên mới cho con mình tập uống, những lần đầu uống thì phải chấp nhận đau bụng rồi, vì chưa có enzyme tiêu hóa lactose, sau nhiều lần uống cơ thể sẽ tự nhận biết khi có sữa vào là sản sinh ra enzyme để tiêu hóa.

    À, mà nếu bạn nào bị đau bụng quá nhiều khi tập uống thường là bị đau bụng từ hai ngày trở lên và xuất hiện tình trạng tiêu chảy nhiều lần thì nên dừng lại. Hãy để lắng một khoảng thời gian dài rồi quay lại uống nhé, phải cho cơ thể ta nghỉ ngơi và thích ứng sau những ngày dài đối phó với việc không tiêu hóa được đường lactose có trong sữa và cũng giúp cho bạn nghỉ ngơi sau những ngày dài ăn nằm ngủ nghỉ với cái toilet trong nhà.

    [​IMG]

    Theo cách hiểu của mình thì đây là một sự tiến hóa, chúng ta tạo ra một môi trường bắt buộc bản thân phải thích nghi với nó và tiến hóa ngay trong chính cơ thể của chúng ta. Sau này mình có thời gian rãnh mình sẽ làm một video về những project này, các bạn nhớ đón xem nhé!

    Những gì ở trên mình nói chỉ là bề nổi, mình dùng những từ ngữ dễ hiểu nhất giảng giải cho các bạn chứ còn còn nhiều lắm, chứ không phải có mỗi việc cơ thể ta thiếu hụt không đâu, mình sẽ làm một project riêng về chủ đề "uống sữa bị đau bụng" này nên các bạn hóng tập 2 nhé.

    Đến đây các bạn có còn thấy môn này khó hiểu nữa hay không, đọc trong sách thấy nó giải thích thì nhức óc cực kỳ, các bạn không nên học thuộc theo từ ngữ mà hãy dung nạp các kiến thức đó từ từ, thấm nhuần rồi tự vẽ lại theo chính suy nghĩ của bản thân mình, lúc đó chúng ta sẽ phải thốt lên một câu rằng, sao mà thú vị thế! Cuộc sống quanh ta muôn màu muôn vẻ quá. Tin mình đi, mình đã làm rồi và giờ mình cực thích ngành này, thích cảm giác tự mày mò đi tìm hiểu vấn đề, tự đi tìm kiếm câu trả lời và chiêm nghiệm nó. Và đi giảng giải lại cho người khác như mình đang làm nè.

    Giờ các bạn có còn sợ môn sinh học nữa hay không? Hãy bình luận ở dưới bài đăng này cho mình biết nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở những kì sau.



     
    lương lam lâm, Huệ Lê ThịGill thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng tám 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...