Tư duy - Quan niệm trong văn học trung đại Việt Nam

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Tiểu thư độc thân, 13 Tháng tám 2021.

  1. Tiểu thư độc thân Viết vì đam mê

    Bài viết:
    69
    Dưới đây là một số khái niệm tư duyquan niệm trong văn học trung đại Việt Nam mà các bạn có thể gặp phải trong quá trình tìm hiểu (vì từng gặp giáo viên đưa ra vấn đề này rồi, mà tìm trên mạng thì giải thích rất dài khó nắm bắt ý chính nên mình đã tóm tắt ngắn gọn lại để chia sẽ với các bạn).

    - Tư duy nguyên hợp: Là kiểu tư duy thiên về kỹ năng tổng hợp trực cảm, về thể loại chưa có ý thức tách bạch, dứt khoát.

    - Hiện tượng "văn – sử - triết bất phân" là sản phẩm của một trình độ duy nghệ thuật mà trong đó sự phân hóa giữa hai hình thái tư duy: Lí luận và hình tượng. Ta có thể lấy tác phẩm "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi là một kết tinh trên cơ sở quy luật văn – sử - triết bất phân:

    + Về triết: Là lí tưởng nhân nghĩa trực tiếp ngay trong lời mở đầu và ở cuối tác phẩm.

    + Về sử: Tác phẩm là một bản tổng kết tài tình đầy đủ về lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn.

    + Về văn: Tác phẩm mang đậm cảm xúc trữ tình, âm hưởng hào hùng, bề thế tới mức đời sau mệnh danh là thiên cổ hùng văn .

    - Văn dĩ tải đạo: Là văn sang tác để giáo huấn đạo đức.

    - Thiên nhân nhất thể: Là mối quan hệ thống nhất giữa thiên nhiên và con người. Thiên nhiên là đại vũ trụ, con người là tiểu vũ trụ. Con người và thiên nhiên có mối quan hệ biện chứng qua lại tác động lẫn nhau.

    - Tam giáo đồng nguyên: Là tư tưởng, học thuyết của Phật-Nho-Đạo.

    - Thời kỳ trung đại: Tương ứng với thời kỳ phong kiến ở Việt Nam.

    Ngoài ra còn một số quan niệm về không gian, thời gian, về con người, cái đẹp.. các bạn có thể tự tìm hiểu thêm.

    Chân thành mong sự góp ý của các bạn về bài viết.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...