Mỗi chúng ta ai cũng trải qua quãng thời gian tươi đẹp nhất của đời người, đó là tuổi trẻ. Tuổi trẻ của mỗi người là không giống nhau. Và ít ai có thể hiểu đươc rằng.. tuổi trẻ của chúng ta đều đáng giá, đáng được trân trọng. Vậy, chúng ta đo lường giá trị của tuổi trẻ là bao nhiêu? Để hiểu rõ hơn về điều đó, cuốn sách "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?" của tác giả Nguyễn Hoàng Nguyên sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thanh xuân – đơn vị đo lường của tuổi trẻ. Nguyễn Hoàng Nguyên không chỉ là một tác giả sách, chị còn là một blogger, facebooker về văn hóa du lịch – chị quả thật là một "ta ba lô" chính hiệu. Chị đi khắp mọi nơi, tìm hiểu rất nhiều quốc gia khác nhau. Chính vì lẽ đó, chị có một tuổi trẻ đáng để chúng ta học hỏi và trải nghiệm, chị từng dẫn dắt rất nhiều người trẻ để họ có thể tìm thấy con đường đam mê của chính mình Cuốn sách "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?" là lời tâm sự của chính Rosie đến độc giả. Nếu bạn cảm thấy hoang mang, không có động lực để tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình thì cuốn sách này là dành cho bạn. Sách có 5 phần, ứng với mỗi phần là một bài học, một triết lí cần người đọc phải suy ngẫm, và họ phải tự đưa ra câu trả lời cho chính bản thân mình. Với phần 1 là câu hỏi: "Tôi đã học như thế nào?". Nó khẳng định rằng sách là cả thế giới, các cách đọc sách của các vĩ nhân trên thế giới từ đó truyền cảm hứng cho bạn đọc. Tác giả chỉ cho người đọc thấy được cách đọc sách làm sao cho đúng nhất, hiệu quả nhất. Tiếp đến cho bạn sức mạnh để chiến thắng nghịch cảnh: Hãy viết lên câu chuyện của đời bạn. Đến chương số 2, chị lại muốn nói lên quan điểm dựa trên việc chị là 1 người có nhiều kinh nghiệm xã hội thực tế, chị nói rằng học phải đi đôi với hành. Rosie chỉ cho chúng ta cách để hiểu được bản thân, từ đó tìm con đường cho riêng mình. Những khái niệm, lí thuyết dược dạy trên ghế nhà trường sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta chưa hiểu bản thân muốn gì, cần gì. Cuộc đời mỗi người là một bộ phim của chính họ, bạn rồi sẽ tìm thấy ngôi sao tỏa sáng trong vòng tròn của chính cuộc đời mình. Đi cũng là một cách tự học _ đó là một lời khuyên bao quát cả đoạn số 3. Chúng ra phải đi ra thế giới bên ngoài để trưởng thành hơn. Chúng ta sẽ học hỏi được nhiều thứ ngoài kia, phần 3 này cũng đữa ra những thử thách, những khó khăn phải đối mặt khi chúng ta chưa đủ vốn sống và kinh nghiệm. Rosie chia sẻ những cách đi để tự học, để trau dồi bản thân. "Nếu bạn đang ở tuổi 22, có sức khỏe, khao khát được học hỏi và trở nên tốt hơn, thì tôi khuyên bạn nên đi, càng xa và càng điên càng tốt. Hãy ngủ trên sàn nhà nếu cần. Hãy tìm hiểu cách người khác sống, ăn uống và nấu nướng. Học từ họ bất cứ nơi nào bạn đi". Câu nói đã khiến tôi nhớ mãi cho đến sau này. Học không chỉ là trên ghế nhà trường. Chúng ta nên học bất cứ đâu nếu có thể, hãy đi học cách sống của người khác, cuộc sống của họ. Hãy làm mọi thứ để phát triển bản thân. Phần 4 – Lấp lánh trước khi tỏa sáng. Cái đề bài này đã nói lên tất cả. Khĩ bạn đã hiểu bản thân mình muốn gì, hãy giành nhiều thời gian để trau dồi nó, sống hết mình vì nó, để thanh xuân sau này không hối tiếc. Phần 4 cũng giúp trả lời câu hỏi về những băn khoăn của các bạn trẻ khi bất đồng quan điểm với phụ huynh. Phải làm sao để được tự do khám phá, tự do trải nghiệm, không ngừng vươn lên những vẫn giữ được bình an với cái tâm trong lành. Nếu xếp cuốn này vào kệ selfhelp thì cũng chưa chính xác lắm, đối với tôi, cuốn sách này Roosie như muốn kể cho độc giả nghe về cuộc đời và những trải nghiệm của mình. Cuốn sách gắn với những câu chuyện gần gủi đến nỗi tôi phải đọc đi đọc lại rất nhiều làn. Mỗi làn đọc lại nó, tôi lại cảm thấy mình trưởng thành nhiều hơn 1 chút.