- Trường học dạy chúng ta đi học chăm chỉ để lấy điểm cao, lấy bằng và ra đời tìm việc làm - Và một năm, ở Việt Nam có khoảng trên 200 ngàn cử nhân ra trường xếp hàng vào đoàn người tìm việc làm. - Và con số này càng ngày càng dài ra vô tận - Điều đó có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp càng ngày càng nhiều hơn, mọi người càng khó khăn hơn khi đi tìm việc làm. - Học sinh ở trường học thì vẫn nổ lực để học thật giỏi, lấy điểm cao, lấy bằng, họ không biết được rằng những kiến thức họ học ở trường học hầu như chẳng áp dụng gì ở cuộc sống cả. - Đa số những kiến thức học trong trường học như sinh vật, vật lý, toán học.. Chẳng liên quan gì tới kiếm tiền. - Đa số mọi người đi học để kiếm tiền chứ có phải đi học để làm nhà khoa học đâu! - Đó là một vòng lẩng quẩng của một đám người khổ đau, họ nghe lời thầy cô, họ nghe lời khuyên của những người không có tiền, họ tin vào truyền thông, họ bị cài đặt như một cái máy và nói ra những điều hệt như những gì trên tivi nói - Sự Thật - Trong xã hội không tồn tại từ thất nghiệp, mọi doanh nghiệp trên đất nước Việt Nam cũng như trên thế giới lúc nào cũng thiếu trầm trọng người biết làm việc - Những người làm những công việc mà doanh nghiệp cần chứ không phải là những thứ bằng mà trường đại học cấp cho những người đi tìm việc làm. - Giữa nhà trường và xã hội, hầu như không có sự kết nối và bài toán nhân sự đau đầu, cãi nhau, lẩng quẫn, thiệt hại cho đất nước, thiệt hại cho người dân, thiệt hại cho doanh nghiệp và doanh nghiệp hầu như phải tự đào tạo nhân sự cho mình, đó là: "Người Đi Học Thì Không Tìm Được Việc Làm Mà Doanh Nghiệp Thì Không Tuyển Được Nhân Sự" - Thật bi hài khi mà mọi người ai cũng có mắt mà lại chẳng thấy - Họ chẳng chịu nhìn, làm sao thấy được - Bạn thân mến, chúng ta phải cải tổ giáo dục, chính sự bảo thủ của ngành giáo dục, những người không hiểu biết gì về giáo dục nhưng lại được làm giáo dục đã tạo ra những thế hệ "Quái Thai" - Họ làm giáo dục theo nhiệm kỳ 5 năm và 5 năm làm cán bộ trong ngành giáo dục họ lấy bằng chiến sĩ thi đua, họ nỗ lực để giữ cái ghế của mình chứ không phải là nỗ lực để đào tạo ra những con người phù hợp với xã hội - Đào tạo ra những con người mà xã hội "đách cần" - Muốn chấn hưng đất nước thì phải làm cách mạng giáo dục, tầm nhìn phải 50 năm - 100 năm, chứ không phải trò manh mún như bây giờ, - Phải mời những doanh nhân vào trường học để dạy học, để dạy cho sinh viên những chiến lược bằng thực chiến, bằng xương máu của họ đổ trên thương trường chứ không phải mớ lý thuyết suông, chứ không phải là học thuộc lý thuyết rồi lấy điểm 10 của ông thầy rồi ra đời vênh váo - Những sinh viên ra trường, tốt nghiệp loại giỏi thường không tìm được việc làm bởi vì cái tôi to như Cái Bánh Xe Bò - Cái mớ kiến thức của họ, chỉ là cái tấm bằng, chỉ là cái số điểm nhưng họ cứ tưởng họ là cái rốn của vũ trụ dẫn đến tình trạng dở khóc - dở cười - Lương thấp họ không chịu làm, họ cho rằng mình là người có bằng cao thì phải được hưởng đãi ngộ cao và họ tiếp tục nằm ở nhà chửi xã hội bất công và họ tiếp tục thất nghiệp. - Đây là đám người khổ đau, họ là nạn nhân của trường học - Loại thứ 2 là những bạn sinh viên tốt nghiệp ở mức bình thường, loại này rất đông và họ biết thân, biết phận của mình - Tấm bằng của họ là loại bình