Truyện Kiều - Huyết Lệ Của Nguyễn Du

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thương Nguyễn Thương, 2 Tháng sáu 2019.

  1. Truyện Kiều - Huyết Lệ Của Nguyễn Du

    Tên tác giả: Nguyễn Hà Thương

    Thể loại: Văn học - lịch sử, chia sẻ kiến thức, bình về tác phẩm


    * * *

    "Nguyễn Du, anh là ai

    Nỗi đau anh trùng với nỗi đau dân tộc

    Mượn câu Kiều hóa thạch cuộc đời chung"

    Nguyễn Du - một nghệ sĩ lớn - một trái tim lớn, "con mắt xanh của văn chương" đã để lại tinh hoa ngàn đời cho dân tộc Việt Nam. Muôn thuở nỗi đau thương đứt ruột của con người đặc biệt là người phụ nữ trong thời phong kiến luôn khơi nguồn thi cảm từ bề sâu nhân thế, không biết bao nhiêu thi nhân đã đau đớn lòng. Nguyễn Du đã bắt nhịp tâm hồn cùng tiếng khóc của người phụ nữ dưới đáy cùng bể khổ kia, để cất lên khúc hát rong về nỗi khổ phận người. Từ đó mà huyết lệ của đại thi hào Nguyễn Du đã đổ bóng thành khúc thiên trường ca bất hủ - Truyện Kiều.

    "


    Truyện Kiều" với 3254 câu thơ lục bát của Đại Thi Hào Nguyễn Du, kết tinh nhiều giá trị của con người trong mọi thời đại. Hiện nay, "Truyện Kiều" có nhiều bản dịch (10 bản) ra cùng một ngoại ngữ (tiếng Pháp) với nhiều thể loại khác nhau. Nguyễn Du dựa vào cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, đời Thanh ở Trung Quốc để sáng tạo ra Truyện Kiều, là kiệt tác số một của nền thơ ca cổ điển Việt Nam.

    Câu chuyện kể về một gia đình Vương Viên ngoại sống ở đời Minh bên Trung Quốc. Nhà có ba người con: Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Hai chị em mang nét đẹp tuyệt trần "mười phân vẹn mười" riêng nàng Kiều lại khiến người khác phải siêu lòng vì cái đẹp "sắc sảo, mặn mà", vì tài năng trời phú "Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm". Trong ngày hội Đạp Thanh Kiều và chàng Kim Trọng vô tình gặp nhau mối tình Kiều – Kim nảy nở "Tình trong như đã mặt ngoài còn e". Kim Trọng tìm cách gặp gỡ Kiều, nhờ cành kim thoa mà hai người ước hẹn, thề nguyền dưới trăng: "Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương". Khi Kim Trọng về Liễu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha. Nàng đành trao duyên cho Thúy Vân rồi Kiều theo tên họ Mã kia về Lâm Truy, mắc lừa Sở Khanh nàng bị coi như một món hàng buôn bán, bị Tú Bà làm nhục Kiều vào lầu xanh lần thứ nhất. May mắn thay được Thúc Sinh chuộc ra lấy làm vợ lẽ nhưng trong cái may lại gặp cái oan thương bởi Hoạn Thư – người vợ cả ghen tuông mà hành hạ nàng Kiều rất khổ sở buộc nàng phải bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư. Sau đó lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh, Kiều vào lầu xanh lần thứ hai tại Châu Thai. Một lần nữa Kiều được Từ Hải – người anh hùng hào kiệt chuột về, nàng ưng thuận lấy Từ Hải và trở thành mệnh phụ phu nhân. Nhưng đau đớn thay Kiều và Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến – một tên bất tài vô liêm sỉ. Từ Hải bị giết chết, Kiều bị ép lấy viên thổ quan, nàng đau xót tuổi nhục nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng được sư giác duyên cứu thoát, nàng nương nhờ cửa phật lần hai. Kim Trọng trở về biết chuyện đau đớn khôn nguôi, chàng đành kết duyên với Thúy Vân cho đúng tình nghĩa. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ được bổ làm quan. Cả gia đình qua sông Tiền Đường may mắn gặp sư Giác Duyên, tìm đến ngôi chùa Kiều đang ở. Nàng Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu biệt. [​IMG]

    Về giá trị hiện thực sâu sắc, truyện đã vạch trần bộ mặt thật của xã hội phong kiến ngày xưa. Khi giai cấp thống trị tha hóa cũng là lúc lũ bất tài hèn nhát, hám danh vô liêm sĩ hoành hành như tên quan Hồ Tôn Hiến khi ép Kiều gả cho tên thổ quan:


    "Lạ trong mặt sắt cũng ngay vì tình

    Nghĩ mình phương diện quốc gia

    Quan trên trông xuống người ta trông vào."

