Tư vấn Tư vấn định hướng ngành học, nghề nghiệp

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Sai Nguyen, 29 Tháng mười một 2020.

  1. Sai Nguyen

    Bài viết:
    177
    Chào mọi người, mình thấy diễn đàn tập trung rất nhiều bạn trẻ và có rất nhiều câu hỏi về việc định hướng tương lai.

    Mình năm nay 31 tuổi, đã từng từ bỏ ước mơ, làm lại từ đầu ở mảnh đất mới, có thời điểm làm tới 4 công việc một ngày, trải qua rất nhiều cuộc phỏng vấn. Mình đi từ một người bồi bàn, dọn bếp tới ngày hôm nay là quản lý kinh doanh hai thị trường Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha của một chuỗi nhà hàng hơn 100 địa điểm.

    Các bạn có thể tham khảo hồ sơ năng lực của mình ở đây .

    Nếu các bạn có câu hỏi hoặc trăn trở về tương lai, nghề nghiệp, ngành học mà không biết tâm sự với ai thì mình rất sẵn lắng nghe và cùng bạn tìm giải pháp.

    Hãy nhớ, việc định hướng tương lai có thể là một câu hỏi, nhưng câu trả lời sẽ là cả một quá trình và mình sẽ đi cùng bạn trong quá trình ấy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng mười một 2020
  2. Đăng ký Binance
  3. Duongyen

    Bài viết:
    1
    Chuyện là mình đang học ngành Luật học mà mình tự thấy mình còn khó khăn trong giao tiếp và thể hiện cảm xúc T^T. Bạn có thể tư vấn một số cách để mình cải thiện hơn được không ạ? *vno 4*
     
  4. Sai Nguyen

    Bài viết:
    177
    Chào bạn, vì tính chất công việc của mình phải tiếp xúc nhiều với các loại giấy tờ và hợp đồng nên mình có khá nhiều đồng nghiệp là luật sư hoặc làm tư vấn luật. Điểm chung mình nhận thấy trong phong cách giao tiếp của các luật sư giỏi đó là.

    1. Khi mới gặp, hầu hết họ đều cho người khác cảm giác tin tưởng. Cảm giác này toát ra từ sự tự tin trong cách giao tiếp.

    2. Họ rất biết cách lắng nghe và đặt câu hỏi vào đúng trọng tâm vấn đề.

    3. Họ ít nói, phong cách nói chậm rãi, rành mạch, nói câu nào là chuẩn câu ấy.

    Tất cả ba yếu tố trên đều là kết quả của một quá trình luyện tập các kỹ năng mềm.

    1. Thứ nhất bạn cần học cách tự tin vào bản thân. Điều này chỉ có được khi bạn hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là gì. Bạn có thể không phải là người giỏi nhất nhưng bạn cần biết cách phát huy thế mạnh của bản thân. Ví dụ, những người hướng ngoại có thế mạnh hoạt ngôn nhưng những người hướng nội sẽ có thế mạnh quan sát và lắng nghe. Hãy tìm hiểu và yêu bản thân mình trước khi hướng tới các đối tượng khác trong xã hội.

    2. Học cách vận dụng thế mạnh của mình trong công việc và giao tiếp. Nếu bạn là một người hướng nội, đừng cố gắng đóng giả hoặc bắt chước những người hướng ngoại, hoạt ngôn. Thay vào đó bạn nên là chính mình, học cách nói chậm rãi, tìm cho mình một tông giọng phù hợp. Cách đơn giản nhất để học cách diễn đạt một cách mạch lạc chính là chọn một chủ đề bất kỳ, đứng trước gương luyện nói và thu âm lại. Lần đầu tiên luyện tập bạn có thể cảm thấy vô cùng khó chịu và gượng gạo, nhưng những lần sau sẽ thấy dễ dàng hơn. Lâu dần, đây có thể là tiền đề để bạn trở thành một người thuyết trình, một nhà hùng biện giỏi.

    3. Hãy đọc thêm các cuốn sách, bài viết, diễn đàn về tâm lý học. Học cách quan sát người đối diện trong khi giao tiếp và tập cách đoán diễn biến tâm lý của họ. Hãy nhớ, dù là bộc lộ tình cảm, phỏng vấn xin việc hay là thuyết trình dự án bạn chỉ có thể thuyết phục người đối diện khi bạn hiểu rõ vấn đề thật sự của họ là gì và họ mong đợi cái gì từ phía bạn.

    Mong là câu trả lời của mình có thể giúp bạn phần nào. Nếu bạn cần thêm thông tin thì có thể nhắn tin với mình nhé.
     
