Trọng Sinh Con Đường Tôi Đi - Vân Phong Nam Thiên

Thảo luận trong 'Truyện Drop' bắt đầu bởi Vân Phong Nam Thiên, 12 Tháng sáu 2020.

  1. Vân Phong Nam Thiên

    Bài viết:
    92
    [​IMG] Tên truyện: Con đường tôi đi

    Tác giả: Vân Phong Nam Thiên

    Link thảo luận: [Thảo Luận - Góp Ý] - Các Tác Phẩm Sáng Tác Của Vân Phong Nam Thiên

    Thể loại: Trọng sinh

    Tóm tắt

    Truyện thuộc thể loại trùng sinh nhưng điều mới mẻ ở đây là nhân vật chính sau khi trùng sinh muốn lại được về bên gia đình nhỏ của mình như kiếp trước. Chặng đường Huệ Vân (tên nhân vật chính) sẽ bằng phẳng không khi cô đã biết trước được tương lai. Vì yêu chồng thương con đã tạo nên sức mạnh khiến cô có thể trùng sinh. Cô có thuận lợi gặp lại chồng và con trai không? Có trả nợ được những món nợ ân tình mà cô mắc nợ từ kiếp trước không? Cũng không biết kiếp này cô có đủ bản lĩnh để đáp trả những kẻ xấu đã từng hại cô và gia đình không? Một cô gái dám đứng lên chống chọi lại những kẻ có tiền có quyền thế sẽ khó khăn đến mức độ nào? Cô sẽ buông bỏ hay sẽ đặt trên vai nhiều hơn những gánh nặng cô tự cho rằng mình phải gánh vác. Hãy đón đọc "con đường tôi đi" để thấy cô gái nhỏ ấy kiên cường đến mức độ nào.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng ba 2021
  2. Vân Phong Nam Thiên

    Bài viết:
    92
    Chương 1: Hồi Sinh

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Huệ Vân thấy cơ thể mình trôi bồng bềnh vô định trong không trung. Cô muốn mở mắt ra xem mình đang ở đâu mà không sao mở được, cô càng cố gắng mở mắt ra nhưng dường như có sức mạnh vô hình nào đó kéo lại. Rồi ngay lúc này cô lại thấy rất nhiều nước đang chui vào mũi, và cả người như đang chìm dần vào trong nước, lồng ngực như có ai đè chặt xuống, theo bản năng hai tay hai chân cùng kết hợp nâng đẩy cơ thể và rồi lại xuất hiện cảm giác trôi nổi trên mặt nước khiến Huệ Vân rất dễ chịu khoan khoái. Tất cả các cảm giác xuất hiện chân thực đến lạ kỳ, "thì ra đây là cảm giác khi chết, các cụ nói cấm có sai trần sao âm vậy" Huệ Vân nghĩ. Cô tận hưởng sự thoải mái vô lo vô nghĩ mà khi sống không có. "Thì ra khi đón nhận cái chết lại bình thản, nhẹ nhàng đến vậy."

    Huệ Vân từ từ mở mắt ra nhìn thấy xung quanh cây cối xanh tươi, còn bản thân đang nổi bồng bềnh trên mặt nước giống như đám lục bình. Mặt ao dày đặc béo tấm nhưng chúng vẫn giữ khoảng cách nhất định với cô "chỗ của người chết cũng thật lạ, đến bèo tấm cũng sợ mình, không lẽ mình chết khó coi vậy sao?". Huệ Vân nhìn xung quanh thêm lần nữa, tuy có chút lạ lẫm nhưng lại thấy có phần quen thuộc, dường như cô đã từng trong hoàn cảnh này rồi. Tiếp tới cô nghe như có tiếng trẻ nhỏ gọi cô:

    "Vân có sao không mau lên bờ đi!"

    Nhìn lại phía có tiếng nói cô thấy có bạn nhỏ quen mắt trông rất giống Cẩm Hoa ngày nhỏ. Huệ Vân giơ tay lên nhìn là bàn tay nhỏ gầy guộc của đứa trẻ, cô bàng hoàng không biết chuyện đang xảy ra. Phía Cẩm Hoa đứng có cây cầu ao nhỏ Huệ Vân đẩy mình bơi ngửa tiến về phía cầu ao, phải chật vật lắm cô mới leo lên cầu ao. Sau nhưng giây phút bàng hoàng Huệ vân buộc phải tiêu hóa thông tin mình không chết mà còn trùng sinh; từ một người ngoài năm mươi tuổi nay bất ngờ được tấm vé miễn phí về tuổi thơ. Cẩm Hoa không nhận ra sự khác lạ của bạn, cô nhóc chạy lại gỡ bèo tấm còn vương trên tóc Huệ Vân rồi hỏi:

    "Mày có sao không?"

    Huệ Vân lắc đầu trả lời:

    "Tao không sao. Tao về trước thay quần áo, nay chơi vậy thôi."

    Cô gái nhỏ bước từng bước chân nặng nề về nhà, mỗi bước chân đặt trên con đường nhỏ đã khơi gợi lại tuổi thơ đầy vất vả, thiếu thốn. Cô nhớ lại được đây là lần cô đi bẻ nhãn cùng Cẩm Hoa và nhảy từ trên cây xuống đất rồi lăn xuống ao như trái bóng. Lần đó còn bị sặc nước ao và bèo tấm, còn bây giờ dễ dàng hơn khi cô biết bơi. Nói là đi bẻ nhãn cho oai chứ thực ra cây nhãn đó họ đã bẻ hết quả nay trèo lên bẻ những quả còn sót lại. Trái cây lúc này vẫn là đồ ăn vặt xa xỉ của bọn con nít, chứ bình thường chúng chỉ được xơi sung chát, khế chua hoặc quả meo (quả mít non) đã là tốt lắm rồi.

    Về đến căn nhà nhỏ của gia đình thấy lại cảnh nghèo khó cô không khỏi xót xa, căn nhà lợp rạ vách rơm trát bùn xiêu vẹo như sắp đổ. Thời gian này nhà cô mới tách ra ở riêng nên rất thiếu thốn, nhất là chum gạo luôn trong tình trạng nhìn thấy đáy. Bố Huệ Vân quanh năm bệnh tật quấn thân, còn mẹ cô là người phụ nữ rất kiên cường. Thương chồng ốm yếu, con gái nhỏ dại bà đặt trên vai ghánh nặng trụ cột gia đình. Mẹ đã động viên bố đừng lo lắng chỉ cần cả nhà cùng cố gắng rồi khó khăn nào cũng sẽ vượt qua. Huệ Vân biết đây là khoảng thời gian gia đình mình khó khăn nha tứa.

    Kiếp trước cô chỉ là bạn nhỏ năm tuổi mới biết ăn biết chơi ngoan để bố mẹ làm việc kiếm cơm. Kiếp này sống lại cô có cơ hội làm lại nên muốn thay đổi, cô muốn kiếm thật nhiều tiền để chum gạo không còn nhìn thấy đáy. Vào nhà thay bộ quần áo ướt ra, khoác trên mình bộ quần áo chắp vá vài miếng nhưng rất sạch sẽ. Nhìn bóng nắng cô ước chừng đến giờ nấu cơm trưa. Nếu như cô nhớ không nhầm thì hôm nay bố mẹ đang đi nhặt cỏ lúa, giờ này bố đang đi thả lưới bắt cá. Huệ Vân kiểm tra nhà trên dưới bếp một vòng rối vác rổ ra đồng hái rau lang nấu canh. "Ăn như thế này thì bố mẹ sao có sức khoẻ làm việc, giờ mình còn nhỏ phải làm sao để giúp đây, nếu đã có cơ hội quay về thì mình không thể để cảnh đói khổ lặp lại lần nữa". Khi cơm canh đã chín cô nhóc đang dọn cơm ra chõng tre thì bố mẹ cũng về đến nhà. Huệ Vân chạy ra ngó xô cá, thấy được khá nhiều cá trong đó có hai con chuối hoa to. Huệ Vân liền nghĩ tới món cá nướng mà ứa nước bọt cô chẹp chẹp miệng thì bà Thanh hỏi:

    "Con đang làm gì đấy?"

    "Con thấy đói nên nấu cơm."

    Thấy mẹ nhìn xung quanh với vẻ mặt lo lắng, Huệ Vân nũng nịu:

    "Mẹ yên tâm con đun bếp cẩn thận lắm, lửa không bén ra ngoài, mẹ thấy con có giỏi không?"

    Huệ Vân chạy tới ôm chân mẹ dụi dụi vào trông như cún con ngoan ngoãn. Một lần nữa được xà về vòng tay mẹ, Huệ Vân cũng quên luôn mình đã từng qua một kiếp người. Bà Thanh kéo tay con gái lại kiểm tra một vòng thấy con không sao mới yên tâm dặn con:

    "Lần sau bố mẹ sẽ về sớm, con còn nhỏ chưa làm được những việc này."

    "Mẹ! Con đã lớn rồi! Con làm được, từ nay việc cơm nước mẹ cho con giúp mẹ. Mẹ cho con làm mẹ nhé!"

    Huệ Vân nài nỉ. Bà Thanh không biết nên làm sao cho tốt, bà cũng muốn con gái sớm tự lập nhưng như vậy tuổi thơ của con sẽ không mấy vui vẻ.

    "Mẹ cứ để con làm đi! Con hứa sẽ cẩn thận mà mẹ! Mẹ! Mẹ! Hay mẹ đi xem nhưng việc hôm nay có làm rồi quyết định."

    Từ bếp, sân, trong nhà được quét tước sạch sẽ, đồ đạc xếp ngay ngắn gọn gàng. Trên chõng tre mâm cơm đã được dọn ra và đậy lại bằng cái rá. Nồi cám lợn để cạnh sân giếng đẫ đủ rau được băm nhỏ. Ngoài chuồng bò máng thức ăn đã đầy rơm, con bò đang chậm dãi nhai từng nắm rơm. Phía cuối vườn dưới gốc nhãn có đàn gà mẹ con duy nhất cũng không còn kêu như mọi khi nữa mà khoan khoái sải cánh ra phơi. Một đứa trẻ năm tuổi mà làm được như thế này đã là quá tốt rồi. Bà Thanh không thể từ chối, bà đồng ý cho con gái tùy ý lo việc nhà bởi bà biết rằng không thể ngăn cản được con. Cả nhà ăn cơm xong rồi đi ngủ trưa, lần đầu tiên kể từ khi lấy chồng bà Thanh được nghỉ trưa bởi cô con gái nhỏ đã làm hết phần việc buổi trưa của bà. Bà lật qua lật lại mà chưa ngủ được có lẽ là do không có thói quen ngủ trưa, quay sang đã thấy con gái đã ngủ. Ngồi dậy quạt cho con mà lòng bồn chồn khó tả, thấy con đã mát bà đi nấu cám rồi kho cá luôn.

    Huệ Vân cũng không ngủ được cô chỉ nhắm mắt để đấy. Cô vẫn chưa chấp nhận được cái sự thật cô đã quay về, nhớ lại hòa cảnh nghèo khó trước đây của gia đình mà cô không nén nổi chua xót. Hoàn cảnh nghèo khó làm cho vầng trán của bố lúc nào cũng nhăn lại, khổ nhất là khi gió Bấc về các khớp xương xưng đỏ lên;có khi không tự đi được phải chống gậy, dù ốm đau như vậy mà ông vẫn cố gắng đan lát kiếm thêm chút tiền mỗi khi nông nhàn. Sự nghèo khó cũng in rõ lên khuôn mặt khắc khổ của mẹ, làn da đen bóng vì nắng do, đôi tay chai sần xù xì vì cổ cày vai gánh, cũng không biết bao nhiêu lần nước mắt mẹ rơi vì thương bố đau yếu. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, chồng hay ốm đau, con còn nhỏ dại là động lực để bà cố gắng hơn.

