Nhắc đến Nguyễn Du, có lẽ tất cả chúng ta đều liên tưởng đến Truyện Kiều . Truyện Kiều là tập truyện độc đáo được viết bằng thể thơ lục bát đặc trưng của Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau để lưu hành khắp thế giới. Từ đó mà Nguyễn Du và Truyện Kiều được công nhận là danh nhân và tác phẩm thế giới. "Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua muôn vạn bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen." Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tóm gọn lại bằng trải nghiệm của mình. Ông nói về những thói xấu của con người, ông nói về những đau khổ mà ai cũng trải qua và từ đó, ông phản ánh xã hội đương thời. Nhưng nếu chỉ có thế, thì Truyện Kiều đã không đi sâu vào lòng người. Nguyễn Du bắt đầu kể, kể về những ngày yên ấm của nàng Kiều cùng với gia đình. Thế là hình ảnh nàng Kiều như hiện lên trước mắt chúng ta. Là vẻ đẹp đương thời trong xã hội cũ. Nhưng mà sắc đẹp của nàng Kiều đó lại làm cho thiên nhiên ghen ghét, từ đó ông lờ mờ cho người đọc hiểu về số phân không an yên của nàng Kiều. Và quả thật vậy. Tai ương ập xuống nhà Kiều và nàng phải lưu lạc mười lăm năm. Trong quá trình lưu lạc đó, nàng gặp Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khánh, Giác Duyên, Từ Hải, Bạc Bà, Thúc Sinh, Hoạn Thư.. Mỗi người đều cho ta một cái nhìn khác về cuộc sống. Từ đó, tác giả Nguyễn Du vẽ lên trong tâm trí chúng ta về muôn vạn tính cách của con người và cho chúng ta một chút giác ngộ. Nguyễn Du không ngừng phản ảnh chế độ cũ ngày xưa. Qua hình ảnh Từ Hải, ta có thể thấy ước mơ của Nguyễn Du về một thế giới cong bằng mai sau thế nào. Qua Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Bà, Sở Khanh, ta có thể thấy những mối nguy trước mắt. Qua hình ảnh Hoạn Thư, ta lại tìm ra hình ảnh người phụ nữ thời xưa phải đấu tranh tư tưởng thế nào. Qua Thúc Sinh, Giác Duyên, ta lại thấy những con người có duyên không phận với ta. Tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ. Nói chung, Truyện Kiều của Nguyễn Du mang nhiều tầng ý nghĩa và thể hiện được tư tưởng đi trước thời đại của ông. Cũng cho thấy ông là một người khôn khéo và mưu trí. Đó là tấm gương cho những thi sĩ thời nay. Truyện Kiều còn là sự kết hợp của từ Hán Việt và từ địa phương, đặc sắc nhất là ngôn ngữ của dân tộc không ề bị phai màu trong những dòng Truyên Kiều. Truyện Kiều đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, nổi bật là ngôn ngữ và thể loại. Đến Truyện Kiều, ngôn ngữ tiếng Việt đã đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật ở cả ba phương diện biểu đạt, biểu cảm và thẩm mĩ; kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học, đồng thời nghệ thuật tự sự và miêu tả trong tác phẩm cũng rất đa dạng. Ngày nay, Truyện Kiều được biết đến rộng rãi. Nếu có cơ hội, các bạn hãy đọc hết Truyện Kiều để cảm nhận được nét đặc sắc nhé! Đọc Truyện Kiều
"Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen." Thực sự ấn tượng với 8 câu thơ mở đầu của Nguyễn Du, vần nhịp không cần bàn đến, nội dung quá sâu sắc. Chính ngòi bút này đã tạo nên tên tuổi của đại văn hào Việt Nam. Có dịp tiếp xúc với những vần thơ ấy qua một số đoạn trích trong chương trình học tập, mình cảm thấy may mắn vô cùng. Sau khi học hết lớp 9, thi vào lớp 10 xong, mình có đặt mua ngay trọn bộ, thử ngẫm nghĩ ý nghĩa của câu thơ ấy xem sao, và không dựa vào sự chỉ dẫn của thầy cô mà tự ngẫm, điều này khá khó vì thơ cụ Nguyễn Du không dễ cảm. Bộ truyện Kiều này là tinh hoa văn hóa dân tộc, là dấu ấn riêng mang tên Nguyễn Du. Quả thực khâm phục ngòi bút ấy!
Mình được tiếp cận với Truyện Kiều từ những lời ru của bà nội mình từ khi mình còn nhỏ. Bà hay ru mình nhất bằng đoạn: "Đầu lòng hai ả tố nga - Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân". Những vần thơ lục bát đó theo mình lớn lên và mình biết rằng đó chính là một phần đóng vai trò cực kỳ quan trọng để nuôi dưỡng nên tâm hồn yêu thơ văn của mình. Cho đến bây giờ, mình vẫn thuộc rất nhiều đoạn trong Truyện Kiều. Quả thực là "thuộc nằm lòng", nên cứ vậy không quên được. Lời thơ của cụ Nguyễn Du thì quá "chất", viết ít mà gợi ra rất nhiều.
Một bài review rất gãy gọn, đủ độ cuốn hút độc giả và có đầu tư. Tuy nhiên, mình nghĩ một bài review là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan. Bài của bạn đã có đánh giá khách quan, nhưng mình nghĩ bạn nên bổ sung một vài cảm nhận của bản thân. Hơn nữa, để thu hút người đọc, bạn hãy đưa ra một vài góc nhìn của nhà văn, nhà thơ xưa khi Truyện Kiều ra đời. Nhưng cụ Trứ từng cho rằng "Truyện Kiều cho đáng kiếp tà dâm" chẳng hạn, còn Tố Hữu lại cho rằng "Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du/ Tiếng thơ như tiếng mẹ ru những ngày". Đó là lời góp ý của mình, chúc bạn thành công!