Từ khoá phủ định khác với các từ khoá còn lại như thế nào?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Wall-E, 16 Tháng mười một 2018.

  1. Wall-E

    Bài viết:
    595
    Từ khóa phủ định luôn là một trong những vấn đề đau đầu nhất đối với những nhà quảng cáo. Đặc biệt là đối với những nhà quảng cáo mới chưa có nhiều kinh nghiệm thì vấn đề này thường đi vào ngõ cụt hay thường bị bỏ qua một cách đáng tiếc. Điều này rất nguy hiểm nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quảng cáo, ngân sách chạy quảng cáo và khả năng tiếp cận khách hàng của bạn.

    Có rất nhiều các câu hỏi và vấn đề xung quanh từ khóa phủ định, nhưng trước hết các bạn cần phải hiểu từ khóa phủ định là gì? Lợi ích mà nó đem lại?

    Từ khóa phủ định là gì?

    Từ khóa phủ đinh được Google coi là một dạng đối sánh từ khóa giúp cho những nhà quảng cáo có thể ngăn một từ hay một cụm từ khóa nhất định kích hoạt quảng cáo của họ.

    Ví dụ:

    Nhà quảng cáo đang chạy một chiến dịch cho ô tô Nissan mới không bán ô tô cũ. Để quảng cáo của họ không bị các truy vấn liên quan đến xe ô tô Nissan cũ thì nhà quảng cáo cần thêm từ "cũ" vào làm từ khóa phủ định. Như vậy là chiến dịch quảng cáo của họ sẽ không hiển thị đối với những truy vấn có chứa từ "cũ" này.

    Lưu ý nhỏ để tránh mọi người nhầm lẫn:

    Những cụm từ được người dùng gõ vào thanh tìm kiếm được gọi là truy vấn

    Những cụm từ được set-up trong tài khoản thì được gọi là từ khóa

    Cách hoạt động của từ khóa phủ định

    Khi một từ hoặc một cụm từ khóa được thêm vào từ khóa phủ định thì khi người dùng thực hiện truy vấn có chứa từ khóa phủ định. Bot của Google sẽ quét truy vấn và chặn quảng cáo của bạn hiển thị đối với những truy vấn này.

    Khi lựa chọn từ khóa phủ định bạn nên tìm những từ, cụm từ tìm kiếm tương tự hoặc liên quan với từ khóa bạn đang chạy quảng cáo, nhưng những từ này dành cho những khách hàng đang tìm kiếm một sản phẩm, dịch vụ khác với những gì bạn đang cung cấp.

    Ví dụ: Bạn là một cửa hàng bán điện thoại di động iphone mới, chính hãng nhưng không cung cấp dịch vụ sửa chữa hay bán iphone cũ. Bạn nên thêm những từ khóa phủ định vào chiến dịch quảng cáo của mình như "sửa chữa điện thoại iphone" hay "mua iphone cũ".

    Các loại từ khóa phủ định

    Từ khóa phủ định trong 1 tài khoản quảng cáo được chia làm 2 cấp độ đó là: Từ khóa phủ định cấp nhóm và từ khóa phủ định cấp chiến dịch.

    Từ khóa phủ định cấp chiến dịch:

    Từ khóa phủ định cấp chiến dịch có thể hiểu đơn giản là những từ, cụm từ khóa mà bạn không muốn quảng cáo của mình hiển thị với những từ đó trong chiến dịch này. Khi thêm từ khóa cấp chiến dịch thì các nhóm quảng cáo bên trong cũng được áp dụng các từ khóa phủ định này.

    Từ khóa phủ định cấp nhóm:

    Từ khóa phủ định cấp nhóm là những từ khóa mà chúng ta không muốn hiển thị mẫu quảng cáo trong nhóm đó với những truy vấn chứa từ khóa mà ta đã cài đặt. Từ khóa phủ định của nhóm quảng cáo nào thì chỉ áp dụng cho nhóm đó, các nhóm khác không bị ảnh hưởng.

    Từ khóa phủ định cấp nhóm còn có một tác dụng khác là giúp cho các nhóm quảng cáo chạy những từ khóa tương tự không cạnh tranh lẫn nhau trong cùng một truy vấn tìm kiếm của người dùng để được hiển thị.

    Ví dụ:

    Chúng ta đang có một chiến dịch chạy quảng cáo adwords về dòng xe ô tô nissan x-trail. Trong chiến dịch này chúng ta có những nhóm quảng cáo chạy cho các từ khóa:

    "Nissan x trail"

    "Ô tô nissan x trail"

    "Nissan x trail 2018"

    "Giá xe nissan x trail"

    "Nissan x trail 2.5 SVG 4WD"

    Với từ khóa phủ định cấp nhóm chúng ta sẽ sử dụng phương pháp "Lấy Ngắn Phủ Dài" tức là trong những nhóm quảng cáo từ khóa ngắn sẽ phủ định đi những từ khóa dài. Với điều kiện là từ khóa dài có chứa từ khóa ngắn bên trong và các nhóm này đều đang hoạt động.

    Với ví dụ này thì trong nhóm Nissan x trail chúng ta sẽ phủ định các từ khóa "Ô tô nissan x trail", "Nissan x trail 2018", "Giá xe nissan x trail", "Nissan x trail 2.5 SVG 4WD". Tương tự chúng ta sẽ phủ định trong các nhóm khác, phủ định từ nhóm ngắn đến nhóm dài.