    Rồi Huệ Vân nhớ tới gia đình nhỏ của mình, nhớ con trai, nhớ chồng. Nhớ đến những đắng cay mà gia đình nhỏ của cô phải trải qua. Ở kiếp trước con trai cô là một chiến sĩ công an trẻ tuổi dũng cảm có nhiều thành tích trong công tác, là niềm tự hào lớn nhất của Huệ Vân. Cô hiểu thằng bé là người như thế nào nên cô tin con trai bị oan. Tất cả chỉ là cái bẫy, một vở kịch được dựng lên để thằng bé là vật thế; mọi chứng cứ đều là những mũi giáo đang chĩa vào thằng bé. Cái bẫy quá hoàn hảo khiến con trai cô rơi vào thế "vạn kiếp bất phục". Kiếp này sống lại cô nhất định phải giúp bố mẹ thoát nghèo, nếu có duyên tìm lại được gia đình nhỏ kiếp trước cô sẽ giúp gia đình nhỏ của mình thoát khỏi thảm cảnh trong tương lai. Dần dần Huệ Vân chìm vào giấc ngủ.
     
    Last edited by a moderator: 9 Tháng tám 2021
  3. Vân Phong Nam Thiên

    Bài viết:
    92
    Chương 2: Con không đi học

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thời gian cứ lẳng lặng trôi, trở về phải mất hai tháng Huệ Vân mới ổn định được tâm lí và làm quen lại cuộc sống thường ngày thì cũng là lúc năm học mới bắt đầu. Lớp mầm non ngay cạnh nhà nhưng nhất định cô không chịu tới lớp, nếu giờ cô mà đi học thì bao nhiêu kế hoạch và dự định của cô phải đặt dấu chấm hết rồi kết quả kiếp trước lại xảy ra lần nữa. Cô bày đủ ra các chiêu trò để không phải đi học. Khi mẹ lôi cô nhóc đến lớp, cô ôm chắc cột nhà, gỡ ra khỏi cột nhà đi đến lớp đến cửa lớp thì bám chắc vào người mẹ, càng cố gỡ ra cô nhóc càng khóc lóc thảm thiết. Đây là lần đầu tiên con gái không nghe lời. Bà Thanh giận dữ quát lớn:

    "Tại sao không đi học?"

    "Con không thích đi học, con thích làm việc kiếm tiền." Huệ Vân dõng dạc đáp.

    "Con còn nhỏ thì làm được việc gì mà kiếm tiền chứ? Việc quan trọng của con bây giờ là học."

    "Học bây giờ phải mất tiền, để con kiếm tiền rồi học sau."

    Nghe con nói bà Thanh ngẩn người "nó bé vậy thì làm được việc gì kiếm tiền chứ?" Nói con câu nào con cãi lại câu đấy, bà nghĩ do quá chiều chuộng con. Bà nghiêm giọng:

    "Nếu bây giờ con không đi học thì sau này mẹ sẽ không cho con đi nữa! Đợi con nghĩ kĩ rồi trả lời mẹ, còn bây giờ đi về."

    Cô nhóc lũn cũn chạy theo sau mẹ ngoan như cún con. Thấy con gái khóc lóc và nói năng đâu vào đấy khiến bà Thanh phải mềm lòng đồng ý với đòi hỏi vô lý của con, biết mẹ đang giận cô chạy tới nắm tay mẹ thủ thỉ:

    "Khi nào cần phải đi học con sẽ đi, con hi vọng mẹ tôn trọng quyết đinh của con."

    Phần thì giận con phần thì nghĩ con còn nhỏ học muộn một vài năm cũng không sao; thực tình thì bây giờ cũng không có cả tiền đóng học cho con. Bà Thanh không nói gì, biết mẹ nguôi giận Huệ Vân vui như mở cờ trong bụng, cô phải kiên trì bảo vệ quyết định của mình. Nếu giờ mà đi học cô sẽ không có cơ hội thực hiện kế hoạch.

    Hai tháng nay cô làm việc nhà tươm tất, bữa cơm rất hay thay đổi món sẵn kiếm được ở ngoài đồng. Lúc thì cá bố đi thả lưới, lúc thì cua ốc hến cô đi mò, đôi khi thì quả trứng gà, thậm chí cả món "tôm bay" nữa. Tự tay cô nàng làm cái vợt để vợt châu chấu vừa để nuôi gà vừa cải thiện bữa ăn, món ăn được chế biến từ côn trùng này vài năm tới sẽ có cái tên vô cùng thân thương "tôm bay".

    Huệ Vân còn nhờ bố đan cho rọ cua, để phòng khi nước về đầy hay trời mưa ngập nước không lội mương được. Chiều lòng con gái ông Mẫn cũng đan rọ cua theo mô tả của con. Phần thì làm rọ cũng không mất nhiều thời gian, phần thì coi như làm đồ chơi để con chơi. Được bố đan cho 10 cái rọ tuy ít nhưng cũng tạm đủ cho thời gian đầu. Những hôm bố đi thả lưới về có cá Huệ Vân mon men đến nhặt những đầu cá mẹ cắt bỏ rồi chia đều vào rọ sau đó đem ra mương thủy lợi thả. Một buổi chiều thả rọ kết quả ngoài mong đợi được rất nhiều cua ước chừng tầm hai cân. Cả hai ông Mẫn và bà Thanh đều bất ngờ trước thu hoạch của con gái. Rồi ông Mẫn nghĩ tới nếu ông đan thêm rọ trước là mình dùng sau đó là bán ra sẽ tăng thêm thu nhập. Ông nói với vợ:

    "Mình ơi! Tôi có ý này, tôi sẽ đan thêm nhiều rọ để bán vào mùa hè sang năm và cùng đi thả rọ với con. Nhà mình sẵn tre nên không bán được cũng không sao chỉ mất chút công làm."

    Thấy được hiệu quả từ con gái bà Thanh không phản đối, bà chỉ mong cố gắng nhặt nhạnh để khó khăn của gia đình sẽ hết. Bà vừa mừng vừa lo khi con gái ngoan ngoãn và hiểu biết với đứa trẻ 5 tuổi mà có suy nghĩ như vậy là vượt quá sức tưởng tưởng của bà. Ông Mẫn cũng hiểu được nỗi lo của vợ, nhưng biết làm sao có lo lắng cũng không giải quyết được gì đành phải sát cánh bên con để con yên tâm phát huy khả năng. Mình bộc lộ khả năng quá sớm khiến bố mẹ cũng lo lắng nhưng Huệ Vân biết dù thế nào thì bố mẹ sẽ đều ủng hộ mình, nên càng cố gắng làm việc nhiều hơn.

    Đàn gà con tách mẹ đã lớn, dưới bàn tay chăm sóc của Huệ Vân bọn chúng mập mạp và khoẻ mạnh. Còn gà mẹ đang ấp thêm ổ trứng nữa. Một mảnh ruộng nhỏ cô trồng đủ các loại rau lúc nào cũng xanh non mơn mởn như: Mồng tơi, rau đay, rau muống. Cây mướp cô trồng không làm giàn được nên đành cho leo lên cây mít ở góc vườn, không phụ công cô chăm sóc mướp sai quả treo lủng lẳng trên cây mít. Rau trồng nhiều không ăn hết, cua ốc hến Huệ Vân bắt được không ăn hết nên sau vài ngày mẹ lại đi chợ bán bớt cùng với hàng đan lát của bố, tuy không nhiều nhưng cũng thêm được đồng mắm muối. Mỗi lần mẹ đi chợ về Huệ Vân lại xin mẹ một đồng cất đi, bà Thanh rất vui vẻ đưa cho con gái bà biết con sẽ không tiêu linh tinh.

    Khi chăm sóc ruộng rau cô bắt thêm cả sâu "ban miêu" về phơi khô chờ cơ hội ra thành phố H bán cho nhà thuốc gia truyền. Huệ Vân biết được sâu này là thuốc quý và biết cách sơ chế vì kiếp trước lớp đại học của cô có cậu bạn nhà làm thuốc, nhà cậu ấy rất cần loại thuốc này. Huệ Vân còn tìm thêm cây cối xay cũng là vị thuốc dễ trồng dễ bán, cô đem trồng quanh bờ rào nghĩa trang nhân dân của thôn khi theo bố đi chăn bò. Bố cô rất thích ăn rau thơm, nên Huệ Vân cũng tìm thêm cây kinh giới vừa thêm rau gia vị vừa là vị thuốc có thể bán lấy tiền. Hàng xóm bận rộn cũng chả buồn để ý cô nhóc năm tuổi có thể làm được những việc gì. Chỉ có bà Thanh thấy con làm việc chăm chỉ không khỏi xót xa.

    Qua trung thu khi công việc đồng áng đã xong, mùa bắt sâu thuốc cũng hết Huệ Vân kiểm tra số thuốc thấy sâu không cũng ước chừng hơn một cân, lá cối xay khô cũng được khoảng hơn chục cân, kinh giới khô cũng tầm năm cân cộng thêm tiền tiết kiệm mười đồng. Theo như tính toán của Huệ Vân với hơn một cân sâu thuốc sẽ được bảy trăm năm mươi đồng, lá cối xay khô được khoảng một trăm năm mươi đồng, kinh giới khô tầm năm mươi đồng như vậy sẽ có chín trăm năm mươi đồng; với số tiền này nhà Huệ Vân cũng mua được trên ba tạ thóc.

    Điều mấu chốt bây giờ là làm sao có thể đưa số thuốc này đến nhà thuốc gia truyền Hoàng Nguyên – nhà của Hải Đăng để bán. Lúc này xe khách đi thành phố rất ít mà tiền xe cũng hết nhiều với số tiền mười đồng kia sẽ không đủ tiền xe. Huệ Vân nghĩ ra việc đi xe đạp sẽ hết chừng bảy mươi cây số, cả đi cả về sẽ mất một ngày cô đang băn khoăn không biết có nên nói cho mẹ biết không. Bởi khi có mẹ đi cùng thì sự an toàn của mình mới được đảm bảo. Nhưng phải nói sao mẹ mới tin và thực hiện cùng cô đây.

    Cuối cùng Huệ Vân nghĩ ra được câu chuyện hoàn hảo để nói với mẹ. Cô nàng đưa cho mẹ xem số thuốc mình gom được và nói với mẹ rằng trong một lần nghe đài cô biết được nhà thuốc gia truyền Hoàng Nguyên tại phường X, quận T thành phố H đang thu mua những vị thuốc này. Mở bì chứa hai vị thuốc ra bà Thanh không khỏi lo lắng sợ con gái có chút vấn đề về đầu óc.

    Vì con "tiên" – một tên gọi khác của sâu "ban miêu" nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc. Đã có trường hợp bị chó dại cắn biết chắc sẽ phải chết và người đó có tư tưởng độc trị độc liền đi bắt một nắm con này về ăn, không những không khỏi mà cơn dại đến nhanh hơn cuối cùng người đấy cũng chết vì lên cơn dại, nghe đâu người đó còn có cái chết đáng sợ hơn những người lên cơn dại thông thường. Thấy mẹ trầm ngâm suy nghĩ Huệ Vân biết mình thuyết phục mẹ sẽ khó khăn, đang định nói tiếp thị mẹ đưa tay túm lại hai bì thì Huệ Vân nhanh tay kéo vào lòng mình năn nỉ mẹ:

    - Mẹ ơi đây là thuốc con vất vả lắm mới gom được chừng này, mẹ tin con đi bán hết chỗ thuốc này chắc cũng đủ thóc ăn qua kỳ giáp hạt

    Cô nhóc nói kế hoạch đi tỷ mỉ cho mẹ nghe. Hai mẹ con có mười đồng làm phí đi đường, còn ăn thì gói tạm nắm cơm với chai nước. Hai mẹ con đi xe đạp từ đâu đến đâu, qua đâu. Nghe con nói xong bà Thanh rơi vào trạng thái khủng hoảng vì bản thân bà chưa đi đâu ra khỏi nhà xa như vậy bao giờ, thậm chí còn không biết những gì con nói có đúng không nữa. Thấy mẹ càng băn khoăn Huệ Vân tiếp tục:

    - Mẹ có biết vì sao con lại quyết định nói với mẹ không? Trước sau thì số thuốc này phải được mang bán, con nói với mẹ là để có bạn đồng hành khi đó chuyến đi của con sẽ an toàn hơn. Mẹ coi như một chuyến đi chơi xa, chuyến đi này có kết quả tốt thì nhà mình sẽ kiếm được một khoản tiền khá lớn hàng năm. Như vậy con mới có tiền đi học, bệnh của bố mới được chữa khỏi.

