Trình bày và phân tích các đặc trưng của lời văn nghệ thuật

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Tiểu thư độc thân, 29 Tháng mười một 2021.

  1. Tiểu thư độc thân Viết vì đam mê

    Bài viết:
    69
    Trình bày và phân tích các đặc trưng của lời văn nghệ thuật:

    - Khái niệm lời văn nghệ thuật là gì?

    Lời văn nghệ thuật là "dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của các tác phẩm văn học" (ta có hiệu đơn giản là các ngôn từ có sử dụng các biện pháp tu từ, các từ ngữ đã được trâu truốt trước khi được nói ra hay viết ra, chủ yếu được dùng trong tác phẩm văn học).

    - Gồm 4 đặc trưng cơ bản là:

    1.1. Tính chính xác

    Chỉ với những lời văn chính xác, trong sáng, nhà văn mới có thể biểu hiện một cách đúng đắn và đầy đủ những sắc thái, cảm xúc, những điều mà nhà văn muốn diễn đạt.

    Ngôn ngữ nói chung có thể diễn đạt được mọi thứ nhưng để đạt được điều đó, nhà văn phải vật lộn, học hỏi, tích lũy.. Nói như một nhà văn: "Trên đời không có sự giày vò nào ghê gớm hơn sự giày vò của ngôn ngữ".

    Tính chính xác của lời văn nghệ thuật cần được hiểu không phải theo nghĩa cơ giới, toán học mà là sự diễn đạt hoàn hảo nhất một tâm trạng, một sự vật, một ý nghĩ, một hiện tượng bằng một từ duy nhất đúng.


    1.2. Tính hàm xúc

    Ðặc điểm này bắt nguồn từ nguyên tắc tiết kiệm trong ngôn ngữ, nghĩa là nói và viết sao cho "lời chật mà ý rộng", là sử dụng một số lượng chất liệu tối thiểu mà đạt được hiệu quả nghệ thuật tối đa.

    1.3. Tính mơ hồ, đa nghĩa

    Đây cũng là một đặc điểm của lời văn nghệ thuật dù đây cũng là đặc điểm dễ nhận thấy trong lời nói hằng ngày.

    Trong văn học, tính mơ hồ, đa nghĩa được nhân lên và trở thành một đặc điểm nổi bật bởi vì người nghệ sĩ thường hướng tới lời văn mơ hồ, đa nghĩa nhằm tạo nên những tầng lớp nghĩa khác nhau, nhằm "khêu gợi vô số những tư tưởng, những quan niệm, những cách giải thích".

    Ðiều này về bản chất có thể phân biệt khá rõ giữa lời văn nghệ thuật và lời văn trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống.


    1.4. Tính tạo hình và biểu cảm

    Một đặc trưng có tầm quan trọng nhất nhằm phân biệt lời văn nghệ thuật với lời văn thuộc các lĩnh vực khác là tính tạo hình và biểu cảm.

    Tạo hình là tạo nên một lời văn giàu hình ảnh, tái tạo đối tượng trong hình thái cụ thể, không lặp lại của nó. Chỉ bằng tính chất tạo hình, nhà văn mới làm sống lại một cách cụ thể, cảm tính những dáng vẻ riêng biệt.

    Bên cạnh đó, lời văn nghệ thuật còn biểu hiện những cảm nhận độc đáo của nhà văn (tính biểu cảm) với tư cách là nghệ sĩ, và những nhà văn lớn bao giờ cũng có những độc đáo trong phong cách. Tsêkhôp quan niệm "nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả".

    Tính tạo hình và biểu cảm được kết hợp một cách hữu cơ, xuyên thấm vào nhau và trong nhiều trương hợp, khó thể tách rời. Vì vậy cần nhìn chúng là một đặc điểm thống nhất của lời văn nghệ thuật: Tạo hình để biểu cảm, biểu cảm để tạo hình, trong tạo hình có biểu cảm và ngược lại. Lời văn nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng có chức năng xây dựng hình tượng nên luôn luôn mang tính thẩm mĩ cao.

    Như vậy, sự tổ chức lời nói thành lời văn là để nâng lời nói lên mức nghệ thuật, nâng ý thức hàng ngày lên mức văn học. Nó làm cho người ta cảm thụ đời sống cũng như lời nói một cách mới mẻ.


    (bài viết chỉ mang tính chất tham khảo)
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...