thường, ngay từ đầu họ đã không có ý đòi hỏi, họ chấp nhận làm nhiều vị trí, miễn là có tiền và họ thích ứng rất nhanh. Ví dụ: - Rất nhiều cử nhân tốt nghiệp loại thường ngay sau khi ra trường đã giấu tấm bằng thật kỹ vào trong góc tủ đi xin làm sơn nước, đi xin làm phụ hồ, đi chạy Grab bike những công việc này chẳng liên quan gì đến bằng cử nhân - Họ bắt đầu dần dần nhận ra được sự thật - Kỹ Năng Kiếm Tiền, Học Ở Trường "Trần Văn Đời" Chứ Không Phải Học Ở Trường Đại Học - Những Bạn Trẻ Này - Chúng tôi đã gặp và phỏng vấn họ rất nhiều, đây là những lớp trẻ cầu thị, sau khi ra trường từ 2 đến 3 năm - Trải qua nhiều loại công việc phổ thông khác nhau, khuôn mặt họ đã già dặn hơn, đời đã dạy cho họ những bài học thực tế hơn. - Giai đoạn này họ rất năng động, họ hiểu rằng: "Phải học cả một đời và học ở Trường Đời chứ không phải học ở trường học mà mong thành công được" - 80% sinh viên Việt Nam ra trường làm trái ngành nghề mà mình học, - Đa số những bạn khởi nghiệp là những bạn học trung bình hoặc yếu ở trường đại học, họ khát khao thành công, khát khao vươn lên - Họ đã hòa vào dòng đời và tạo ra rất nhiều doanh nhân cho tương lai - Ngược lại với những bạn sinh viên đó, những bạn sinh viên có điểm cao ở trường học, nếu may mắn tìm được công việc ở một công ty nào đó thường họ đi làm thuê suốt đời. - Tôi đã chứng kiến rất nhiều những người có quá khứ học hành bài bản, hầu như cuộc đời chỉ là những kẻ đi làm thuê, không tạo ra được công trạng gì. - Họ đã dùng trí tuệ của mình để xây dựng ước mơ cho người khác - Họ sống với quá khứ hào hùng ngày xưa, họ tự hào với tấm bằng xuất sắc, họ không dám đối diện với sự thật - Và họ cay cú hàng ngày lại chứng kiến những thằng học dốt hơn mình ở trường học khẳng định mình trên thương trường, thành danh, thành người - Trường học không dạy đầu tư và kinh doanh, thầy giáo trong trường học cũng không biết đầu tư và kinh doanh. - Cái mấu chốt để tạo ra một con người mạnh mẽ, khác biệt, cống hiến đó là kỹ năng để trở thành một doanh nhân hoặc một nhà đầu tư kiệt xuất. - Con đường trở thành doanh nhân hay nhà đầu tư là con đường tự học, tự rèn luyện và phải thất bại nhiều lần. - Trái lại với những gì trong trường học dạy, trường học sẽ trừng phạt sinh viên nếu họ sai lầm - Còn trong kinh doanh và đầu tư thì thu nhập lớn nhất là những sai lầm - Sai lầm là những bài học từ sự thất bại - Sai lầm là một điều tốt - Nếu một em bé tập đi và mỗi lần đứng lên nó lại bị ngã và bị trừng phạt ở trường học thì sẽ không có bất kì em bé nào biết đi cả - Trường học ngày nay đang dạy người ta những kiến thức trái với quy luật tự nhiên - Trái với quy luật của vũ trụ - Trái với lời dạy của Đấng Tạo Hóa - Để một người kinh doanh và đầu tư thành công, họ cần phải lớn lên từ thất bại. - Thất bại làm cho họ mạnh mẽ hơn - Thất bại là những bài học đáng giá để họ rèn dũa bản thân mình - Trần Thanh Khiết thân mến, có rất nhiều điều sai lầm từ trường học và thật tệ hại đó là "Người Ta Cứ Nghĩ Nó Là Điều Đúng Đắn" Ví dụ: - Trường học cấm tuyệt đối quay cóp, họ không cho phép sinh viên được quay cóp và họ sẽ trừng phạt nếu như sinh viên quay cóp khi làm bài kiểm tra. - Trường đời không phải vậy, thành công trên trường đời là một quá trình bắt chước những người đi trước và - Bắt chước được càng nhiều