    Thấy sự kiên định trong mắt cô con gái hơn năm tuổi, nghe con gái nói xong bà Thanh càng khiếp đảm hơn. Bà nghe ra ý con sẽ tự mình đi kể cả khi không có người lớn đi cùng. Bằng những việc gần đây con gái làm bà tin dù bà có cấm cản thì con gái cũng trốn đi. Lại một lần nữa bà lại vô điều kiện nghe theo con. Rồi hai mẹ con chuẩn bị hành trang để sáng sớm hôm sau lên đường, bà định dấu ông Mẫn để ông khỏi lo lắng, song chuyến đi xa này khá mạo hiểm bà đành bàn bạc lại với chồng. Thấy vợ con có quyết định nên ông không ngăn cản. Ông quyết định đi cùng nếu có khó khăn nguy hiểm gì thì cả gia đình cùng vượt qua. Ông ra nhà Bác Cả mượn xe đạp, còn bà ở nhà chuẩn bị cho chuyến đi vào sáng sớm ngày mai.
     
    Last edited by a moderator: 9 Tháng tám 2021
  4. Vân Phong Nam Thiên

    Bài viết:
    92
    Chương 3: Ra thành phố

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sáng sớm tinh mơ bà Thanh thức dậy chuẩn bị cơm nắm và gói muối vừng để lên đường. Chuẩn bị thức ăn cho lợn gà trong ngày để chúng khỏi phá chuồng hoặc đói quá đi lạc. Lục trong túi đếm được một trăm đồng thêm mười đồng con gái đưa hôm qua bà gói cẩn thận lại đề phòng bất trắc. Bà buộc thuốc lên xe của chồng, buộc thêm ghế xe cho con gái lên xe của mình đề phòng con bé đi xa ngủ gật dọc đường. Chuyến đi xa này khiến bà vô cùng hồi hộp, bà không dám chắc con sẽ đúng nhưng bà ủng hộ con vô điều kiện. Sau khi chuẩn bị xong bà gọi chồng con dậy ăn sáng rồi lên đường. Mỗi người một suy nghĩ mỗi người một tâm trạng tuy nhiên lại cùng một mong muốn là chuyến đi có kết quả tốt đẹp.

    Huệ Vân chỉ đường cho bố mẹ đi vào thành phố H qua cửa ngõ phía Bắc vì cô biết con đường này đến nhà Hải Đăng gần nhất. Bà Thanh hỏi đường theo chỉ dẫn của con. Bây giờ là mùa thu buổi sáng sớm có chút se se lạnh, đi đến bến đò thì trời cũng đã sáng rõ, vừa may đò chuẩn bị sang sông cả nhà ba người với hai chiếc xe đạp lên đò sang sông hết bốn đồng. Mặt trời lên cao có chút nắng gắt nhưng không ảnh hưởng đến hành trình của gia đình Huệ Vân.

    Con đường được phủ bóng mát bởi hai hàng xà cừ cổ thụ ven đường. Những cây xà cừ rất to phải ba người lớn ôm mới xuể, Huệ Vân nhớ không nhầm thì chưa đầy chục năm nữa hàng cây cổ thụ này đồng loạt bị đốn hạ. Lúc này đường cao tốc chưa được xây nên khi bà Thanh đưa địa chị hỏi đường thì người ta chỉ bà đi đường quốc lộ. Lúc này Huệ Vân nhớ ra con đường nay cô đã từng đi qua, gần đến đường rẽ vào thành Cổ thì rẽ phải đi thêm 6km thì đến chân cầu bắc qua sông lớn vào nội thành. Đến chân cầu Huệ Vân nhắc bố mẹ ăn cơm xong lấy sức rồi tiếp tục lên đường. Lần đầu tiên đặt chân đến nơi này ông Mẫn có cảm xúc vô cùng khó tả, nó tấp nập phồn hoa quá. Còn bà Thanh thấy được cảnh hối hả, nhộn nhịp khiến bà trùn bước. Nhìn trời cũng chừng mười một giờ trưa, cả nhanh chóng ăn xong còn tiếp tục lên đường, nếu cố nấn ná sẽ về muộn.

    Hai ông bà thong thả đạp xe trên cây cầu dài bốn cây số bắc qua sông, và thực sự sốc khi đặt chân vào nội thành. Nhà cửa san sát xe cộ tấp nhập qua lại, lúc này trùng lúc tan giờ làm buổi sáng nên hai ông bà đi đường có chút chật vật. Bà Thanh ghé vào quán nước ven đường tiếp tục hỏi thăm đến nhà thuốc. Huệ Vân vô cùng thích thú vì được nhìn khung cảnh của thành phố vào thập niên chín mươi, có tiếng tàu điện kêu leng keng, tiếng hàng rong rao bán rộn ràng khắp đường phố. Huệ Vân biết chỉ cần đi thêm khoảng cây số nữa là tới nhà Hải Đăng.

    Huệ Vân thấy có hai thanh niên mặt mày bợm trợn, xăm trổ đầy mình đi theo gia đình cô cũng được hai cây số rồi. "Không lẽ là cướp?" Huệ Vân thoáng giật mình khi nghĩ vậy. Đúng cô chưa từng nghĩ đến một ngày sẽ trạm mặt với những đối tượng này. Ra khỏi tiệm thuốc với số tiền kia nhà mình sẽ gặp nguy hiểm, làm thế nào bây giờ? Trong lòng Huệ Vân nóng như lửa đốt. Vừa quan sát hai kẻ khả nghi, vừa nghĩ cách thoát khỏi tầm ngắm của bọn chúng, nên khi bố mẹ đến cửa nhà thuốc Huệ Vân không hay biết. Ông Mẫn, bà Thanh dắt xe vào trong sân qua cửa bên của nhà thuốc đến khi hai kẻ khả nghi tạm biến mất trong tầm nhìn của Huệ Vân thì cô mới biết đã đến nơi. Ông Mẫn dỡ thuốc xuống xe mang vào chờ đến lượt cân thuốc, Huệ Vân dắt mẹ vào cùng. Ngồi chờ Huệ Vân thoáng nghe được nhà thuốc cũng gửi thuốc cho bệnh nhân qua bưu điện. Nghĩ ra được cách giải quyết Huệ Vân vui như mở cờ trong bụng.

    Đến lượt nhà Huệ Vân mang thuốc vào, lương y Hoàng Nguyên kiểm tra tất cả số thuốc, ông rất hài lòng với chất lượng, cách bảo quản rất tốt, tính số thuốc nhà Huệ Vân được một ngàn một trăm năm mươi đồng. Ông Mẫn và bà Thanh không thể tin nổi vào tai mình, Huệ Vân nhìn thấy được niềm vui sâu thẳm trong suy nghĩ của bố mẹ cô lại kiên định thêm với hướng đi mà mình lựa chọn. Ngoài cửa còn hai ôn thần đang chờ nhà mình ra khỏi nhà thuốc nên Huệ Vân chạy đến chỗ ông Hoàng Nguyên, kéo tay áo ông rồi hỏi:

    "Bác ơi số tiền này bác có thể chuyển qua bưu điện về nhà cháu được không ạ?"

    "Nhà cháu ở đâu?" Ông Nguyên ngạc nhiên hỏi.

    "Thật xin lỗi! Cháu còn nhỏ tuổi mong ông thông cảm!" - Ông Mẫn lên tiếng.

    "Nhà cháu ở xa lắm, phải đạp xe hết buổi sáng mới tới đây nên cháu muốn hỏi sau này nhà cháu có thể gửi thuốc qua bưu điện đến nhà bác được không ạ."

    Nhìn đứa trẻ chừng năm, sáu tuổi nói rõ ràng mạch lạc khiến ông Nguyên vô cùng thích thú và sảng khoái đáp lại:

    "Được!"

    "Trên rừng nhà ông bà ngoại cháu còn có loại cây có quả trông rất xấu xí có tên gọi là quả mặt quỷ, cũng có cả cây dây leo hoa vàng có tên gọi là kim ngân. Nhà bác có cần hai loại này không?"

    "Có! Có bao nhiêu bác lấy hết, chỉ cần cháu phơi khô và bảo quản cẩn thận như bì thuốc kia là được."

    "Vâng! Trước mắt số tiền kia bác gửi cho nhà cháu sau, chứ bây giờ mang số tiền lớn như vậy đi đường cháu nghĩ là không an toàn."

    Đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, ông Nguyên không ngờ cô nhóc lại biết đến hai loại thuốc quý Kim Ngân Hoa, và Quả Mặt Quỷ. Thậm chí còn đặt niềm tin tuyệt đối vào nhà thuốc. Bất ngờ hơn cả là bố mẹ Huệ Vân khi nghe con đối đáp đâu ra đấy, nghe được điều mất an toàn khi mang theo nhiều tiền bên người ông Mẫn khá lo lắng, thậm chí còn tự trách là không nghĩ đến điều đấy. Sau đó ông Mẫn cùng ông Nguyên bàn cụ thể về việc cấp thuốc cho nhà thuốc. Sau khi chồng nói chuyện xong với thầy thuốc, bà Thanh có vẻ ngập ngừng như muốn nói điều gì đó. Là người tinh ý ông Nguyên biết bà Thanh có điều muốn hỏi nhưng còn e ngại nên ông mở lời trước:

    "Chị có điều gì khó nói à?"

    Bị điểm đến tên bà Thanh hoảng quá tim đập chân run không thể mở lời được. Huệ Vân biết mẹ muốn hỏi bệnh tình của bố, Huệ Vân cũng biết rõ về bệnh của bố, căn nguyên sâu xa vẫn là thiếu chất lâu ngày dẫn đến hấp thụ canxi kém gây ra các bệnh đau xương khớp. Huệ Vân biết mẹ đang hỏi khó, nên nói xen vào:

    "Mẹ! Bác ấy chỉ biết về dược, không phải bác sĩ mẹ đừng hỏi khó!"

    Ông Nguyên cũng chỉ biết cười xòa, cô nhóc nói đúng! Cả nhà ba người lục tục sắp xếp lại đồ đạc rồi ra về, nhìn qua đồng hồ lúc này đã 1h chiều. Huệ Vân vẫn không quên hai tên ôn thần còn đang chờ ngoài cổng. Khi về đi đường có cảm giác nhanh hơn, thoắt cái đã tới cầu ra ngoại thành. Kể từ lúc ra khỏi nhà thuốc hai tên ôn thần vẫn bám theo, có lẽ đang chờ đến đoạn vắng để ra tay. Mà qua cầu rồi sẽ phải đi qua quãng đường sáu cây số hai bên đường không có nhà dân. Huệ Vân buộc phải nói với bố mẹ để bố mẹ còn chuẩn bị ứng phó. Nghe con nói ông Mẫn với bà Thanh cảm thấy rất may mắn khi không nhận ngay số tiền bán thuốc.

    Đi hết cầu ông Mẫn giục vợ con đi nhanh đến khu ruộng trồng hoa màu, lúc sáng đi qua ông thấy họ cắt cỏ vứt hết lên bờ để phơi, phải làm để cho họ tin mình ở ngoại thành mới hòng mong thoát. Đúng như ông suy nghĩ thấy ông bà đi càng nhanh hai kẻ xấu cũng đi nhanh theo. Đột ngột hai ông bà dừng lại ven đường, ông mang bao xuống bốc cỏ, bà Thanh cùng con gái ngồi ở vệ đường. Hai kẻ xấu thấy mất việc khi nhắm sai đối tượng, nhưng ông chúng chưa chịu từ bỏ. Có một tên đang tiến đến chỗ hai mẹ con nhưng bà cố vờ như không có chuyện gì, bà vẫn bình tĩnh lấy nước cho con gái uống. Một trong hai người lên tiếng hỏi:

    "Chị ơi cho tôi hỏi thăm chút! Đường đến thị trấn đi lối nào?"

    Bà đưa chai nước lên uống để kéo dài thời gian tìm cách ứng phó. Huệ Vân nhanh trí nói chen vào:

    "Hai chú quay lại cầu rẽ phải đi thẳng đường đến một ngã tư thì rẽ trái cứ đi thẳng hết đường đó thì đến thị trấn. Còn không thì cứ đi theo đường này có chút khó đi vì đường không thẳng phải rẽ nhiều và hỏi thăm nhiều".

