QUÂN BÌNH 1. Định nghĩa về quân bình: Theo từ điển tiếng việt: quân bình: cân bằng, ngang bằng nhau, lực lượng hai bên ở thế quân bình, tính quân bình. sống quân bình: là sống cân bằng giữa hai thế lực thể xác và tinh thần, giúp con người sống một cách sung mãn hơn, hạnh phúc hơn. 2. Tại sao ta phải sống quân bình: Vì đời sống con người muốn là người thì phải luôn có sự trung dung giữa tinh thần và thể xác. Nếu chỉ thuận theo thể xác, con người giống con vật; nếu con người sống chỉ có tinh thần, con người không gọi là người mà là các thiên thần, nên dể trở thành con người hoàn chỉnh ta phải sống quân bình. Quân bình là yếu tố quan trọng để sống lành mạnh. Đức Chúa Trời đã tạo nên những quy luật dựa trên sự quân bình: Ăn ngủ, hít thở, nhận cho, sống bởi bánh, sống nhờ Lời Đức Chúa Trời.. Muốn sống vui, sống khỏe chúng ta phải giữ sự quân bình của đời sống để không bị bệnh tật. Cần quân bình giữa thức và ngủ, làm và nghỉ ngơi, lo cho nhu cầu thể chất và không quên nhu cầu tâm linh. Ai cũng biết ăn uống hợp dinh dưỡng và đều đặn tập thể dục giúp chúng ta có một thân thể khoe mạnh. Về phương diện tâm linh, Thi-thiên 1: 2-3 cho chúng ta bí quyết sống vui, hạnh phúc và ý nghĩa là biết suy ngẫm và sống theo Lời Chúa. Giữ thì giờ gần với Chúa mỗi ngày và nhóm họp thờ phượng Chúa mỗi tuần là điều cần thiết để mang lại quân bình cho đời sống của chúng ta. Cuộc sống luôn có những gánh nặng, sống quân bình là không trút bỏ những trách nhiệm, bổn phận, gánh nặng trong đời sống (gánh nặng của việc học, việc làm, việc gia đình, việc Hội Thánh) Cần biết những gánh nặng trong đời sống có tác dụng giúp chúng ta tiến tới, và tiến bộ. Nó đem lại sự tăng trưởng và sự hiểu biết mới, làm thăng hoa đời sống chúng ta. Tuy nhiên, Chúa biết chúng ta chỉ là những người yếu đuối, kém sức và dễ mệt mỏi, nên Ngài ban cho chúng ta bí quyết để giữ vững nếp sống quân bình: "Hãy đến cùng Ta, những ai đang mệt mỏi và nặng gánh. Ta sẽ cho các con được an nghỉ. Hãy mang ách của Ta, và học theo Ta, vì Ta có lòng dịu dàng và khiêm tốn, thì linh hồn các con sẽ được an nghỉ" (Mt 11: 28-29 NIV-VPNS). Ê-si-a 40: 28-31 Chúa khẳng định Ngài là Đấng Tạo Hóa mạnh sức và vô cùng khôn ngoan, Ngài sẵn lòng "ban sức mạnh cho người nhọc nhằn, thêm năng lực cho người chẳng có sức." Cần đến với Chúa, Đấng ban cho chúng ta "sức mới" để có thể "cất cánh bay cao như chim ưng, chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi." 3. Làm thế nào để bạn quân bình đời sống mình? Trong giáo dục, người ta đã đưa ra nhiều phương pháp và phương hướng giáo dục, nhưng vẫn còn phiến diện, khó có thể mang tính toàn diện được. Giáo dục toàn diện phải hội đủ yếu tố giúp con người phát triển về mọi mặt, bao gồm cả TÂM, THẦN, VẬT, TRÍ, ĐỨC. Những yếu tố này đều là thuộc tính của con người, làm nên một con người hoàn hảo, xứng đáng là một sinh vật được gọi là "nhân linh ư vạn vật" (con người vượt lên trên, linh thiêng hơn vạn vật), nhờ có lý trí, ý chí, tình cảm, tâm linh và tự do. Nghĩa là tất cả yếu tố trên phải được phát triển đồng đều, hoặc nói cách khác, nó phải phát triển theo quy luật quân bình. Con người dùng chữ TÂM có ý nói nó là trung tâm, là cái gốc của mọi vấn đề, làm cơ sở cốt yếu để có được những thứ khác, nên cũng có thể ghép chữ TÂM với những thành tố khác, đi đôi từng cặp một: Tâm-Thần, Tâm-Vật, Tâm-Trí, Tâm-Đức. Những cặp đôi này nếu bên có bên không, hay bên yếu bên mạnh, chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng mất quân bình. Nhiều xáo trộn cho cá nhân, gia đình và xã hội cũng từ đó mà ra. Nếu bạn muốn có một đời sống cân bằng thật sự, thì bạn chỉ có thể nhìn xem một hình mẫu duy nhất trong lịch sử để noi theo: Đó là Chúa Giê-xu. Nếu bạn đặt Ngài vào vị trí trung tâm của cuộc