    Đó cũng chính là thời đại mà đồng tiền "ngự trị" sinh ra một xã hội bất công, công lí thuộc về kẻ mạnh, kẻ giàu sang. Muốn làm việc tốt, việc đúng như Thúc Sinh, Từ Hải chuộc kiều ra khỏi lầu xanh cũng phải nhờ vào sức mạnh của đồng tiền. Chính cái xã hội thối nát ấy đã thúc đẩy cái xấu cái ác lan tràn, đạo lý bị xem thường. Vì lời nói của thằng bán tơ mà quan "thanh minh" đã đến nhà Kiều như một lũ cướp ngày. Hành động của hắn giữa thanh thiên bạch nhật thách thức công lí, vì đồng tiền mà đổi trắng thay đen:

    "Tính bài lót đó luồn đây

    Có ba trăm lạng việc này mới xong"

    Không chỉ phản ánh về bộ mặt của xã hội mà còn là tiếng kêu thương oán đau khổ của những con người bị chà đạp trong xã hội phong kiến. Từ nàng kiều ta có thể thấy được biết bao thân phận "Thấp cổ bé họng" bị đối xử bất công, bị xem thường như vật sở hữu để buôn bán, bị chà đạp vùi dập. Một gia nhân tuyệt đỉnh như nàng Kiều cũng chỉ là "món hàng đắt giá" mà "bọn săn người buôn lùng" mà thôi.

    "Cò kè bớt một thêm hai

    Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm"

    Họ - những con người bị đày đọa phải sống trong kiếp đời tủi nhục, phải chọn cái chết để giải thoát cho cuộc đời mình. Nàng Kiều đã tự vẫn hai lần để thoát khỏi kiếp đời ô nhục – Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần. Họ không có được cuộc sống hạnh phúc, sẵn sàng hi sinh vì người thân, vì gia đình vượt qua bao đau thương, tủi nhục để mong cuộc sống ấm êm, nhưng đó cũng chỉ là mong ước - Kiều vì cha, vì em, vì gia đình mà hy sinh bản thân, trải qua 15 năm lưu lạc lắm gian truân cuối cùng cũng được đoàn tụ với gia đình nhưng hạnh phúc riêng thì không thể trọn vẹn với Kim Trọng "duyên cầm sắt, đổi ra cầm cờ".

    "Truyện Kiều" của thi hào Nguyễn Du không những mang lại giá trị hiện thực sâu sắc mà còn tạo nên "Bụi tác phẩm" bằng giá trị nhân đạo. Đó là nỗi niềm cảm thương mãnh liệt của thi nhân đối với kiếp người đau thương, đặc biệt là bị kịch của người phụ nữ: Nguyễn Du đã dự cảm về cuộc đời của họ "Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh", ông đau về số phận của họ ở tương lai, khóc cho tiếng "lầm than" của con người. Lo lắng nhìn thấy nhưng bất lực, chỉ còn biết dùng máu trong trái tim nhân đạo viết nên tiếng đau thương, những thiệt thòi, bất hạnh oan trái mà người phụ nữ phải gánh chịu. Đề rồi lời cay đắng phải thốt lên rằng:


    "Đau đớn thay phận đàn bà

    Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

    Với trái tim nhân đạo đâu, ông còn lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người: Bọn quan lại vì tiền đã đày đọa người phụ nữ xem họ như công cụ để kiếm tiền, kiếm danh. Lên án những bọn người "buôn thịt bán người", vì thế lực của đồng tiền mà ngang nhiên chả đạp lên người phụ nữ. Qua nàng Kiều Nguyễn Du đã ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến về nhan sắc: Vẻ đẹp diễm lệ, sắc sảo, mặn mà, quyến rũ hơn cả thiên nhiên. Ca ngợi tài năng của phụ nữ, qua tài năng của Kiều: Tư chất thông minh, đa tài: Làm thơ, hội họa, ca hát, đánh đàn, soạn nhạc mà tài nào cũng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật riêng tài đàn là vượt trội hơn hết "nghề riêng ăn đứt". Vẻ đẹp về nhân cách: Là người con hiếu thảo: Với nàng Kiều hạnh phúc riêng tư, tương lai cuộc đời nàng không bằng sự bình yên ấm em của người thân, gia đình:

    "Thà rằng liều một thân con

    Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây"

    Vẻ đẹp về sự thủy chung: Là người tình son sắt, hết mực yêu thương chân trọng tình cảm với người mình yêu:

    "Bên trời góc bể bơ vơ

    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai"

    Vẻ đẹp nhân hậu vị tha: Sau 15 năm "gió đập sóng va", sống cuộc đời ô nhục nhưng nàng Kiều vẫn quên hết đau thương mà lo nghĩ cho người thân, người mình yêu. Qua đó ta thấy được sự cảm thương sâu sắc, sự chân trọng của Nguyễn Du về những khát khao ước mơ có cuộc sống tươi đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ. Không chỉ thế bộ mặt thối nát của xã hội phong kiến cũng được vạch trần, lên án một cách đúng nhất. Cảm hứng nhân đạo đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thi ca.

    "Truyện Kiều" mang nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc: Sử dụng đúng của văn học cổ khi dùng bút pháp ước lệ để gợi tả nhan sắc của kiều, vân dụng sáng tạo bút pháp ước lệ: Kết hợp với nghệ thuật đòn bẩy tả Thúy Vân trước lấy đó làm nền tôn lên vẻ đẹp của Kiều "Kiều càng sắc sảo mặn mà.." có thể nói Thúy Vân "Sắc trung chi hiền" còn Thúy Kiều "Sắc trung chi thánh", thêm vào đó là bút pháp vịnh cảnh ngụ tình: Nhân vật của ông hiện ra chân thật, sống động và rất đời "Người buồn thì cảnh có vui đâu bao giờ" sự thành công này không chỉ ở cái tài mà còn xuất phát từ cái tâm: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". "Truyện Kiều" là một tòa kiến trúc bằng ngôn ngữ kỳ tuyệt trong nền văn học nhân loại "– Nguyễn Du là một bậc thầy phu chữ dùng từ rất đặc sắc, có chọn lọc kết hợp hài hòa giữa hai lớp ngôn từ bình dân và bát học, ít chữ mà nhiều ý, câu thơ mượt mà gợi ra nhiều hình tượng nghệ thuật không đáy về ý nghĩa, nó giống như tảng băng trôi, phần nổi ít, phần chìm nhiều. Ngôn từ trong" Truyện Kiều "đáp ứng được ba yêu cầu để tác phẩm trở thành thiên trường ca bất hủ đó là: Gợi hình, gợi cảm và thẫm mỹ.

    " Truyện Kiều "là niềm tự hào của dân tộc ta, là kỳ quan bất hủ của thế giới. Giá trị nội dung và giá nghệ thuật của Truyện mang" bụi thời gian "cho tác phẩm. Thưởng thức" Truyện Kiều "ta như đang rơi vào bể khổ nhân thế. Thể hiện một xã hội đen tối, tha hóa khiến cho cái đẹp cái tốt phải bần cùng, bị chà đạp vùi dập thảm thương, khiến cho cái xấu cái ác lan tràn, hoành hành, đạo đức suy đồi, lòng người không phục. Từ đó ta càng thấm thía hơn, càng sâu sắc và chân trọng cuộc sống hiện tại." Truyện Kiều "là kiệt tác văn chương bất hủ của mọi thời đại – tiếng thơ động đất trời. Nguyễn Du – đại thi hào của dân tộc, ông sống với thời gian bằng chất riêng của mình. Tố Hữu đã viết lời thơ kính gửi cụ Nguyễn Du:


    " Tiếng đàn xưa đứt ngang dây

    Hai trăm năm lại càng say lòng người "

    Cuộc sống như một dòng chảy bật tận, nhưng cái tâm cái tài của người nghệ sĩ đều được gìn giữ một cách tròn đầy và nguyên vẹn nhất." Truyện Kiều"mang kiệt tác của thi hào Nguyễn Du lan rộng đến mọi người, cho ta thưởng thức, say đắm rồi bất chợt tỉnh dậy nhìn lại cuộc sống ấm no, đầy đủ hiện tại thì càng chân trọng hơn. Phải chăng sức mạnh vô hình của bản thiên trường ca bất hủ là đây!

    Thanks for your love
     
    Last edited by a moderator: 4 Tháng chín 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...