    "Cho chú cảm ơn!"

    Hai tên quay đầu xe đi mất hút, cả nhà 3 người thở phào nhẹ nhõm khi tiễn được hai vị ôn thần đi. Lúc chúng quay đầu xe đi khuất cả nhà Huệ Vân lại tiếp tục lên đường. Hai ông bà mải miết đạp xe để mong về nhà sớm. Về đến nhà trời cũng nhá nhem tối, ai cũng mệt mỏi nên bà Thanh nhanh chóng chuẩn bị cơm tối, ông Mẫn đi kiểm tra nhà cửa gà lợn.. chín cơm cả nhà nhanh chóng ăn uống rồi lên giường đi ngủ. Mỗi người một tâm trạng, mỗi người một cảm xúc nhưng cả nhà đều vui vẻ khi chuyến đi có kết quả tốt đẹp.
     
    Last edited by a moderator: 9 Tháng tám 2021
  5. Vân Phong Nam Thiên

    Bài viết:
    92
    Chương 4: Lên rừng hái thuốc

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong năm anh em thì bố Huệ Vân hay đau yếu nhất nên sau khi ông nội mất bác cả đứng ra chia mảnh đất ông nội để lại cho nhà Huệ Vân và nhà bác hai nhưng bác cả đã chia cho nhà Huệ Vân phần nhiều hơn. Bác hai không đồng ý vì cho rằng ai làm ra nhiều của cải cho đại gia đình hơn thì mới được chia phần lớn hơn. Hai bác đều cuốn vào vòng tranh giành, cãi nhau gay gắt. Trải qua một kiếp nên Huệ Vân thấy được không cần thiết phải tranh giành cái gì thuộc về mình thì trước sau gì cũng là của mình, nếu không phải dù cố gắng tranh giành đến sứt đầu mẻ trán thì vẫn không thuộc về mình. Huệ Vân lựa chọn cơ hội nói với mẹ để mẹ khuyên bố "không tranh giành sẽ không phải lo lắng hơn thiệt rồi cũng thấy lòng nhẹ nhàng thanh thản". Cãi vã cũng đến hồi kết khi ông Mẫn đứng ra nhận phần thiệt về mình, dù sao thì cũng là anh em lọt sàng xuống lia. Phần đất nhà Huệ Vân nhận được một phần ba đất ở cộng với mảnh vườn tách rời. Lúc này nhà Huệ Vân cũng tách ra ở riêng, phần đất của nhà cô được chia so với nhà bác hai ít hơn nhưng cũng khá rộng cô rất muốn trồng thêm trái cây. Nhưng cô chưa trồng vì muốn thuyết phục bố mẹ chuyển nhà ra khu trạm y tế cũ theo chính sách giãn dân của xã. Nếu như thuận lợi thì qua tết sẽ có thông báo giãn dân, nên việc còn lại là kiên nhẫn chờ.

    Chuyện này vừa tạm lắng xuống thì phong ba lại nổi lên. Chả là nhà bác hai- ông Quân chuẩn bị làm thêm gian nhà vào cuối năm, ông Quân chặt hết bụi tre trên phần đất của ông được chia thậm chí còn sang chặt hết cả khu vườn tách rời nhà Huệ Vân được chia để ngâm. Bác cả- ông Cần nổi giận đùng đùng quát ông Quân:

    "Chú tham vừa thôi! Bớt lại chút cho chú Mẫn sửa nhà chứ, sao chặt hết rồi? Chú có đáng mặt làm anh không?"

    "Tre tôi trồng giờ tôi cần dùng thì tôi chặt sao ông lắm chuyện vậy."

    Bị quát mắng ông Quân không thấy có lỗi mà còn trả lời rất ngang ngược.

    Huệ Vân khuyên bố mẹ không tham gia vào việc phân chia tài sản, cho thì lấy không cho cũng không tị. Ông Mẫn và bà Thanh cũng không buồn tranh giành vì sau chuyến bán thuốc kia hai ông bà đã tìm được hướng đi mới, việc làm còn chả hết lấy hơi với sức đâu mà tranh. Qua 3 ngày bưu điện họ đánh giấy về lên lấy tiền một ngàn một trăm năm mươi đồng nói lớn không lớn, nhỏ cũng không nhỏ nhưng lại giúp ích rất lớn cho việc chuyển nhà theo chính sách giãn dân. Để thuận tiện đi lại ông Mẫn bèn mua thêm một chiếc xe Phượng Hoàng cũ tiền mua xe mất hai trăm năm mươi đồng. Huệ Vân nhìn xe tủm tỉm cười rồi trêu bố:

    "Xin thưa quý ông! Chú Phượng Hoàng không cánh này sẽ đưa quý ông đi bất cứ nơi đâu ngài muốn."

    Giờ đang là cuối mùa thu, là khoảng thời gian bố mẹ Huệ Vân lên rừng nhà bà cô của mẹ xin củi. Nghe thấy bố mẹ bàn bạc từ mấy hôm trước là hôm nay sẽ đi rừng, sáng sớm thấy mẹ dậy chuẩn bị đồ ăn sáng Huệ Vân dậy theo mẹ để xin đi theo:

    "Mẹ cho con đi cùng với ạ! Con sẽ theo sát bố mẹ không để bố mẹ vướng chân. Con không muốn ở nhà bác Cả đâu, chị Hiên toàn bắt nạt con thôi. Với lại con đi cùng bố mẹ để hái thuốc nữa, biết đâu trên đó dân họ chưa biết loại thuốc này nhà mình sẽ gặp may hái được nhiều thuốc."

    Bà Thanh không suy nghĩ nhiều đồng ý cho con đi theo. Lần trước đã kiếm được một khoản tiền khá từ việc bán thuốc, lần này bà cũng có ý định lên đó ngoài lấy củi sẽ tìm hái thêm thuốc. Bà không nghĩ tới con gái cũng có chung suy nghĩ, bà muốn họ con đi theo để con có thêm hiểu biết; Huệ Vân biết quả mặt quỷ và kim ngân hoa có giá trị hơn sâu thuốc rất nhiều.

    Đạp xe gần hai chục cây số mất gần hai giờ đồng hồ thì vào đến cửa rừng nhà bà Cô, nhà bà cô cũng khó khăn nên mỗi lần đi lấy củi bố me Huệ Vân đều chuẩn bị cơm nắm và không ghé qua nhà bà. Rừng cây ở trước mắt tuy không quá rậm rạp nhưng ông Mẫn vẫn lo con gái sẽ gặp phải rắn rết nên ông đã cõng con gái đi thêm đoạn khá xa nữa thì tới rừng cây dẻ mới thả con xuống rồi ông đi nhặt củi. Bà Thanh thì chặt ngắn các cành củi mà chồng kéo về rồi bó chặt lại, bà vừa làm vừa trông con.

    Huệ Vân muốn chờ bố mẹ nhặt đủ củi mới đi tìm cây thuốc cùng bố mẹ. Bất chợt Huệ Vân nghĩ ra điều gì đó, cô nàng cúi xuống cặm cụi nhặt nhạnh dưới nền đất. Thì ra cô nhóc nhặt hạt dẻ, giờ đã qua trung thu nên không ai còn vào rừng dẻ nhặt nữa. Cũng là cuối mùa nên nhiều hạt hỏng, Huệ Vân chú ý nhặt những hạt có thể ăn được. Cần mẫn cặm cụi nhặt chẳng mấy chốc cô nhắc đã nhặt được đầy chiếc mũ nan đội đầu. Chỗ bố mẹ cũng đã chặt đủ củi ông Mẫn giữ xe cho bà Thanh buộc, Huệ Vân chạy lại chỗ bố mẹ khoe chiến lợi phẩm:

    "Bố mẹ xem con nhặt được gì này!"

    Hai ông bà quay ra nhìn thấy con gái đang khệ nệ ôm chiếc mũ nan đựng đầy hạt dẻ mà sống mũi cay cay. Con gái mới 5 tuổi rưỡi mà đã rất hiểu chuyện. Chăm chỉ làm lụng, không đòi hỏi và mong muốn duy nhất của con bé là làm sao có kiếm thật nhiều tiền, thấy con gái có suy nghĩ trưởng thành sớm như vậy ông bà rất đau lòng. Không còn cách nào khác hai ông bà chỉ có thể ủng hộ con vô điều kiện. Trút hết hạt dẻ vào bì nhỏ, bà Thanh treo lên xe đạp rồi lấy cơm nắm ra ăn. Bữa cơm nhanh chóng kết thúc, ông Mẫn cõng con gái trên lưng rồi cùng vợ ra bờ suối. Gần bờ suối hai loại thuốc kia mọc rất nhiều, cả nhà vui vẻ hăng say hái thuốc hái nhiều đến mức hết chỗ đựng. Ông Mẫn đi cắt mấy tàu lá chuối rừng đặt số thuốc thừa lên phiến đá rồi lấy là chuối đậy lại, để ngày mai quay lại lấy.

    Những ngày sau chỉ một mình ông Mẫn đi hái thuốc tiện thể nhặt thêm cho gái chút hạt dẻ ăn vặt, bà Thanh ở nhà thái thuốc và phơi thuốc rồi trông nom nhà cửa khi nào dư một chút thời gian thì đi ra nghĩa trang thôn cắt cây cối xay trước đó Huệ Vân trồng. Huệ Vân đi thả rọ cua, bắt châu chấu, chăm nom đàn gà. Đàn gà lớn nhất có hai mươi con tính đến giờ được bốn tháng, đàn nhỏ mười lăm con cũng được hai tháng. Huệ Vân nhờ bố chặt tre quây lại vườn để cô nhóc chăm chút đàn gà. Một tháng nữa trôi đi, số thuốc nhà Huệ Vân hái được cũng đã khá nhiều, ông Mẫn rất muốn tự mình chuyển đi, vì tiền gửi hàng hết khá nhiều. Nhưng Huệ Vân can ngăn:

    "Bố nghe con, gửi qua bưu điện. Lần trước đi đường xa rất vất vả, mà lại không an toàn. An toàn là trên hết"

    Ông Mẫn nghe lời con đem thuốc đi gửi, phí gửi hết hai trăm đồng. Như vậy trong nhà giờ chỉ còn bảy trăm đồng. Sau bảy ngày gia đình Huệ Vân nhận được giấy báo đi nhận tiền ông Hoàng Nguyên gửi. Trên giấy báo nhận tiền ghi là hai mươi ngàn đồng, số tiền quá lớn khiến bố mẹ Huệ Vân không thể tin nổi. Thấy bố mẹ vui mừng Huệ Vân cũng vui lây, số tiền này sẽ được dùng khi chuyển nhà.

    Để ăn mừng ông Mẫn bắt một con gà trống to nhất đàn thịt. Huệ Vân vô cùng vui mừng khi bữa ăn nhà mình không những đã đủ cơm trắng mà thi thoảng có thêm thịt, nay gà nuôi được cũng không cần phải để dành đem bán. Đàn gà lớn đã có vài con bắt đầu đẻ trứng, bây giờ nhà Huệ Vân không những đủ trứng ăn mà dư để bán. Thu nhập cứ thế mà tăng dần lên. Huệ Vân nhẩm tính sơ sơ số tiền mặt hiện tại nhà mình đang có chắc cũng tầm hai mươi lăm ngàn đồng, đợi chuyển nhà xong cô nhóc sẽ gợi ý bố mẹ mua bò về nuôi. Khi đó sẽ không cần mượn trâu cày của nhà các bác nữa. Kiếp trước chỉ vì không có tiền mua trâu cày mà mỗi lần mùa vụ phải đi mượn rất khổ sở, ruộng nương nhà mình thì phải làm sau trước đó còn phải đi làm hộ cho nhà các bác mới được mượn trâu cày.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng tư 2022
  6. Vân Phong Nam Thiên

    Bài viết:
    92
    Chương 5: Chuyển nhà

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Rồi ngày thực hiện chính sách giãn dân cũng tới Huệ Vân thở phào nhẹ nhõm. Tuy bây giờ Huệ Vân chỉ là đứa trẻ 6 tuổi nhưng lời nói của cô đã có lực tác động đến bố mẹ nhất là sau khi chuyến đi bán thuốc đầu tiên thuận lợi đến không tưởng. Lần này có tên trong danh sách giãn dân là nhà bác Quân, Huệ Vân biết nhà bác hai không muốn chuyển. Chờ bác nói không muốn chuyển trước rồi Huệ Vân khuyên bố mẹ chuyển ra khu giãn dân.

