1. Định hướng kiến thức a. Trình bày ý kiến về một vấn đề là người viết nêu lên những suy nghĩ, nhận xét, đưa ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình (Sau đây là một số ví dụ yêu cầu em cần trình bày ý kiến: - Có người cho rằng: Việc sử dụng các từ tiếng Anh trong giao tiếp của người Việt trẻ đang làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Ý kiến của em thế nào? - Em có ý kiến gì về nhận xét: "Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt và học hỏi được nhiều điều"? - Ý kiến của em như thế nào về vai trò của gia đình với mỗi người - Em có ý kiến gì về tác dụng của việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích) Trả lời: + Ý kiến 1 người cho rằng: Việc sử dụng các từ tiếng Anh trong giao tiếp của người Việt trẻ đang làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Ý kiến của em thế nào? " Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết" khác lạ "trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt. Trong cuộc sống hiện đại, sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trở thành phổ biến, quan trọng, cần thiết. Tuy nhiên việc lạm dụng tiếng Anh trong giao tiếp của giới trẻ để tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập ở giới trẻ hiện nay. Việc lạm dụng tiếng Anh sẽ khiến cho tiếng Việt đang có nguy cơ bị mất dần sự trong sáng, giới trẻ mất kiểm soát bản thân, dễ có những hành vi lệch chuẩn; tư duy sẽ mất đi sự rõ ràng, chính xác, khó tường minh khi diễn đạt, vì ngôn ngữ là phương tiện đắc lực nhất của tư duy. - > Bởi vậy để bảo tồn văn hóa của dân tộc chúng ta cần gìn giữ sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ. b) Các bước: Để trình bày ý kiến của mình, các em cần xác định: (Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề Cánh Diều, Ngữ văn 6) *Nội dung trình bày: - Đó là vấn đề gì? Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào? - Các lí lẽ và bằng chứng mà em định sử dụng để làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục mọi người là những gì? *Hình thức trình bày: - Khi trình bày cần có thêm thiết bị gì? - Cần chú ý như thế nào khi nói (âm lượng, tốc độ, tư thế, thái độ và các yếu tố phi ngôn ngữ) ? 2. Thực hành – Hướng dẫn soạn bài Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề (Sách Cánh Diều, Văn 6) Bài tập: Em có ý kiến gì về nhận xét:" Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt và học hỏi được nhiều điều "? a) Chuẩn bị - Xác định mục đích và nội dung bài nói. Trả lời: + Mục đích bài nói: Nêu ý kiến, quan điểm của mình về nhận xét trên. + Nội dung nói: Trình bày, giải thích, chứng minh những ưu điểm của việc đi tham quan, du lịch. - Tìm tư liệu trên sách, báo, mạng internet liên quan đến bài nói sẽ trình bày (về tranh, ảnh, sách, báo, tài liệu.. liên quan đến hoạt động tham quan, du lịch) : Trả lời: +Tư liệu trên google; google. Hình ảnh;.. - Liên hệ với kinh nghiệm của bản thân và những người xung quanh về việc tham quan, du lịch. Trả lời: +Bản thân đã từng được đi tham quan ở Vườn bách thú ở Hà Nội, Công viên nước Hồ tây, Chùa Một Cột, Lăng Bác, Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, Văn miếu Quốc tử giám; Cố đô Huế. +Chuyến tham quan ấy được diễn ra vào hè năm kia, đi cùng gia đình + Bản thân em đã nhận được nhiều điều sau chuyến tham quan: Có tinh thần thư thái, thoải mái; tăng hiểu biết về quê hương đất nước, con người; tự hào về đất nước; có động lực học hành hơn.. b) Tìm ý và lập dàn ý - Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi như: Tham quan, du lịch là gì? Trả lời: Tham quan, du lịch là những hoạt động đi đến những địa điểm, cảnh quan, những nơi khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, thư giãn, thưởng ngoạn những giá trị của tài nguyên du lịch; dưới sự hướng dẫn của những người có kiến thức, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn qua việc quan sát, lắng nghe trực tiếp. Chuyến tham quan thường tập trung vào các địa điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.. + Mục đích của việc đi tham quan, du lịch là gì? Trả lời: Tham quan, du lịch là hoạt động rất bổ ích, được nhiều trường học, đơn vị, cơ quan áp dụng rất hiệu quả. Đi tham quan, du lịch nhằm mục đích: - Đa dạng các hoạt động giảng dạy, trải nghiệm thực tế. - Giúp