  5. Duongyen

    Bài viết:
    1
    Bạn nói chí phải✌ cảm ơn ạ, mình có động lực hơn rồi
     
    Ưu Đàm Thanh Timinhnguyet171005 thích bài này.
  6. Duongyen

    Bài viết:
    1
    Chuyện là bạn thân mình có vấn đề cần tư vấn mà mình không đủ khả năng, kinh nghiệm để giải quyết, chia sẻ dù mình rất muốn. Thế nên là bạn có thể giúp mình không ạ? *qobe 18*

    "Mình học năm nhất đại học Ngoại thương nhưng không phải nguyện vọng 1. Nguyện vọng 1 của mình là vào trường Công an nhưng mình đã thiếu 0, 06. Mình vào ngoại thương không hề có chính kiến của bản thân mà chỉ nghe mọi người nói nên vào vì trường top đầu nên mình mới đăng kia vào đây. Vì không đúng đam mê nên mình cảm thấy chán, ngại học, học mà không có mục tiêu cho bản thân. Mình đã nghĩ đến chuyện thi lại Công an vì không muốn bỏ phí thời gian học đại học mà mình không biết sau này mình sẽ làm gì. Mình tính đến chuyện bảo lưu để ôn thi vì vừa học đại học vừa ôn không hiệu quả. Nhưng bố mẹ mình không đồng ý. Mình tiếp tục an phận học Ngoại thương hay quyết tâm thi lại Công an để theo đuổi đam mê không ạ?"
     
  7. Sai Nguyen

    Bài viết:
    177
    Thật ra đại học chỉ là một bước đệm chứ không quyết định sự nghiệp sau này của bạn là gì. Sự thật chứng minh là rất nhiều người thành công ở lĩnh vực hoàn toàn trái với ngành học của họ. Ví dụ người mẫu Hoàng Thùy từng học đại học kiến trúc, các nhạc sĩ nổi tiếng nhất hiện nay đều không theo học âm nhạc chính quy. Bản thân mình trước đây theo học kế toán, giờ lại làm về điều hành. Vì thế bạn của bạn nên nhìn rõ một số điểm sau.

    1. Ngành học của bạn ấy là gì? Công an có nhiều ngành, công an kinh tế cũng là một trong những ngành quan trọng. Bạn của bạn đã xem thử yêu cầu tuyển dụng của ngành này chưa? Chắc chắn người làm công an kinh tế phải có kiến thức về kế toán, kiểm toán, kinh tế học, luật kinh tế nhiều khi còn phải là người cực kỳ giỏi thì mới tìm ra lỗi sai của người ta. Thậm chí nếu bạn ấy học về truyền thông, ngôn ngữ thì càng cần hơn, cơ quan chính phủ nào cũng cần phát ngôn viên, PR, Marketing đúng không? Mình không rõ lắm, nhưng ông anh mình đang làm trong bộ quốc phòng, trước học bách khoa, vì không liên quan nên chỉ phải đi học huấn luyện cơ bản thêm 2 năm chứ không phải học lại một bằng đại học khác mất 4, 5 năm nữa.

    2. Nền tảng xuất phát của bạn ấy có quyết định sau này bạn ấy có thể vào ngành công an hay không? Sự thật chứng minh, các cơ quan nhà nước ở Việt Nam đều có ít nhiều bất cập. Càng là ngành quan trọng, càng có nhiều quan hệ lằng nhằng. Ví dụ anh trai mình học công nghệ thông tin ở Bách Khoa, sau này lại làm trong bộ quốc phòng. Tuy bố mình trước khi về hưu cũng là người trong bộ, nhưng giờ anh mình vẫn bị kìm hãm ít nhiều, không thể thực hiện các dự án mình thích dù nó có tốt cho đất nước hay không? Đơn giản vì nhiều người không thích dự án ấy vị họ không có được lợi ích trong đó.

    3. Bạn ấy có thể yêu thích ngành công an, nhưng bạn ấy hiểu bao nhiêu điều về cuộc sống vất vả của ngành ấy. Sự thật là công việc nào cũng thế, thứ hào nhoáng, bộ cảnh phục chỉ là 10% của sự vất vả bên trong mà thôi. 90% còn lại là mồ hôi, công sức luyện tập, hàng ngàn giờ học trên lớp. Trên hết cơ quan nhà nước trả lương rất thấp, đầu vào lại cần quan hệ, cám dỗ nhiều, muốn giữ được cái hoài bão, liêm chính ban đầu vô cùng khó. Bạn ấy nên tìm đọc kinh nghiệm của những người đi trước, thậm chí là báo An Ninh Nhân Dân, An Ninh Thủ Đô. Trên FaceBook cũng có nhiều blogger có xuất thân từ ngành này. (Ví dụ bạn ấy có thể hỏi facebook này, là người trong ngành nhưng cũng đá ngang viết văn, kinh doanh: Facebook )

    Nói ra những lời này không phải là khuyên bạn ấy không nên thi lại mà là khuyên bạn ấy nên nhìn vấn đề khách quan hơn. Ngoại thương là một ngành tốt, một trường tốt, nền tảng học đa dạng, bổ ích. Nếu bạn ấy có thể đạt được best of both world thì tại sao không?
     
  8. Duongyen

    Bài viết:
    1
    Xin cảm ơn ạ! Quả thực lời khuyên của bạn rất chân thành và hữu ích‍♀️
     
  9. talatubalauxanh

    Bài viết:
    8
    Em chào anh ạ. Mong anh tư vấn hộ em chuyện đăng ký nguyện vọng thi đại học với ạ.