    Mảnh đất gia đình ông Mẫn đang ở và cả mảnh vườn được chia ông giao hết cho ông Cần, ông chỉ xin chặt một bụi tre để làm căn nhà tạm trên mảnh đất mới nhận. Ông nghĩ đơn giản lắm, vì sợ bản thân ốm yếu sợ sau này không có cơ hội báo hiếu mẹ nên ông không lấy bất cứ thứ gì. Ông Quân thì không nghĩ vậy, chỉ cốt vơ được cái gì thì vơ sạch, thấy ông Cần không định thu lại mảnh đất và mảnh vườn thế là ông Quân nhận hết về mình và nói để giữ phần cho chú út. Ông Cần cũng lười quản nên kệ ông Quân muốn làm gì thì làm. Ông Mẫn quyết định ngả tre chọn những cây nhỏ để dựng tạm nhà còn cây to đẹp thả ao ngâm chờ đủ ngày thì xây nhà kiên cố. Căn nhà tạm dưới sự giúp sức của mọi người chỉ mất ba ngày đã dựng xong. Vách nhà được đan phên tre, buộc rơm rồi trát bùn ra ngoài; mái nhà được lợp bằng phên rơm chồng lên nhau. Cẳng nhà tạm này cũng miễn cưỡng ở được vài năm.

    Đến khi chuyển đồ đạc Huệ Vân mới được nhìn thấy căn nhà mới, cô nhóc vui vẻ nhón chân chạy khắp nơi. Cạnh nhà có ao nhỏ thông với kênh thủy lợi nổi (đáy kênh xây cao hơn bề mặt ruộng 1m, kênh sâu một mét). "Sao bố mẹ không mang tre ra ao này ngâm? Ngâm ao trong khu nhà cũ với tính của bác Quân kiểu gì cũng có chuyện" Huệ Vân thoáng nghĩ. Vườn khá rộng, Huệ Vân bắt đầu có lên kế hoạch trồng cây ăn quả, cây thuốc. Theo chỉ đạo của Trương Cần, từ xây nhà tạm cho đến chuyển nhà mọi người chỉ làm hộ đến bữa ai về nhà nấy ăn cơm. Để bố mẹ dọn dẹp, còn Huệ Vân thì quấn lấy gian bếp, nhóm lửa chuẩn bị nấu cơm chiều, đây là bữa cơm đầu tiên của nhà mới cô nhóc biết buổi tối bố sẽ mời bà nội với nhà hai bác ra ăn cơm.

    Bác dâu cả nói với bác dâu hai bằng giọng khinh khỉnh: "Thôi ở nhà mà ăn thím à! Chứ ra nhà nó mất công về nhà ăn thêm." Vậy là hai bác dâu bảo nhau không ra, chỉ có bà nội, bác Cần dẫn theo Ngọc Hiên, bác Quân dẫn theo Trương Thành tham gia.

    Dưới bàn tay chuẩn bị của Huệ Vân món ăn khá phong phú một đĩa gà luộc, trứng rán cuộn hành, ruột hến xào, canh ốc nấu chuối, ngọn rau lang xào tỏi. Cả nhà nhanh chóng ngồi vào mâm cơm, Trương Thành nhìn đĩa thịt gà mà nuốt nức bọt ừng ực nhưng hắn biết bố hắn chưa cho phép thì hắn cũng không dám ăn. Người động đũa đầu tiên là Ngọc Hiên, hắn gảy bới tung cả đĩa thịt gà rồi òa lên khóc. Huệ Vân lường trước được điều này khi nhìn thấy đĩa thịt gà bố chặt, nhưng không có nghĩ Ngọc Hiên lại phản ứng mạnh như vậy thậm chí còn đứng dậy dỗi không ăn.

    Ngọc Hiên đi thẳng ra cổng. Đang ăn cơm rồi mà cháu dỗi bỏ về nghe chừng rất khó coi, bà Thanh cuống quýt chạy theo cháu dỗ dành, thì Trương Cần quát:

    "Thím kệ nó, nó không ăn thì thôi, nó thích về cũng kệ nó, cho nó tự về một mình."

    Đây là lần đầu tiên Trương Cần thấy quá mất mặt vì đứa con gái út này, bình thường quá nuông chiều đứa nhỏ này thành ra nó mới cư xử như vậy.

    Huệ Vân chạy lại kéo tay rồi nói nhỏ vào tai mẹ

    "Mẹ không cần đuổi theo, Ngọc Hiên đòi ăn đùi gà."

    Nghe con gái nói vậy bà Thanh nhảy dựng lên, sao con gái lại nhìn ra điều này trong khi Hiên không nói ra. Ra sân không thấy Hiên, nghĩ cháu về rồi nên bà Thanh không đuổi theo nữa định bụng lát gói lại ít đồ cho bác Cả mang về.

    Bữa cơm tối trôi qua ở nhà Huệ Vân mỗi người một tâm trạng, bà nội hi vọng những ngày tiếp theo nhà cậu con trai thứ ba sẽ trôi qua tốt đẹp. Bản thân bà nội đã già cũng không làm được gì nhiều giúp Trương Mẫn, bà rất thương con trai nhưng cũng bất lực. Trương Cần thì trọng sỹ diện nên khi cô con gái út Ngọc Hiên gây chuyện thấy trong lòng khó chịu và có chút oán trách người chặt gà khiến ông mất mặt. Trương Quân không nghĩ tối nay được ăn thịt gà, hồi sáng chuyển nhà giúp em trai ông mới thấy nhà em trai lại có nhiều gà vậy. Thậm chí còn không biết nhà em trai nuôi gà từ bao giờ, khi chuyển chuồng gà ông thầm nghĩ "giá như nhà mình cũng có đàn gà như thế này". Trương Thành thì khỏi phải bàn, hắn ăn như hổ đói mặc kệ ngay lúc này trời có sập thì hắn cũng chả bận tâm.

    Ngọc Hiên bị tất cả mọi người bỏ qua không đoái hoài gì đến, thoáng nhìn ra cổng lâu lâu hắn vẫn ngó vào trong này. Huệ Vân biết nhưng cô nhóc mặc kệ, lúc trước cô bị ăn không ít thiệt thòi với cô chị họ hay hờn dỗi này nên mặc kệ là cách xử lý tốt nhất. Sau mấy lần nhìn vào không thấy ai nói gì đến mình nữa, bụng hì đánh trống liên hồi Ngọc Hiên dậm hai chân phát ra tiếng động để lôi kéo sự chú ý của mọi người. Huệ Vân thấy cô chị họ này tuổi còn nhỏ mà ranh mãnh thảo nào kiếp trước ăn không ít khổ. Trải qua hai kiếp cô cũng không muốn so đo với trẻ con, nhưng không dung túng bởi kiếp trước Ngọc Hiên phải chịu cảnh gia đình tan đàn xẻ nghé. Bản chất của cô nhóc này không xấu nhưng do được nuông chiều, Huệ Vân muốn giúp Ngọc Hiên không xa vào vết xe đổ kiếp trước. Lại thêm một việc nữa Huệ Vân muốn làm, đôi vai lại gánh thêm một phần trách nhiệm.
     
    Last edited by a moderator: 9 Tháng tám 2021
  7. Vân Phong Nam Thiên

    Bài viết:
    92
    Chương 6: Bắt ong mật

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cuộc sống bình lặng cứ đều đều diễn ra ngày qua ngày chăm sóc vườn thuốc, đàn gà, bò lợn thì cách vài hôm Vân lại theo bố mẹ lên rừng hái thuốc. Trừ mùa vụ ra thì từ tháng năm đến tháng tám là mùa bắt sâu ban miêu, phần lớn thời gian còn lại là đi rừng hái thuốc. Ngoài thuốc được hái từ rừng thì trong vườn nhà cũng được trồng mấy loại dễ trồng. Vườn thuốc được phân chia từng khu rất quy củ, kim ngân hoa được làm thành dàn ba mặt. Phía bờ ao cạnh mương thủy lợi được trồng một dãy cây ăn quả. Phần đất chạy dọc bờ ao trồng các loại rau. Phần còn lại chia làm bốn, một góc trồng cây cối xay, một góc trồng cây mặt quỷ, một góc trồng cây kinh giới. Một góc còn lại trồng thêm một ít các vị thuốc như địa liền, đinh lăng..

    Lúc này gia đình cũng đã có một khoản tiết kiệm, cuộc sống bớt đi phần nào khó khăn. Vân hỏi bố Sự trưởng thành và hiểu biết của Vân sớm như vậy cũng có lúc khiến bố mẹ phải suy nghĩ. Bố mẹ có gặng hỏi Vân nhiều thì cô nhóc chỉ nói con nghe đài thấy học làm được thì không có lý do gì nhà mình không làm được. Còn khi làm theo lời Vân học được trong đài thì đều cho kết quả ngoài mong đợi, nên bố mẹ Vân càng tin tưởng Vân hơn vì nghĩ rằng nhà mình đang được lộc tổ tiên cho. Biết được suy nghĩ của bố mẹ Vân càng yên tâm phát huy kiến thức từ kiếp trước. Vậy là Vân trở lại đây đã được bốn năm, kinh tế gia đình đã vững đã có tích lũy.

    Theo bố mẹ đi rừng lấy thuốc, cô nhóc thì tìm đồ ăn mùa nào thứ đó, hôm thì mộc nhĩ, nấm hương, măng; hôm thì quả dại như sim, táo, rồi hạt dẻ. Mộc nhĩ và nấm hương tìm được Vân đem xuống suối rửa sạch sẽ rồi dùng dây mây rừng xâu lại từng xâu về nhà treo đầu hè cho khô, có nhưng hôm đào được nhiều măng Vân nhớ lại cách xử lý trước khi phơi để khỏi bị mốc. Hạt dẻ thì có thể làm bánh, loại bánh này ăn rất bùi và thơm. Trái cây dại thì ngâm đường để mùa hè lấy nước uống, cũng có thể ngâm rượu. Cô nhóc còn nghĩ đến việc làm thật nhiều để dùng dần và gửi một chút làm quà cho hiệu thuốc thay lời cảm ơn thậm chí còn nghĩ đến bán.

    Hôm nay cũng như mọi khi đang hái mộc nhĩ thì Vân phát hiện ra tổ ong mật rất to, nhìn sơ sơ thì cái tổ ong này phải to bằng cái nia. Bình thường tổ ong sẽ làm ở vị trí hiểm trở khó lấy, mà vị trí của tổ ong này cực kỳ dễ lấy như vậy thì quá hời cho nhà mình. Tổ ong rất lớn, tự nhiên cô nhóc nảy ra ý định thuần ong để nuôi. Tuy có sự chuẩn bị để lấy mật ong nhưng chưa sẵn sàng cho việc bắt đàn ong. Hôm nay trời cũng về chiều rồi, Vân nói với bố ngày mai quay lại, còn về chuẩn bị chỗ nhốt và hỏi ông ngoại cách bắt và thuần đàn ong. Trước đây ông từng đi rừng lấy mật ong và thuần ong để nuôi, ông từng nói ong tự nhiên thường sẽ hung dữ hơn, một khi không có phương pháp cụ thể để áp chế đàn ong sẽ chọc giận chúng; cả một đàn ong lớn như vậy nổi giận sẽ rất nguy hiểm. Ngày đi rừng hôm nay cả nhà phải thu dọn về sớm chuẩn bị cho việc bắt ong ngày mai.

    Nghe thấy tổ ong mật lớn, ông ngoại cực kỳ hưng phấn và muốn tự tay bắt tổ ong khủng này. Từ thuở đi bắt ong đến giờ ông chưa gặp tổ ong nào lớn như tổ ong Vân thấy. Theo kinh nghiệm của ông thì tổ ong này sắp đến thời kỳ chia đàn nên ông đã chuẩn bị ba thùng nhốt ong cho nhà vân. Mỗi thùng được đặt ở vị trí cách xa nhau, bên ngoài được làm nhà lưới nhỏ để nhốt ong trong khoảng không gian đấy.