học sinh mở rộng kiến thức - Kết hợp vừa học vừa chơi để tạo hứng thú hơn trong học tập cho học sinh. + Hoạt động tham quan, du lịch mang lại cho người tham gia những gì (về tình cảm, nhận thức, kinh nghiệm) ? Trả lời: Hoạt động tham quan, du lịch mang lại cho người tham gia những lợi ích là: () Về thái độ, tình cảm: Học sinh được vui vẻ, thư giãn; khơi dậy ở học sinh hứng thú, yêu thích, đam mê trong học tập; bồi đắp tình bạn, tình thầy trò, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước (phụ thuộc vào mục đích của mỗichuyến tham quan). () Về nhận thức: Giúp học sinh hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học; mở rộng thêm kiến thức về tự nhiên, cuộc sống, con người mà sách vở chưa nhắc đến () Về kinh nghiệm: Giúp học sinh có kế hoạch học tập tích cực. Giúp học sinh có kinh nghiệm tham quan. Giúp các em tăng tính tự lập, tự chăm sóc cho bản thân + Nên đi tham quan, du lịch như thế nào cho phù hợp và có hiệu quả? Trả lời: () Cần xác định được mục đích của chuyến tham quan để lựa chọn địa điểm tham quan phù hợp. () Cần cân nhắc về sở thích, nhu cầu, mong muốn và khả năng tài chính; thời gian đi du lịch của từng cá nhân sao cho hợp lí. () Cần lưu lại tư liệu sau chuyến tham quan (ảnh, video, bản ghi chép, thu hoạch, đánh giá) để học sinh thực sự tập trung tiếp nhận tri thức chứ không chỉ vui chơi. - Lập dàn ý cho bài nói theo ba phần: + Mở đầu: Giới thiệu họ tên và vấn đề cần trình bày. + Nội dung chính: Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề đặt ra. (Gợi ý: Có nhiều cách làm giàu hiểu biết. Một trong những cách đó là việc tham quan, du lịch) Giải thích tham quan, du lịch là gì? (Gợi ý: Tham quan, du lịch là đi thăm những vùng đất mới, những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử.. ; nêu một số địa danh du lịch nổi tiếng có thực của đất nước và thế giới) Nêu lợi ích của hoạt động tham quan, du lịch. (Gợi ý: Khi tham quan, du lịch, chúng ta có thể được mở mang kiến thức về nhiều lĩnh vực (địa lý, lịch sử, văn học) ; Có thời gian thư giãn, ngắm nhìn đất nước;) Nên đi tham quan, du lịch như thế nào để có hiệu quả? (Gợi ý: Phải luôn chú ý quan sát, thường xuyên hỏi những gì mình chứng kiến; ghi chép, ghi hình lại những điều lí thú) + Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của mình về lợi ích của việc đi tham quan du lịch. Nêu nguyện vọng và dự định của mình nếu được đi tham quan, du lịch. c. Viết Cần viết theo bố cục 3 phần: Lời chào - Nội dung bài nói (theo dàn ý) - Lời cảm ơn Trả lời – Bài nói mẫu (Văn mẫu) Xin kính chào thầy cô và các bạn, tôi tên là Minh Châu. Tôi rất vui được trình bày ý kiến về về nhận xét" Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt và học hỏi được nhiều điều ". Mời các bạn lắng nghe! Đầu tiên chúng ta cần hiểu thế nào là tham quan, du lịch? Tham quan, du lịch là những hoạt động đi đến những địa điểm, cảnh quan, di tích, những vùng đất mới để tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, thư giãn, thưởng ngoạn những giá trị của tài nguyên du lịch; dưới sự hướng dẫn của những người có kiến thức, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn qua việc quan sát, lắng nghe trực tiếp. Chuyến tham quan thường tập trung vào các địa điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, một làng ngề. Có rất nhiều địa điểm tham quan, du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế như: Lăng Bác, Chùa Một Cột, Vịnh Hạ Long, Văn miếu Quốc Tử Giám, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Hu.. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem c) Nói và nghe Dựa vào dàn ý đã làm để trình bày ý kiến của mình. Thảo luận giữa người nói và người nghe về các nội dung chính, các chi tiết trong bài trình bày; đặt câu hỏi và trả lời. Lưu ý: Trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chi và các phương tiện hỗ trợ phù hợp. d) Kiểm tra và chỉnh sửa Rút kinh nghiệm về nội dung và cách trình bày một vấn đề: Người nói: Đã nói đủ các ý có trong dàn bài chưa? Còn thiếu nội dung nào? Có mắc các lỗi về cách trình bày không? Người nghe: Có nắm được nội dung trình bày của người nói không? Có mắc các lỗi khi nghe không? * * * Bài tiếp theo: Kể Lại Trải Nghiệm Đáng Nhớ - Tham Quan Làng Gốm Bát Tràng (Hà Nội) - Việt Nam Overnight