Review Truyện Truyền Thuyết Con Rồng Cháu Tiên: Lạc Long Quân & Âu Cơ

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi luionlee, 28 Tháng tư 2020.

  1. luionlee

    Bài viết:
    31
    Chào các bạn, luionlee mới tham gia diễn đàn nên chưa biết độc giả chủ yếu ở diễn dàn mình thuộc nhóm tuổi nào, nên bắt đầu chọn review về series truyền thuyết về lịch sử. Hi vọng sẽ có nhiều bạn theo dõi, mình cũng không mong được kiếm xu gì nhiều, nhưng muốn chia sẻ cho các bạn trẻ những góc nhìn tương đối trưởng thành về các huyền sử, truyền thuyết. Đây đều là những bài mình tự tổng hợp, suy nghĩ bao lâu nay.

    Đầu tiên xin review về TRUYỀN THUYẾT CON RỒNG CHÁU TIÊN (hay còn gọi là truyền thuyết Lạc Long Quân & Âu Cơ).

    Các sách đã xuất bản:

    Đại Việt sử ký toàn thư, Lĩnh Nam chích quái, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Việt Điện u linh tập, và các dị bản khác.

    Tóm tắt:

    Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần con trai thần Long Nữ, tên Lạc Long Quân kết duyên cùng nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp. Về sau, Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, từ trăm trứng nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn lâu ngày nên hai vợ chồng mỗi người dẫn năm mươi người con lên rừng và xuống biển. Người con trưởng được suy tôn làm vua Hùng trên đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, cứ thế kế tục tới muôn đời sau.

    [​IMG]

    Ảnh: Bản đồ Bách Việt cổ (giả thuyết)

    Ý nghĩa:

    - Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

    - Thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: Dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

    Bình luận, giải thích bằng các giả thuyết lịch sử:

    Người Trung Quốc thì nhận tổ tiên là Tam Hoàng, gồm Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông. Nhưng đó không thể tính là người Trung Quốc hết được, mà nó gồm nhiều dân tộc Đông Á và Nam Á bao gồm cả Triều Tiên, Nhật, Việt, Thái, Lào, Cam.. Theo mình thì đó chỉ là cách thần thánh hóa, có thể ngày đó có nhiều bộ tộc cùng sinh sống trên các mảnh đất Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có một bộ lạc được lãnh đạo bởi dòng họ Thần Nông. Dòng này cơ bản có ảnh hưởng đến toàn bộ thiên hạ khu vực sông Dương Tử cho các con cháu quản lý. Trong đó địa danh Hồ Động Đình có thể gọi là một ranh giới giữa Bắc và Nam. Phía Nam cho Lạc Long Quân quản lý, phía bắc do Đế Lai (bố của Âu Cơ, có dị bản chép là vợ của Đế Lai) quản lý. Là họ hàng như vậy nhưng vì quyền lực thì đánh nhau tranh đoạt là chuyện bình thường trong sử sách có thể hiểu được. Có thể tranh nhau Âu Cơ đánh nhau vì gái, hoặc có thể đang đánh nhau thì Đế Lai gả Âu Cơ cho Lạc Long Quân để giảng hòa?

    Lạc Long Quân là vua của 1 vùng thời đó giỏi giang, uy danh, đến các bộ lạc nào cũng được dâng gái. Chắc hẳn sẽ có rất nhiều con, nên mới có thuyết trăm con. Sau này các con đều làm thủ lĩnh các bộ lạc, ắt hẳn lại có mâu thuẫn tranh đất. Lạc Long Quân và Đế Lai cũng vậy ắt hẳn vẫn tiếp tục cho mâu thuẫn bang giao như các nước hàng xóm bao đời nay. Vì vậy tất yếu dẫn đến việc chia đất cát lãnh thổ, nêm mới sinh ra huyền sử "50 con xuống biển 50 con lên rừng". Trong đó sẽ có 1 bộ lạc thuộc dòng Lạc Việt nhà Việt Nam mình di cư đến nước ta hiện tại. Từ đó mới chuyển sang đời các vua Hùng.

    Hy vọng rằng trong diễn đàn có nhiều bạn yêu sử, yêu dân tộc để chúng ta cùng bàn luận nhé!
     
    lovingboyck5 thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...