    Sáng sớm hôm sau cả nhà Vân cùng ông đã có mặt ở cạnh tổ ong, tận mắt thấy tổ ong khủng ông còn hưng phấn hơn hôm qua rất nhiều. Ông dùng túi lưới bọc kín tổ ong lại, sau đó lấy keo sáp bịt kín tất cả các cửa ra vào của tổ ong. Xong xuôi ông thu túi lại hứng sẵn túi ở một cửa tổ, ông tiếp tục thổi băng phiến vào chừng hai mươi phút thì ông mở cửa tổ ra. Đàn ong ào ào lao ra giống như kiểu vỡ trận, đen kịt cả túi lưới. Ông cắt hết bánh tổ phần mật ra quay mật luôn được đầy bốn can, mỗi can hai lít. Nói thì nhanh nhưng quy bắt rất tỉ mỉ.

    Về đến nhà, ông ngoại chia bánh tổ phần con ra làm ba phần rồi buộc vào khung thép trong thùng gỗ đã để sẵn thức ăn, hướng dẫn kỹ cách quan sát ong không đủ thức ăn. Tiếp theo ông lựa thả phần ong vào thùng rồi đóng kín thùng gỗ lại. Một nhà lưới nhỏ bao quanh thùng gỗ, ba thùng gỗ đặt ở ba nơi cách xa nhau. Ông dặn sau ba ngày mở ra kiểm tra nếu bánh tổ được gắn vào khung thép thì có thể mở cửa cho ong đi ra rồi tháo dây buộc bánh tổ vào khung.

    Ông không ở lại ăn cơm mà về luôn, Vân huých mẹ chuẩn bị đồ biếu ông bà. Đời trước vì hoàn cảnh khó khăn nên đến lúc ông bà về với tổ tiên bố mẹ vẫn chưa báo hiếu được ông bà. Giờ thì khác rồi, bắt đầu có chút gọi là có của ăn của để rồi không báo hiếu ngay thì đến lúc muốn báo hiếu thì người cũng không còn nữa. Đi theo mẹ ngó đồ chỉ thấy có một can mật ong đầy và ít trứng gà, Vân chỉ cho mẹ con gà đã luộc chín ra hiệu cho mẹ gật gật. Mẹ phì cười chỉ tay về phía xe ông và nói:

    "Con nhìn xem!"

    Trên xe thấy một cái bao trắng được buộc lại ở rổ xe có hai cái đầu gà thò ra, cô nhóc tủm tỉm cười.

    Sau ba ngày ông Nghị vào kiểm tra từng thùng thấy bánh tổ được gắn vào khung thép, vậy là thuần ong đã thành công. Ông thu nhà lưới lại thả hết ong ra ngoài. Bây giờ là tháng mười hoa cũng ít hơn, quanh vườn nhà chỉ có một loại hoa duy nhất là hoa kim ngân. Xung quanh tường nhà Vân là dàn kim ngân hoa được trồng bốn năm đã phủ kín, kim ngân ra hoa quanh năm cũng chỉ miễn cưỡng đủ thức ăn cho ba đàn ong nhỏ qua hết mùa đông năm nay. Mùa tới chắc chỉ để lại nuôi một tổ còn lại đưa ông ngoại mang đi nuôi trong rừng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng chín 2020
  8. Vân Phong Nam Thiên

    Bài viết:
    92
    Chương 7: Tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thời gian thấm thoát thoi đưa, mới đó mà Huệ Vân trở lại được tám năm, kinh tế gia đình ngày càng khá giả, có chút tích luỹ, cô nhóc muốn bố mẹ mua một mảnh đất nhỏ ngoài thành phố H nhưng chưa có cơ hội thuyết phục. Ông Mẫn lo quán xuyến tất cả công việc không để vợ con quá vất vả có lúc ông thuê thêm người làm, đến mùa hái thuốc ông không còn đi hái thuốc nữa mà nhờ bà cô thu mua hộ đồng thời hướng dẫn người hái thuốc sơ chế thuốc. Bây giờ xe cộ ra thành phố H cũng đã rất thuận tiện nên ông mẫn chỉ việc kiểm tra rồi đóng thuốc lại gửi đi. Công việc nhàn đỡ vất vả hơn, vừa mở rộng được mối làm ăn mà lại có thu nhập cho nhiều người.

    Nhìn lại gia đình nhỏ của ông từ căn nhà vách trát bùn nay được xây bằng gạch khang trang, từ lo ăn chạy bữa từng ngày thì giờ đây đã no đủ.. rồi cả anh em của ông giờ kinh tế cũng khá lên theo, mẹ ông thấy an tâm hơn khi cuộc sống của mấy anh em ông tốt lên. Ông cũng không bên trọng bên khinh, ông cũng chăm lo đều cho cả bố mẹ vợ cùng anh chị em nhà vợ. Ông mỉm cười với hạnh phúc hiện tại của gia đình.

    Tiền tích góp của gia đình càng ngày càng tăng cũng là nhờ cô con gái yêu nhắc ông mua vàng dự trữ sẽ an toàn hơn. Không lâu sau đó nhà nước đổi tiền đồng sang tiền giấy, cái cảnh năm đấy khi đổi tiền lộn xộn vô cùng, khiến ông cũng hoa mắt chóng mặt khi giá vàng nhấp nhổm. Con gái còn bảo ông chú ý giá vàng để kiếm chênh lệch. Như được tổ tiên phù hộ khi giá vàng đỉnh điểm ông bán ra toàn bộ, ngay sau đó lại lao dốc không phanh ông đem hết tiền mua vào. Trong một năm này biến động không ngừng ông kiếm cũng được khá khá. Và giờ đây ông cũng có suy nghĩ mua thêm vài mẫu đất để trồng thêm thuốc.

    Gần đây bà Thanh có chút mệt mỏi buồn nôn ăn không ngon, bà đoán chừng có bầu, bao nhiêu năm ngóng chờ rồi bao nhiêu thang thuốc vẫn không có động tĩnh gì thì giờ bất chợt lại có tin vui. Cả nhà vui mừng khi gia đình sắp có thêm thành viên mới, Huệ Vân vui nhưng lo mẹ lớn tuổi rồi mà sinh con sẽ gặp nhiều vấn đề, y học tại các cơ sở cấp huyện còn chưa phát triển. Nên Huệ Vân đành gác suy nghĩ mua đất lại để chờ mẹ sinh em xong. Về phần bà Thanh nỗi lo lớn nhất với bà bây giờ là Huệ Vân, con có tính cổ quái chăm chỉ kiếm tiền, ít bạn bè, rất muốn con gái đi học nhưng con vẫn nhất quyết không chịu đi thậm chí còn vặn lại bà:

    "Theo mẹ thì giờ con đi học để làm gì?"

    Bà Thanh ngẩn người vì không biết nói con thế nào, con không cần đi học chỉ mượn sách về học thôi mà cũng tự học hết chương trình các lớp. Bà trả lời con:

    "Nếu con chịu đi học, được thầy cô giáo dìu dắt sẽ tốt hơn bây giờ mày mò tự học."

    Huệ Vân tủm tỉm cười kiên định nói:

    "Năm sau con sẽ ra thành phố H học."

    Câu nói ngắn ngọn thể hiện quyết tâm của Vân khiến mẹ tròn mắt khiếp sợ với ý tưởng táo bạo của con gái. Đang định nói thì Vân cướp lời:

    "Con làm việc đều có lí của con, con sẽ cố gắng làm tốt nhất có thể, mẹ đừng lo, lo chăm sóc sinh em bình an, mẹ cũng lớn tuổi rồi nên phải thật cẩn thận."

    Nghe con nói bà như bị một lực lượng nào đó thôi miên đồng ý vô điều kiện, con gái đã làm được những việc mà bản thân bà không thể tưởng tượng nổi.

    Thời gian mẹ mang bầu hai bố con chăm sóc rất tỉ mỉ, ông Mẫn rất hài lòng với cuộc sống hiện tại, nếu vợ ông sinh được cho ông thêm đứa con trai nữa thì quá mỹ mãn. Vân hỏi mẹ rất kỹ và tính ra ngày dự sinh của mẹ, tất cả hiểu biết của Vân đều được trả lời là do cô đọc sách. Thật ra lúc này công nghệ thông tin chưa phát triển nên đọc sách là cách tiếp cận thông tin nhanh nhất Bà Thanh không lấy làm lạ khi Vân mua rất nhiều sách, kinh tế dư dật bà cũng không quá khắt khe chuyện tiền nong. Thật may con gái chỉ đam mê đọc sách. Trước một tuần sinh Vân đề nghị bố đưa mẹ xuống bệnh viện tỉnh để đảm bảo an toàn cho mẹ và em chưa ra đời.

    Sự thật diễn ra đúng như cô nàng lo lắng, mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật, lớn tuổi lại khó sinh nên phải phẫu thuật, gia đình đồng ký giấy để đưa sản phụ vào phòng mổ. Ông Mẫn bối rối cầm bút ký thì Vân hỏi bác sỹ:

    "Mẹ cháu đi tuyến trên ngay bây giờ còn kịp không bác?"

    Bác sỹ thấy cô bé này khá thú vị, không xin chuyển đi mà hỏi vậy nghe ra là nếu kịp chuyển đi mới chuyển, ông trả lời:

    "Kịp."

    "Giờ bố đi làm thủ tục chuyển viện cho mẹ xong ra xe cấp cứu!"

    Nghe con gái nói xong ông Mẫn không do dự nữa đi làm thủ tục chuyển viện. Bác sĩ, điều dưỡng quanh đấy thì sững người trong giây lát với thái độ quyết đoán của của cô nhóc trước mắt này. Mọi người giúp cô nhóc đưa mẹ cô bé ra xe cấp cứu.

    Cuối cùng cửa phòng mổ cũng mở ra, bác sĩ thở phào nhẹ nhõm báo mẹ tròn con vuông, một bé gái nặng ba cân. Giờ ông Mẫn mới cảm thấy may mắn khi nghe lời con gái tạm hoãn mua đất lại chờ mẹ sinh xong rồi tính tiếp, chứ mâu đất hết rồi giờ lấy đâu tiền lo cho vợ con đi viện. Khi biết là con gái ông cũng không thấy khó chịu hay buồn gì cả, con nào cũng là con miễn là vợ con ông bình an. Chứ lúc trên xe cấp cứu vợ con ông có chuyển biến không tốt tim ông như thắt lại. Đối tác mua thuốc nghe tin vợ ông đang ở bệnh viện thành phố thì lục tục cả đoàn đến thăm.

    Em gái chưa có tên, Huệ Vân tự gọi em là cái Cún, cô nhóc chăm nom mẹ rất cẩn thận, khiến mẹ mừng đến mức lúc nào cũng lăn nước mắt trên mặt vì xúc động, vì hạnh phúc. Đầy tháng cái Cún được bố đặt tên là Huệ Minh, cô nhóc nhẩm tên ba bố con mà phì cười Vân- Minh-Mẫn; thật đúng đời này cô đã cải thiện kinh tế gia đình, có thêm cô em gái đáng yêu xinh xắn. Cuộc sống các thành viên trong đại gia đình cũng tốt hơn nhiều, đời này bác cả cũng không nuông chiều Ngọc Hiên nên tính tuỳ hứng cũng không còn nữa. Huệ Vân tạm yên tâm chờ thời cơ đến là đi thay đổi kiếp trước của mình.

    Mẹ hết cữ thì cũng là lúc có một đoàn cán bộ dân vận vào nhà vận động bố mẹ cho Huệ Vân tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở để hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở. Đúng như đời trước chỉ khác là đội thi tự do có thêm một người là nhóc Huệ Vân
     
    Last edited by a moderator: 9 Tháng tám 2021
  9. Vân Phong Nam Thiên

    Bài viết:
    92
    Chương 8: Nhập học

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Em gái còn nhỏ, quả thật Vân không muốn đi học lúc này, thôi thì trước sau gì mẹ cũng lải nhải chuyện đi học vậy nên Vân đã đưa cho mẹ giấy triệu tập nhập học của trường đại học C. Cầm giấy triệu tập nhập học trên tay bà Thanh trợn tròn mắt:

    "Con gửi hồ sơ đi khi nào?"

