THÁNH GIÓNG: THÁNH TỔ BINH CHỦNG TĂNG - THIẾT GIÁP VIỆT NAM. Các bản truyện: - Việt điện u linh tập - Lĩnh Nam chích quái - Đại Việt sử ký toàn thư - Ghi chép của Nguyễn Đổng Chi - Bản trong forum dembuon của Truyện Thiếu Nhi: Truyện Dân Gian - Truyền Thuyết Thánh Gióng Dân gian có câu ca dao: "Ai ơi mùng chín tháng tư Không đi Hội Gióng cũng hư mất người" Năm nay dịp lễ Thống nhất đất nước lại trùng đúng ngày Hội Gióng làng Phù Đổng (mùng 7, 8, 9, âm lịch). Nếu như không vì dịch Covid-19 chắc là mình và mọi người sẽ có dịp đi hội to rồi. Có ai trong diễn đàn làn người làng Gióng thì cho xin chút thông tin nhé. Một điều thú vị chắc chưa nhiều người biết đó là Thánh Gióng được coi là Thánh tổ Binh chủng Tăng - Thiết giáp Việt Nam. Chắc hẳn ai cũng từng được nghe hoặc thấy hình ảnh Phù Đổng Thiên Vương chỉ huy kỵ binh giáp sắt đánh đuổi quân xâm lược. Tuy nhiên bài review đặc biệt này sẽ cùng chia sẻ cho các bạn những góc nhìn đa chiều hơn về Thánh Gióng. Giả thuyết lịch sử 1: Ngày xưa biên giới tộc Bách Việt ở tận sông Dương Tử (Trung Quốc). Khi người Ân đánh chiếm các tộc Bách Việt thì Thánh Gióng là thủ lĩnh một nghĩa quân chống cự. Bên trấn Vũ Ninh, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) có truyền thuyết nhân vật Jong như vậy. Khả năng sau đợt chiếm đất đó thì dân Bách Việt phải mất đất, lùi xuống phía nam. Để tưởng nhớ tổ tiên thì dân ta đã đặt tên 1 bộ của Văn Lang là Vũ Ninh, trùng với tên 1 địa danh Trung Quốc. Ở nước ta có rất nhiều địa danh trùng với địa danh Trung Quốc do ta muốn nhắc nhở về đất của mình? Xin nhắc lại là không phải tổ tiên Bách Việt là Trung Quốc, mà là đất của Bách Việt đã từng rộng như thế. Tác giả không đề cấp đén chính trị ở đây, chỉ muốn chia sẻ những giả thuyết lịch sử có căn cứ. Giả thuyết lịch sử 2: Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, nội dung như giả thuyết 1, có điều không nói là giặc Ân. Vì người Ân quá xa địa phận Hà Nội ngày nay để xâm chiếm. Có nhiều dị bản mô tả giặc Ân có mũi đỏ. Như vậy khả năng đúng là Thánh Gióng là trai Hà Nội thật. Ông sinh ra ở Gia Lâm, đánh giặc không biết thắng thua ra sao nhưng chắc hy sinh ở núi Sóc Sơn. Do thời đại chưa có thông tin lưu trữ tốt nên không lưu được nguyên bản, vô tình trùng với chuyện 1 nhân vật bên Trung Quốc Giả thuyết lịch sử 3: Thánh thần ngày xưa là có thật, truyền thuyết Thánh Gióng là hoàn toàn có thật. Thánh thần bảo vệ nhân dân đến hết đời vua Hùng, do vua bắt đầu ăn chơi xa đọa nên thánh thần chán, từ đó không hiển linh giúp đỡ nữa Sau đây xin được review về phiên bản được truyền trong dân gian vói ý nghĩa truyền thuyết Thánh Gióng theo mình là: Tôn vinh truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta trên mọi phương diện sức mạnh (lớn nhanh), công tác dân vận, đoàn kết (toàn dân nuôi Gióng), công tác tuyên truyền (sứ giả đi khắp nơi tìm người), trình độ khoa học (nghề rèn sắt), mưu trí (nhổ tre ven đường), tinh thần yêu nước trong sáng (diệt giặc xong bay lên trời không màng danh lợi), và cả thần linh giúp đỡ (mẹ Gióng có bầu với thần thánh). Ngày nay, đối với các nhà văn hóa cứ tiếp tục công tác tuyên truyền như hiện tại là ok. Đối với các nhà khoa học có lẽ nên khảo cứu xem hồn cụ đang ở đâu để thờ cho đúng, hội Gióng có ở khắp nơi chứng tỏ cụ rất nổi tiếng từ xưa. Đối với thanh niên chúng ta có lẽ cần rèn luyện tu dưỡng để đạt được 4 ý mà từ cổ chỉ kim nhân dân đã gửi gắm qua hình ảnh 4 vị thánh bất tử: Thánh Gióng – tuổi trẻ và chống giặc ngoài xâm; Sơn Tinh – ước mơ chế ngự thiên nhiên, khó khăn của kinh tế; Chử Đồng Tử - ước mơ gia đình hạnh phúc, giàu có; Liễu Hạnh – ước mơ cuộc sống có đức hạnh, trí tuệ, thịnh vượng. Nên kể chuyện thế nào cho trẻ em? Được biết trong chương trình giáo dục mầm non có nội dung đọc truyện, và chương trình ngữ văn 6 có truyền thuyết Thánh Gióng. Nếu các bạn có em hỏi Thánh Gióng là ai thì bạn sẽ kể thế nào?