đời, thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên cân bằng hơn. Hãy tưởng tượng cuộc đời bạn như một chiếc bánh xe. Trung tâm của bánh xe là phần trục. Tất cả những chiếc nan hoa của cuộc đời bạn (tượng trưng cho các mối quan hệ, gia đình, công việc, mục tiêu của bạn, v. V) đều xuất phát từ phần trục ấy. Tất cả chúng ta đều xây dựng cuộc đời của mình xung quanh một phần trục. Vấn đề là, điều gì sẽ trở thành phần trục của bạn? Có phải đó là gia đình của bạn? Có phải đó là công việc của bạn? Có phải đó là tiền bạc? Hay đó là Chúa Giê-xu? Làm thế nào bạn biết rằng bạn đang xây dựng cuộc đời mình xung quanh điều gì? Hãy thử xem điều mà bạn nghĩ đến nhiều nhất. Chính đó là điều đang điều khiển bạn. Trung tâm của cuộc đời bạn là điều rất quan trọng để xây dựng một đời sống cân bằng. Một trung tâm vững chắc dẫn đến một đời sống vững vàng. Một trung tâm yếu ớt, mỏng manh dẫn đến một đời sống yếu đuối, mỏng manh. Khi tôi nghe người khác nói với mình rằng cuộc sống của họ đang bị rã ra, điều này thường có nghĩa là: Họ có một trung tâm sai trật. Một điều nào đó không phải là Chúa đã chiếm vị trí ưu tiên trong cuộc đời họ. Phần trục không chỉ tạo ra sự ổn định, mà nó còn điều khiển ảnh hưởng trên tất cả mọi lĩnh vực khác của cuộc đời bạn. Bất cứ điều gì bạn đặt ở vị trí trung tâm của cuộc đời mình cũng sẽ trở thành nguồn sức mạnh của bạn. Sức mạnh của một bánh xe luôn đi từ phần trung tâm ra ngoài – không bao giờ ngược lại. Hãy để Chúa Giê-xu ở vị trí trung tâm của cuộc đời bạn, thì Ngài sẽ bạn cho sự ổn định, kiểm soát và sức mạnh mà bạn cần cho cuộc đời mình. Kinh Thánh chép: "Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa" – Mt 6: 33 (BTT). Đừng lo lắng về việc đặt Chúa Giê-xu ở vị trí trước nhất trong cuộc sống bạn. Hãy đặt Ngài ở vị trí trung tâm của cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn cuộc đời bạn, ảnh hưởng nó, bạn sức lực cho nó, và ban cho nó sự bình ổn. Như vậy thì tất cả mọi phần khác trong cuộc sống của bạn – từ gia đình cho đến công việc, các mục tiêu – sẽ tìm thấy sự thăng bằng trong Chúa Giê-xu. Nếu xem cuộc đời bạn như là một chiếc bánh xe thì điều gì ở phần trung tâm? Những mối phân tâm lớn nhất để bạn có được một đời sống cân bằng là gì? Bạn nghĩ điều gì là chướng ngại vật lớn nhất trong việc đặt Chúa Giê-xu ở vị trí trung tâm của cuộc đời mình? Như vậy, phương pháp để sống Quân bình là: · Cầu nguyện. · Tập từ bỏ những ham muốn tham vọng. · Tự do. · Khổ chế · Tự chủ (quân bình) : Không nóng quá, không lạnh quá. · Im lặng, làm tâm trí không bị dao động khi gặp vấn đề, phải biết suy nghĩ xem giải quyết vấn đề như thế nào, không nóng vội, hấp tấp, phải bình tĩnh, tự kỷ ám thị mình, đọc sách áp dụng trong cuộc sống từ đó giúp ta giữ được đức quân bình. 4. Quân bình trong đời tu: Xin mượn một bài thơ của tg Hạt Bụi, Link đã viết như sau: Sinh ra trong kiếp làm người Tâm lý thể lý định đời cho ta. Nếu ai biết sống dung hòa Hai phần tâm thể thế là an vui. *** Để sống quân bình đời tu Mọi điều phải sống ở khu trung bình Đừng khi nóng giận bực mình Nén lâu trong bụng, sau sinh điên khùng. *** Hay quá cảm động bùi ngùi Làm tâm tăng nhịp có hồi đứng tim Đa sầu, đa cảm, đa nghi Cũng là độc tố hại nguy tinh thần *** Đời tu đừng quá bận tâm Vào chuyện học vấn như dân bên ngoài Chỉ lo học tập thành tài Mà thiếu tu đức chẳng ai khen dùm *** Hoặc khi sốt sắng quá chừng Quên ăn, quên ngủ không ngừng nguyện kinh Ít ngày thể xác yếu đi Tinh thần tản mác còn gì là tu *** Hoặc là cứ giữ khư khư Ôm đùm nhiều việc chẳng chừa cho ai Thế rồi mòn mỏi hình hài Tuổi còn non trẻ, kêu nài nghỉ hưu. *** Tình cảm nam nữ đời tu Mở lòng yêu hết, không ngừng tên ai Gặp tự nhiên chỗ công khai Đừng khi chùng lén: Chỉ hai đứa mình *** Mấy lời nhắn gọn gợi hình Để ta vui sống quân bình đời tu.