    Vậy là Vân phải tốn một phen thuyết phục bố mẹ cho học hệ trung cấp bốn năm tại đại học C. Trong khi các sĩ tử khác vừa chờ kết quả thi tốt nghiệp vừa co giò lên ôn thi chuyển cấp, thì cô lại đủng đỉnh theo bố cùng đi xem đất với ông Hoàng Nguyên. Vân ngắm được mảnh đất nhỏ tầm sáu mươi mét vuông trên trục quốc lộ đối diện cổng chính trường Trung Cấp Nghề Giao Thông vận tải cơ giới, xuống dưới một chút là cổng trường đại học C.

    Mảnh này giá tương đối hợp lý, khoảng năm năm nữa làm đường, mảnh này vừa được bồi thường vừa có giá cắt cổ với phần đất còn lại vì ngay phía sau mảnh này sẽ xây dựng một chợ đầu mối thay chợ đầu mối trong nội thành. Vân nhẩm nhẩm tính thì phần đất còn lại chỉ còn chừng ba mươi mét vuông. Và chỉ vài năm nữa thôi gia đình cô sẽ có nhiều vốn hơn để đầu tư.

    Ông Mẫn thấy con gái ưng mảnh đất này cũng đồng ý ký hợp đồng chuyển nhượng. Qua văn phòng nhà đất ông cũng tìm được người có nhu cầu thuê đất năm năm. Ông Hoàng Nguyên biết đây là toàn bộ suy nghĩ của Huệ Vân không khỏi thán phục bản lĩnh của cô nhóc mới mười bốn tuổi này. Ở cô bé này có gì đó rất khó diễn tả.

    Hăm hở xách Balô lên vai, cùng với chiếc mini Nhật bãi Huệ Vân đến với thành phố phồn hoa bậc nhất miền Bắc, trái tim của đất nước mà lòng vui sướng khó tả vô cùng. Vui vì kế hoạch của mình đang dần từng bước thực hiện. Để bố mẹ yên tâm, Vân đăng kí ở kí túc xá.

    Phòng kí túc xá có tám người, mỗi người đến từ mỗi tỉnh.

    Cô thầm nghĩ thật may mắn khi bố mẹ ủng hộ cô vô điều kiện, nếu không có sự ủng hộ của bố mẹ thì gia đình mình không đi được đến bước ngày hôm nay, vẫn luẩn quẩn trong cái nghèo khó. Càng nghĩ Vân càng kiên định với hướng đi của bản thân.

    Đôi lúc cô tự trách bản thân đời trước cô quá thờ ơ với gia đình nhà chồng nên bây giờ không biết phải giúp như thế nào. Rồi lại tự cười chế giễu bản thân, ai sẽ tin nhóc con mới mười bốn tuổi chứ. Nghĩ đến gia đình nhỏ trước đây mà Vân không khỏi xót xa. Chồng hết mực yêu thương, con trai ngoan ngoãn. Rồi nỗi bi ai mà gia đình cô gặp phải.

    Hôm nay đến lớp buổi đầu tiên, Vân nhìn lướt qua các cô cậu thiếu niên vẫn ngơ ngác, khi các bạn cùng tuổi đi học trung học phổ thông thì mình lại dời khỏi vòng tay bố mẹ đi học xa nhà. Thầy chủ nhiệm bước vào, cả lớp trở lên im phăng phắc, thầy điểm danh xong rồi chọn Lý Bảo Long làm lớp trưởng.

    Huệ Vân không để ý đến người này lắm, nhưng khi thấy thầy gọi học sinh này lên bục giảng thì đôi mắt Huệ Vân đỏ ngầu lên như sói. Cảm xúc của cô muốn bùng nổ, trái đất tròn cô không ngờ mình lại học cùng cái tên khốn kiếp này.

    Huệ Vân vô cùng tò mò không hiểu sao Lý Bảo Long lại học trung cấp hệ bốn năm ở trường này, không phải kiếp trước hắn học trường đại học B vô cùng danh giá đó sao? Không lẽ số phận từng người của kiếp này đang dần thay đổi cùng với sự thay đổi của mình sao?

    Huệ Vân bắt nhịp với cuộc sống mới khá nhanh, kiếp trước bị ức hiếp không dám phản kháng, con trai uổng mạng cũng không làm gì được. Nên kiếp này khi sống lại Huệ Vân, bắt buộc phải làm cho bản thân lớn mạnh và cũng chỉ có như vậy mới bảo vệ được chính bản thân mình, bảo vệ những người thân yêu của mình. Còn cái tên khốn Lý Bảo Long cùng cha của hắn tạm thời cô lặng lẽ bỏ qua một bên, chờ khi có đủ năng lực rồi sẽ tìm bọn chúng tính sổ.

    Huệ Vân rất tích cực tham gia hoạt động đoàn thể của lớp, sau vài lần lựa chọn bí thư lớp mà không có ai khiến thầy chủ nhiệm yên tâm. Thầy chủ nhiệm rất ưng ý cách làm việc của Huệ Vân nhanh gọn dứt khoát, ngặt một nỗi bí thư lớp mà chưa có kết nạp đoàn thì thật là vô lý. Tạm thời thầy để bạn lớp trưởng nắm cả hai vị trí tuy nhiên vẫn để Huệ Vân xử lý việc của bí thư lớp chờ cơ hội kết nạp đoàn cho Vân.

    Ngay từ năm đầu tiên Huệ Vân cố gắng tham gia các hoạt động đoàn thể để chiếm được cảm tình của thầy cô và củng cố vị trí của bản thân. Bởi vì sau này ra trường cô có công việc tốt hay không còn phải phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ của thầy cô. Và rồi mọi cố gắng của Huệ Vân đều được đền đáp xứng đáng. Huệ vân đâu chỉ lọt vào tầm mắt của thầy chủ nhiệm, khi chính thức đảm đương vị trí bí thư đã lọt vào tầm ngắm của bí thư chi bộ khoa.

    Trong một lần có khách đến thăm khoa, Vân có vinh dự được đón khách, trong đoàn khách đó có một CEO người Trung Hoa, phiên dịch viên thì lại phiên dịch giao tiếp được thôi còn về chuyên ngành thì lại gặp khó khăn. Thời khắc mấu chốt đây rồi, cơ hội của mình đây rồi, ngay giữa lúc chị phiên dịch viên lúng túng thì Vân lên tiếng thay chị ấy.

    Các thầy cô cùng đàn anh đàn chị ai ai cũng nể phục phong cách làm việc quyết đoán của Huệ Vân. Không ai nghĩ đây là một sinh viên chưa đầy mười lăm tuổi. Một điều mà ai cũng thấy đáng tiếc là khoa liên kết với đối tác Nhật rất nhiều, giá như tiếng Nhật cô cũng bắn tốt như tiếng Trung thì có phải quá tuyệt vời.

    Bố mẹ vẫn gửi tiền đều đặn cho vân nhưng, so với bạn bè số tiền sinh hoạt phí đó đã là rất nhiều rồi. Nhưng đối với Huệ Vân vẫn còn quá ít ỏi, muốn bản thân lớn mạnh thì trước tiên phải kiếm ra tiền. Vậy là cô nhóc nghĩ đến việc đi làm thêm. Với vốn liếng duy nhất là tiếng Trung giao tiếp đọc viết thông thạo, Vân muốn xin một công việc dịch thuật.

    Nghĩ là vậy, cô nàng hăm hở đạp xe đi xin việc, cô đạp xe khắp cái thành phố H này cùng với thẻ sinh viên mà không một nơi nào nhận, bởi vì cô chưa đủ tuổi lao động. Không bỏ cuộc ở đó, Huệ Vân tiếp tục chuyển hướng xin việc sang ngã rẽ khác. Cô nàng đi đến trung tâm môi giới việc làm dành cho người nước ngoài xin làm giúp việc theo giờ. Sau một hồi kiểm tra ngặt nghèo cuối cùng cô nàng cũng đã trúng tuyển. Chủ nhà mà vẫn được trung tâm giới thiệu là người nước S gốc Hoa qua đây giao lưu giảng dạy với y bác sĩ của bệnh viện nội tiết.

    Yêu cầu của chủ nhà vô cùng đơn giản, nấu vài món ăn Trung Hoa, nhà cửa luôn được lau chùi thu dọn sạch sẽ. Thời gian làm việc là một tháng, tuy lương cao nhưng chỉ được một tháng hơn nữa lại phải biết tiếng Trung thành ra yêu cầu này quá cao so với người giúp việc thông thường. Có rất ít người ứng cử vị trí này nên Huệ Vân mới dễ dàng nhận được công việc kiểu như thế này.

    Chủ nhà rất hài lòng về cách làm việc chuyên nghiệp của Huệ Vân. Cả hai vợ chồng bọn họ đều nghĩ Vân là người đứng tuổi, nhưng hôm đó là ngày cuối tuần bọn họ được nghỉ, thấy Huệ Vân đến làm việc hai người bọn họ trợn tròn mắt không ngờ được bấy lâu nay người giúp việc của bọn họ chỉ là một tiểu cô nương.

    Thái độ làm việc tận tụy nên Huệ Vân luôn nhận được công việc mới sau mỗi lần kết thúc hợp đồng, thậm chí cô còn nhận được một khoản tiền thưởng kha khá. Cũng nhờ chủ nhà giới thiệu mà Huệ Vân còn tìm được thêm một việc ở phòng trà truyền thống. Trước đây Huệ Vân cũng có nghiên cứu trà đạo để có những phút giây sống chậm lại, nên thấy trà đạo rất tốt khiến con người ta tĩnh tâm đến lạ thường.

    Hôm nay chủ nhà hoàn thành xong công việc chuẩn bị về nước, cô chủ rất yêu mến và tặng cho Huệ Vân một cây cổ tranh hai mươi mốt dây. Bất ngờ đến mức nói không nên lời, món quà này quá tuyệt vời. Đây là món quà mà cô đảo ước bấy lâu nay nhưng chưa có đủ tiền để mua nó. Cô chủ nói:

    "Vân, cháu đừng khách sáo đây là món quà của a di dành cho cháu thay cho lời cảm ơn đến cháu suốt thời gian qua đã giúp đỡ a di. Cháu là một tiểu cô nương rất đáng yêu. Sau này nếu có dịp quay lại nhất định a di sẽ đến tìm cháu."

    "Cảm tạ cô chủ, cháu cũng sẽ không khách sáo món quà này rất tuyệt cháu rất thích, giờ để cháu so dây đàn rồi gảy cho cô chủ nghe một bài nhé."

    Cô chủ gật đầu, yên tĩnh ngồi xuống chờ nghe. Huệ Vân thuần thục chỉnh dây đàn, đeo móng giả, thử âm. Bước chuẩn bị qua đi và tiếng đàn ngân lên rộn ràng. Huệ Vân gảy cho cô chủ nghe khúc "Du Hành Khắp Thiên Hạ". Khi âm thanh cuối cùng của khúc nhạc khép lại khiến cô chủ càng thêm bất ngờ.

    Ban đầu khi đến đất nước xinh đẹp này công tác, lạ lẫm với tất cả mọi thứ, cô được bạn bè giới thiệu đến trung tâm môi giới đó tìm cô gái nhỏ tên Huệ Vân, cô gái nhỏ này làm việc rất có quy củ, nên bọn họ rất yên tâm. Hơn ba tháng làm việc ở đây nhờ có vân mà cô chủ không hề gặp bất cứ rắc rối nào trong sinh hoạt hằng ngày. Hỏi ra mới biết đó là một cô gái nhỏ mới chỉ có mười lăm tuổi làm việc rất tỉ mỉ chu đáo.

    Cô chủ vô tình biết được cô gái nhỏ này rất có khiếu trà đạo nên đã giới thiệu đến phòng trà làm thêm. Ở phòng trà có một lần cô chủ bắt gặp Huệ Vân chơi cổ tranh, lại vô tình biết được cô gái nhỏ này đang mong muốn mua một cây cổ tranh sẽ tốt hơn một khoản tiền thưởng. Vì vậy mà có một màn tặng quà như hôm nay.

    "Cháu cũng có thể thử đến phòng trà gảy đàn, chắc chắn sẽ được nhiều người yêu thích đấy."