càng tốt - Và bắt chước được càng nhiều người càng tốt - Tất cả những người thầy dạy tôi về kinh doanh ở trường đời đều nhắc đi nhắc lại một điều: - "Hãy copy y chang những gì mà thầy tôi dạy" - Và họ cũng cảnh báo: "Bất kì khi nào, nếu con chưa giàu thì đừng sáng tạo, bởi vì sáng tạo trong thương trường đôi khi tạo ra thảm họa cho doanh nghiệp. Hãy copy và làm thật nhuần nhuyễn rồi hãy sáng tạo" - Bạn thân mến, tôi đang chia sẻ với bạn những khác biệt to lớn, lí giải tại sao những người học giỏi ở trường học khó thành công ở trường đời. - Trường học không cho phép thảo luận khi làm bài kiểm tra, mỗi người đều phải tự đưa ra đáp án cho riêng mình và giấu không cho người khác biết - Thương trường không phải vậy, trong kinh doanh, nếu gặp phải một vấn đề hóc búa họ sẽ họp thành một nhóm cùng nhau đưa ra sáng kiến để giải quyết vấn đề và đó là một điều tốt - Một doanh nghiệp 1 người có thể phải cạnh tranh với doanh nghiệp 1 ngàn người, 10 ngàn người - Đây là một cuộc chiến không cân sức, thật ngu xuẩn khi phải giải quyết vấn đề to lớn, hóc búa của doanh nghiệp mà lại chỉ làm một mình - Khác biệt hoàn toàn những gì trường học dạy. - Trường học dạy ra một người giỏi, còn trường đời tạo nên một đội nhóm mạnh mẽ - Trường học chỉ tôn vinh một người giỏi nhất - Còn trường đời, tôn vinh một đội nhóm thành công - Nếu bạn là một bạn trẻ, khát khao thành công, hãy học cách làm việc nhóm, hãy học cách phạm sai lầm, học hỏi từ sai lầm, hãy học cách copy người thành công. "Thành Công Có Lối Mòn, Muốn Thành Công Thì Đi Theo Dấu Vết Của Người Thành Công Sẽ Đến Đích" - Hãy copy nổ lực, bắt chước giống hệt những người thành công khác đã làm - Bạn cũng sẽ thành công - Đó là con đường dẫn ta đến với giàu có, dẫn ta đến với tự chủ tài chính, dẫn ta đến với vinh quang và sự tự do. - Trần Thanh Khiết thân mến, cảm ơn bạn đã trò chuyện cùng với tôi, tôi có hơn 20 năm lăn lộn trên thương trường và ngày hôm nay tôi được mọi người biết đến như một doanh nhân, một nhà đầu tư thành công - Có được thành tựu như vậy là nhờ tôi học được rất nhiều bài học từ những người thầy thành công khác và tôi nhận thấy tôi là người bắt chước rất giỏi - Tất cả những gì tôi vừa chia sẻ với bạn không phải là kiến thức của tôi mà tôi copy được từ những người thầy của tôi - Nếu bạn làm như tôi kết quả cũng như tôi và có thể còn vĩ đại hơn tôi và tôi muốn chia sẻ nó với bạn. - Tôi hi vọng bài học ngày hôm nay, những kinh nghiệm mà tôi viết nên từ cuộc đời tôi sẽ làm cho bạn đến với thành công nhanh hơn tôi. - Hãy áp dụng nó nhé! - Hãy nói chuyện với tôi nhé! Để tôi biết rằng bạn đã đọc thư này, tôi rất hạnh phúc khi được gửi thư cho bạn. - Thư sau, tôi sẽ chia sẻ với bạn những đề tài khác, tôi cam kết mỗi một lá thư tôi viết cho bạn, mỗi giây phút mà bạn đọc thư của tôi, tôi đều trân trọng từng phút giây! - Tôi Yêu Bạn, Tôi Yêu Cuộc Sống Này! - Tôi Mắc Nợ Cuộc Sống Tươi Đẹp Này Nhiều Lắm! - Ngày nay mọi việc tôi làm, mọi giây phút tôi còn sống, mọi khoảnh khắc trong cuộc đời, tôi đều nổ lực để trả nợ đời. - Đời đã cho tôi quá nhiều điều tốt đẹp, tôi cảm thấy mình thật giàu có, giàu từ trong tim giàu ra - Và tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc từ trong tim tôi tỏa ra, tôi muốn nó lan tỏa đến với bạn và bạn cũng cảm nhận được như vậy