    Hiện nay em đang học lớp 12 và học khối D. Em thực sự vô cùng thích viết lách và những công việc liên quan tới sách hay viết lách. Nhưng hoàn cảnh gia đình em không được tốt, em sợ chọn sai ngành nghề sẽ làm ảnh hưởng đến tương lai sau này.

    Vậy nên anh cảm thấy chuyên ngành biên tập xuất bản, Marketing, Logicics và quản lí chuỗi cung ứng, Ngành Quốc tế học thế nào ạ?
     
  10. Sai Nguyen

    Bài viết:
    177
    Chào em, cảm ơn câu hỏi của em, trước đây chị có một thời gian từng hướng dẫn sinh viên nên hiểu rất rõ băn khoăn của em.

    Trong cuộc sống có một số quy luật thế này người có tiền sẽ cạnh tranh bằng tiền, người có quyền sẽ cạnh tranh bằng quyền, nếu em không có cả hai thì lợi thế cạnh tranh duy nhất của em chính là kiến thức chuyên môn. Ở bất kỳ môi trường nào, một người không có lợi thế về xuất thân chỉ có thể thành công nếu em hiểu về công việc em đang làm hơn người khác, thái độ làm việc của em chăm chỉ hơn người khác, kỹ năng giao tiếp của em tốt hơn người khác.

    Sự thật cũng đã chứng minh, người thích viết lách có rất nhiều nhưng người thật sự sống được bằng nghề viết thì không có bao nhiêu. Ngay cả những nhà văn nổi tiếng hiện nay đều có một nghề khác cố định và có một xuất phát điểm khác hoàn toàn ví dụ Trang Hạ, Nguyễn Ngọc Thạch.. Họ không chọn sinh tồn hoàn toàn bằng nghề viết sách ngoài lý do kinh tế thì còn một lya do khác chính là họ cần trải nghiệm và chất liệu để viết. Bất kỳ người nào viết nhiều cũng sẽ có trải nghiệm bí ý tưởng, thiếu chất liệu, trong những đoạn hẫng đó của nghiệp viết, nghề nghiệp chính sẽ giúp họ có thu nhập ổn định và không bị áp lực bởi nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền.

    Quay trở lại câu hỏi của em về việc chọn ngành học, với điều kiện gia đình của em, chị khuyên em nên chọn một ngành học đào tạo chuyên môn cụ thể, đảm bảo khi ra trường em có một định hướng xin việc rõ ràng ví dụ Marketing, Logistic, Truyền Thông, Báo chí. Các ngành này đào tạo rất chuyên sâu về kiến thức ngành nghề cũng như nghiệp vụ, khi em ra trường hoặc thậm chí khi tìm vị trí thực tập sẽ có mục tiêu rất rõ ràng, bất cứ một cơ quan hay doanh nghiệp nào cũng có các bộ phận này trong cơ cấu quản lý. Đặc biệt hiện nay các doanh nghiêoj thành công đều dựa vào việc chú trọng đầu tư vào một ngành độc lập nào đó, em học càng chuyên sâu thì càng dễ xin việc và được trọng dụng, ví dụ Marketing rất rộng, nếu em học về online Marketing thì cơ hội tìm việc sẽ nhiều hơn là Marketing truyền thống.

    Các ngành mà em nên tránh chính là các ngành có tên gọi chung chung, chuyên về học thuật như ngôn ngữ, quan hệ quốc tế, ngoại giao, văn hóa, quản trị, thướng mại.. Đặc điểm của các ngành này đó là chương trình học bao quát rất nhiều kiến thức nhưng lại không chuyên sâu, dẫn đến việc khi sinh viên ra trường rất mông lung về vấn đề xin việc nếu không có định hướng trước từ gia đình.

    Về việc làm sao để tiếp tục theo đuổi ước mơ viết lách thì như chị đã nói, các nhà văn nổi tiếng hiện nay đều duy trì song song công việc có lương cứng và công viẹc viết lách. Em có thể dần xây dựng hồ sơ năng lực của bản thân bằng cách tham gia vào các cuộc thi viết trên báo chí chính thống hoặc mạng xã hội. Ví dụ sau này khi em viết xong một cuốn sách và muốn bán bản quyền cho nhà xuất bản, sách của em sẽ dễ bán hơn nếu em là một tác giả có nhiều giải thưởng trong tay, thay vì là một cái tên mới.

    Chúc em may mắn.
     
  11. talatubalauxanh

    Bài viết:
    8
    Chị ơi, em cảm ơn chị nhiều ạ. Với một đứa con gái đang học lớp 12 như em, thời gian này em vừa áp lực về học tập, vừa áp lực việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Có lúc em vừa chắc chắn về lựa chọn của mình, đôi khi lại lung lay bởi nhân xét của bạn bè hay lời nói của bố mẹ và mọi người xung quanh. Nhưng em sẽ nỗ lực để vừa có nghề nghiệp ổn định, lại vừa theo đuổi được đam mê của mình. Lời khuyên của chị thực sự rất có ích đấy ạ. <3
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...