    Cô chủ đưa ra lời đề nghị. Mắt Huệ Vân sáng lấp lánh lên, sao bản thân lại mình không nghĩ ra điều này nhỉ. Vân thoáng nghĩ rồi mừng rỡ nói:

    "Vâng, cháu cảm ơn cô chủ đã chỉ đường cho cháu, cháu sẽ suy nghĩ kỹ về việc này."

    Mặc dù bịn rịn nhưng cũng vẫn phải đến hồi kết, mặc dù rất lưu luyến nhưng cuối cùng cô chủ vẫn phải lên máy bay trở về nước.
     
    Last edited by a moderator: 9 Tháng tám 2021
  10. Vân Phong Nam Thiên

    Bài viết:
    92
    chương 9: Là cậu ấy

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Về phần học tập thì không làm khó được Vân, năm đầu tiên chỉ học văn hóa và chương trình đại cương chứ chưa đi sâu vào học nghề nên mặc dù có trái ngành nhưng lại tương đối nhẹ nhàng với cô. Vân cười thầm trong lòng chả nhẽ mình lại thua mấy đứa chíp hôi kia sao. Vân tính toán được việc thu nhập ở quê của bố mẹ, tiền thuê mảnh đất ở thành phố H, tiền làm thêm như vậy thì không biết phải đến bao giờ cô mới đủ tiền mở một gian hàng thực phẩm sạch và đặc sản vùng miền đây?

    Vậy là Vân quyết định đến phòng trà xin làm thêm, ban đầu bà chủ phòng trà đương nhiên là không đồng ý nhưng cuối cùng bằng kiến thức trà đạo, tiếng Trung bắn như súng liên thanh không một chút vấp váp, lại còn biết gảy đàn cổ tranh nữa mà khiến bà chủ phòng trà bị thuyết phục không thể không nhận cô nhóc mười bốn này được.

    "Bà chủ xem biểu hiện của cháu thế nào?"

    "Ta không nhận cháu quả thật là tổn thất rất lớn của ta."

    Bà chủ vui vẻ trả lời.

    "Khi cháu chơi đàn cháu có chút yêu cầu nho nhỏ có được không thưa bà?"

    Bà chủ ngạc nhiên khi con nhóc mới mười bốn tuổi này lại có yêu cầu kỳ lạ như vậy.

    "Cháu thử nói ta nghe xem sao!"

    "Cũng không có gì to tát cả, một ngày cháu chỉ gảy một khúc, tuyệt đối không gảy lại lần nữa. Đặc biệt là khi cháu gảy đàn nghiêm cấm mọi hình thức quay phim chụp ảnh ghi âm, cháu chỉ phục vụ cho khách thật sự đến thưởng trà còn không thì cháu thà xuống bếp làm việc vặt còn hơn."

    Bà chủ nghe xong thì cười sảng khoái đáp ứng luôn việc này thì có khó gì đâu, ai có tiền mua máy quay phim quay chứ, hơn nữa phòng trà này chủ yếu là doanh nhân gốc Hoa, rồi người Hoa lắm tiền nhiều của đến đây để khoe mẽ, học đòi theo gia tộc dòng dõi thư hương của Trung Hoa cổ đại chứ làm gì quan tâm đến con nhóc này đang làm cái gì chứ. Nhưng bà vẫn tò mò muốn biết làm cách nào để cô bé có nhận ra khách thật sự đến thưởng trà, bà bèn lên tiếng hỏi:

    "Vậy là cháu muốn kén khách?"

    Vân tủm tỉm cười rồi trả lời:

    "Bà chủ hiểu sai ý của cháu rồi, mà là khách kén cháu?"

    Bà chủ ngạc nhiên mắt trợn tròn nhìn Vân hỏi tiếp:

    "Bằng cách nào để cháu biết được?"

    Vân thành thật trả lời:

    "Những vị khách đó thường sẽ không yêu cầu phục vụ, tự họ trải nghiệm."

    Bà chủ cười to bật thành tiếng khúc khích, phải mất một phút mới nhịn được cười nói với Vân:

    "Họ không cần phục vụ thì sao cháu lại chắc chắn họ sẽ cần cháu?"

    Vân khẽ cười nhưng trên mặt lộ rõ sự quyết tâm, cô bé không nói thêm câu gì nữa. Sau đó trao đổi thêm với bà chủ về giờ giấc làm việc và mức lương thưởng. Sở dĩ vậy vẫn phải ra điều kiện vì những bản nhạc mà Vân chơi là những bản nhạc bất hủ của mười mấy năm về sau, nếu cô không làm như vậy thì sẽ thiệt thòi cho tác giả sáng tác ra những khúc nhạc này. Vân cũng đã ghi âm lại cuộc nói chuyện với bà chủ coi như đấy là cam kết sẽ đảm bảo cho mình sau này không bị làm khó.

    Ngay ngày đầu tiên đi làm Vân đã góp ý với bà chủ nên đặt một kệ trà cụ ở ngay quầy thu ngân. Ban đầu bà chủ băn khoăn lắm sau một hồi suy nghĩ cuối cùng trong hai ngày cũng chuẩn bị xong kệ trà cụ. Bà lưỡng lự cũng phải thôi bởi vì từ trước đến giờ chưa từng có khách hỏi mua trà cụ. Nhưng nếu như ý tưởng của cô nhóc này mà thành e rằng cái kệ bày trà cụ kia cũng giúp bà kiếm bộn tiền.

    Vân bắt đầu vào là việc lúc sáu giờ chiều và kết thúc công việc lúc chín giờ tối. Đúng như thỏa thuận ban đầu mỗi ngày Vân chỉ chơi duy nhất một khúc nhạc, đặc biệt là không chơi lại lần hai. Dù khách có cho thêm bao nhiêu tiền tip đi chăng nữa thì cũng không thay đổi được quyết định này của Vân. Bây giờ bà chủ mới thấy hối hận vì có rất nhiều người muốn bỏ tiền ra để quay phim ghi âm mà bà phải đành chịu. Bà chủ vô cùng tò mò không hiểu tại sao Vân lại phải làm như vậy, dù bà có dỗ ngọt đến đâu, cho tiền nhiều như thế nào đi chăng nữa nhưng cũng vô ích, ý định của Vân chưa từng bị lay chuyển.

    Hôm nay vẫn như mọi ngày làm việc bình thường khác, khi không có khách phẩm trà thì Vân lại thu dọn một chút để chơi đàn. Khách ở trong phòng trà hôm nay yên tĩnh lạ thường và khác với sự ồn ào của những cuộc đàm phán giao dịch làm ăn mọi ngày. Hôm nay có một nhóm cô cậu học trò đang chăm chú học trà đạo, còn có cả những quý ông lục tuần đang tự mình tỉ mỉ từng bước pha trà và tự thưởng thức những giây phút thư thái. Cô nhóc cũng le ve quanh bàn trà này một lúc mới biết mấy ông cụ này quả thật là cao nhân trà đạo thảo nào một phục vụ xuất sắc nhất là mình mà họ cũng không cần. Lúc này tự nhiên trong lòng cô lại nhớ đến một bản nhạc nhẹ nhàng thánh thoát thanh cao không bị tạp nhiễm bụi trần.

    Đây là một khúc nhạc kinh điển đối với người gảy cổ tranh bởi mức độ khó chơi của nó, khó học đến nỗi trước kia cô phải hạ quyết tâm và luyện tập chăm chỉ suốt ba tháng mới có thể gảy được khúc này. Sau khi so dây chỉnh âm đeo móng giả vào tay Vân bắt đầu gảy đàn. Tiếng đàn ngân lên da diết dịu dàng lúc như dòng nước mát tưới vào ruộng khô cằn ngày hè, lúc thì như ấm áp như tia nắng hiếm hoi giữa mùa đông làm tan đi băng giá. Xuân qua hè đến thu sang đông tàn, một năm bốn mùa vẫn tiếp diễn cuộc sống tuy khó khăn nhưng lại không cho phép gục ngã. Những lúc mệt mỏi ngồi lại uống chút rượu cho đến say nhưng sau khi tỉnh rồi lại phải tiếp tục cuộc sống vốn dĩ luôn khó khăn để sau này khi nghĩ lại không còn gì phải hối tiếc.

    Chỉ trong sáu phút gảy đàn mà tiếng đàn đã đưa người nghe đi qua bốn mùa trong năm, đi qua vui vẻ, đau khổ và khó khăn của đời người. Khi tiếng đàn đột ngột dừng lại khiến người nghe ai ai cũng phải hụt hẫng và rồi có rất nhiều người muốn nghe lại bản này. Vân biết được hiệu ứng của bản nhạc này ngày đầu ra mắt ở mười mấy năm sau rất kinh khủng, nên khi cô nhóc gảy xong chưa kịp tháo móng giả, người nghe chưa hoàn hồn thì bản thân mình đã chuồn êm vào phòng bếp ngay lập tức, trong đây Vân tiếp tục làm nốt công việc dọn dẹp.

    Bên ngoài người nghe đang nhốn nháo tình người gảy đàn. Bà chủ quả thật hết cách với cô nhóc này rồi, bà cũng giả ngây giả ngốc không biết người gảy đàn là ai. Bà cũng mặc kệ chỉ cần Vân kéo thật nhiều khách đến phòng trà này là đủ rồi. Kệ trà cụ liên tục được đặt thêm nhiều bộ trà cụ mới vào với bà chủ như vậy đã là rất tốt rồi, bà không thể không nói lý mà bắt ép Vân làm trái nguyên tắc của cô nhóc được.

    Trong nhóm thanh niên đến phòng trà có một cậu nhóc từ đầu đến cuối luôn để ý người gảy cổ tranh không rời mắt. Lúc cô nhóc biến mất khỏi tầm mắt của mọi người cậu cũng đã đi theo nên biết được cô nhóc này là người của phòng trà có lẽ cũng chỉ là học sinh trung học phổ thông mà thôi. Cậu nở một nụ cười nhàn nhạt, quay trở lại chào nhóm bạn của mình rồi ra về trước.

    Cậu thanh niên không phải về trước mà đi tìm lối ra vào phòng trà dành riêng cho nhân viên phòng trà rồi đứng chờ ở đó. Lúc này trong lòng cậu vô cùng bối rối không biết vì sao bản thân cậu nhất định phải gặp được cô gái gảy cổ tranh kia mới thấy yên lòng. Đối diện cửa sau phòng trà là một hồ nước rộng lớn, con đường ven hồ bình thường sẽ có rất nhiều người tản bộ song bây giờ đã là cuối thu thời tiết se se lạnh khiến cho người ta không muốn nán lại ngoài đường vậy mà cậu thanh niên chưa từng có ý định bỏ đi vẫn kiên nhẫn đứng chờ.

    Đến khoảng hai mốt giờ thì cánh cửa sau phòng trà rốt cuộc cũng mở, cô gái nhỏ bước ra khỏi cửa trên mặt luôn nở nụ cười tươi tắn trên môi. Cậu thanh niên đang đứng ven hồ nghe có động tĩnh bèn ngẩng đầu lên nhìn cô gái nhỏ. Đúng lúc Huệ Vân cũng nhìn về phía cậu thanh niên thì giật nảy mình.

    Huệ Vân thầm nghĩ. Cậu thanh niên nhìn thấy bộ dạng ngạc nhiên của cô gái cũng sững người lại, cậu biết mình đẹp trai nhưng không đến mức khiến người khác phải bất ngờ đến mức như vậy, có lẽ nào cô gái này biết mình và không ngờ được sẽ gặp mình ở đây nên mới có phản ứng như vậy. Cậu thanh niên đi đến trước mặt Huệ Vân lịch sự nhã nhặn hỏi:

    "Cậu biết tớ sao?"

    Huệ Vân thầm than trong lòng:

    "Đương nhiên là biết rồi, kiếp trước cậu là người bạn thân thiết nhất của tớ, là người bạn tốt nhất của tớ. Kiếp trước tớ nợ cậu nhiều đến nỗi không có cách nào để trả hết nợ cho cậu. Kiếp này trở lại được gặp cậu sớm hơn vài năm có lẽ là cách mà ông trời tạo cơ hội để kiếp này tớ phải trả hết nợ cho cậu?"
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng tám 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...