    Lợi ích mà từ khóa phủ định đem lại là gì?

    Tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu nhắm tới:

    Việc thêm từ khóa phủ định cấp nhóm và cấp chiến dịch giúp cho quảng cáo của chúng ta hiển thị đến đúng các đối tượng mục tiêu, hạn chế được việc hiển thị đến những đối tượng không là mục tiêu.

    Ví dụ: Ta đến một ví dụ khác, giả sử bạn là một cửa hàng bán điện thoại mới, từ khóa bạn cài đặt chạy quảng cáo là "giá samsung note 8" và trong chiến dịch bạn phủ định đi từ "cũ". Như vậy tất cả người dùng tìm kiếm bằng những truy vấn liên quan đến giá samsung note 8 cũ sẽ không thấy quảng cáo của bạn xuất hiện trước mắt họ. Mà chỉ có những khách hàng tìm kiếm về thông tin xung quanh giá samsung note 8 mới mới thấy quảng cáo của bạn.

    Tiết kiệm ngân sách quảng cáo:

    Việc tránh hiển thị đến những khách hàng không là mục tiêu của nhà quảng cáo sẽ giúp tiết kiệm và tối ưu được ngân sách. Chúng ta sẽ giảm được chi phí cho những truy vấn không liên quan. Ngoài ra việc thêm từ khóa phủ định cũng giúp cho CPC trung bình của chiến dịch được giảm xuống.

    Cải thiện điểm chất lượng quảng cáo:

    Việc thêm từ khóa phủ định còn giúp cho quảng cáo của chúng ta tăng được mức độ liên quan với truy vấn của người dùng, và khi đó tỷ lệ khách hàng click vào quảng cáo cũng được tăng lên. 2 yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến điểm chất lượng của từ khóa, trong trường hợp này là điểm chất lượng được tăng thêm.

    Cách tìm từ khóa phủ định cho chiến dịch chạy quảng cáo Google Adword

    Có rất nhiều cách để tìm từ khóa phủ định cho từng chiến dịch chạy quảng cáo, chúng ta có thể lên được một danh sách khá chi tiết bằng một trong các cách sau.

    Sử dụng công cụ lập kế hoạch từ khóa:

    Các bạn vào phần công cụ rồi chọn công cụ nghiên cứu từ khóa và đưa từ khóa của mình vào để lên ý tưởng từ khóa. Công cụ này sẽ đưa ra rất nhiều gợi ý các từ khóa liên quan và chúng ta có thể lọc được rất nhiều từ khóa phủ định từ đây.

    Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa khác:

    Tương tự như công cụ lập kế hoạch từ khóa, chúng ta cũng đem từ khóa chạy quảng cáo Adwords của mình ra để nghiên cứu trên các công cụ này và lọc từ khóa phủ định thông qua danh sách gợi ý ở đây.

    Một số công cụ hay dùng là: Keywordtool. Io, Google Suggest, ubersuggest, Keywords Finder..

    Sử dụng báo cáo cụm từ tìm kiếm trên tài khoản Adwords của bạn:

    Sau khi thực hiện chạy quảng cáo Adwords một thời gian, bạn sẽ thu thập được dữ liệu các truy vấn của khách hàng sử dụng mà quảng cáo của bạn thực sự được kích hoạt hiển thị.

    Dựa vào đây các bạn có thể biết được người dùng đang sử dụng từ khóa nào để vào quảng cáo của bạn. Bạn có thể lọc được nhiều từ khóa phủ định trong báo cáo này.

    Cách thêm từ khóa phủ định

    Thêm từ khóa phủ định cấp chiến dịch:

    Những từ khóa phủ định này sẽ được áp dụng cho toàn chiến dịch.

    Bước 1: Vào tab Từ khóa

    Bước 2: Vào phần Từ khóa phủ định

    Bước 3: Ở phần cấp độ chiến dịch bạn nhấn vào +Từ khóa

    Bước 4: Thêm các từ khóa phủ định và nhấn vào Lưu

    Thêm từ khóa phủ định cấp nhóm:

    Những từ khóa phủ định cấp nhóm chỉ được áp dụng cho nhóm đó

    Bước 1: Vào tab Từ khóa

    Bước 2: Vào phần Từ khóa phủ định

    Bước 3: Ở phần cấp độ nhóm quảng cáo bạn nhấn vào +Từ khóa

    Bước 4: Thêm các từ khóa phủ định và nhấn vào Lưu

    Khi bắt đầu set-up 1 chiến dịch quảng cáo chúng ta cần nghiên cứu và thêm ngay các từ khóa phủ định vào. Ngoài ra hàng ngày, hàng tuần chúng ta cần vào tài khoản quảng cáo để kiểm tra và nghiên cứu thêm các từ khóa phủ định do truy vấn của người dùng luôn luôn biến đổi không thể biết trước hết được.

    Công việc này sẽ liên tục được thực hiện, chúng ta càng tìm kiếm được nhiều từ khóa phủ định thì ngân sách của chúng ta bị mất bởi những từ không mong muốn càng ít đi. Điều này sẽ giúp cho chúng ta có thêm ngân sách cho các từ mà đem đến được khách hàng tiềm năng cũng như giúp cho quảng cáo của chúng ta luôn đạt được hiệu suất tốt.
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng sáu 2020
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...