Triết lý nhân sinh trong bài thơ Đò Lèn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nam Dã Tú Nhất, 8 Tháng mười hai 2021.

  1. Nam Dã Tú Nhất Đi đâu vô đây? Tôi không hoan nghênh đâu!

    Bài viết:
    121
    Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh, chị về triết lý nhân sinh trong bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy.

    Bài làm

    Ai cũng có một thời tuổi thơ để nhớ. Có người phải sống cơ cực, bần hàn, trải qua biết bao khó khăn. Cũng có người từ nhỏ đã vô tâm vô tư, sống như loài hoa dại, chẳng đoái hoài đến gian truân trước mắt mà chỉ mải lo nghịch ngợm, đắm chìm trong thế giới tuổi thơ đầy hư ảo, ngập tràn niềm vui. Với sự cảm thông, thấu hiểu và nỗi ân hận của một người từng trải qua bao thăng trầm trong đời, Nguyễn Duy đã tái hiện lại mọi hình ảnh tuổi thơ cùng những cung bậc cảm xúc khác nhau từ vui vẻ hồn nhiên đến bàng hoàng rồi ân hận khi tận mắt chứng kiến những đổi thay của cuộc sống sau một thời ngập khói lửa chiến tranh.

    Niềm vui tuổi thơ trong "Đò Lèn" tuy đơn giản nhưng vẫn ngập tràn niềm vui và đủ sức làm người cháu quên đi những điều quan trọng bên mình. Những thú vui ấy tuy không quá mới mẻ nhưng vẫn đủ sức hấp dẫn làm hình bóng người bà bỗng chốc phai mờ và chẳng rõ ràng:

    "Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

    Níu váy bà đi chợ Bình Lâm

    Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

    Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

    Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

    Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

    Mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

    Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng"

    Người cháu nhỏ rong ruổi khắp nơi, đi qua hàng loạt địa điểm, trải nghiệm mọi điều, vô tư hồn nhiên tận hưởng hết những trò chơi thời thơ ấu từ những hôm lang thang "ra cống Na câu cá, bắt chim sẻ ở vành tai tượng phật, ăn trộm nhãn chùa Trần" đến những ngày say mê thế giới hư ảo của thánh thần, đắm mình trong những buổi đi "chơi ₫ền Cây Thị", "xem lễ đền Sòng" và tâm trí đã khắc ghi ấn tượng khó phai của "mùi huệ trắng quyện khói trầm" cùng bóng dáng cô đồng lảo đảo, nửa tỉnh nửa say trong điệu hát văn ma mị, huyền ảo.

    Những tưởng những niềm vui ấy khiến tác giả trở nên vô tâm trước hiện thực, thế nhưng trong tận đáy lòng, tác giả chưa bao giờ quên một thời gian cơ cực đói nghèo và cả những năm tháng chiến tranh vô cùng khốc liệt. Nghĩ về những điều xa xưa ấy, tác giả vừa suy tư vừa day dứt và tự trách chính mình:

    "Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

    Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

    Bà đi gánh chè xanh Ba Trại

    Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

    Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực

    Giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần

    Cái năm đói củ dong riềng luộc sượng

    Cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm"

    Có lẽ, trong thâm tâm, tác giả tự trách chính mình vì đã quá vô tâm với bà - người thân duy nhất gắn bó và cùng tác giả vượt qua những khó khăn, thử thách ngay trước mắt. Như một cánh cò tảo tần sớm hôm, người bà chăm chỉ, cố gắng làm mọi điều, chắt chiu từng chút để người cháu có một tuổi thơ thuần khiết, vô lo vô nghĩ. Bà lặn lội "xúc tép", "gánh chè xanh" qua những nơi xa lạ vào những đêm đông lạnh lẽo một cách nhẫn nại, bước thấp bước cao với gánh chè trĩu nặng trên vai.

    Chính những tháng năm cơ cực do chiến tranh gây ra đã giúp tác giả nhận ra sự hi sinh thầm lặng của bà và thẳng thắn nhìn nhận những lỗi lầm của chính mình qua những dòng thơ day dứt, đầy trách giận. Tác giả day dứt "Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế" vì đã quá say mê những điều hư ảo, và cũng tự trách, căm giận bản thân vì chẳng thể yêu thương bà khi vẫn còn có thể. Chỉ đến khi những niềm vui một thuở bị chiến tranh tàn phá, mất đi tất cả trò tiêu khiển của tuổi thơ, tác giả mới nhìn lại hiện thực và nhìn thấu những vất vả, lo toan mà bà đang gánh chịu.

    "Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất

    Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

    Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

    Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn"

    Bom đạn, khói lửa huỷ hoại mọi thứ. Những biểu tượng mang tính tâm linh tưởng như trường tồn mãi mãi bị sự khốc liệt của chiến tranh hủy diệt trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Điều duy nhất ở lại và tồn tại vĩnh cửu trong lòng tác giả là hình ảnh người bà vất vả, tảo tần, chịu thương chịu khó, thầm lặng và đáng quý vô ngần. Hình ảnh ấy sáng lên giữa không gian tối tăm cùng những điều vô cùng quen thuộc mà tác giả đã từng thấy rất nhiều lần, quen thuộc nhưng chưa bao giờ cảm thấy khắc cốt ghi tâm, xót xa và cảm phục như chính khoảnh khắc nhìn thấy người bà vẫn âm thầm lo lắng, nặng gánh mưu sinh giữa bao gian lao cực khổ, giữa mưa bom bão đạn của chiến tranh.

    Không còn nhà cửa, không có thánh thần nhưng người cháu vẫn được đôi tay gầy guộc của bà nuôi dưỡng trưởng thành. Người cháu nhỏ năm nào mang theo ý chí và lòng tin của người bộ đội cụ Hồ, cùng bao người đồng chí đồng đội chiến đấu, bảo vệ quê hương với mong muốn một ngày nào đó, đất nước bình yên sẽ trở về xây dựng quê hương, chăm sóc người thân. Vậy mà điều giản đơn đó không thể thành hiện thực. Thời gian không chờ đợi con người, và chiến tranh được dịp tước đoạt giá trị thiêng liêng cuối cùng trong cuộc đời người cháu. Khi người cháu biết yêu thương, trân trọng bà cũng là lúc bà vĩnh viễn rời xa.

    "Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

    Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi

    Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

    Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!"

    Quê hương vẫn còn dù qua lần oằn mình hứng chịu đạn bom. Con sông ngày trước vẫn chảy trôi giữa đôi bờ bồi lở. Sau những ngày chiến đấu và trưởng thành, tác giả mới nhớ, mới cảm phục, mới biết yêu thương và khát khao muốn báo đáp công ơn nuôi dưỡng của bà nhưng đã muộn. Bà không còn nữa. Điều duy nhất đập vào mắt tác giả là nấm mồ lạnh lẽo với những ngọn cỏ xanh. Những hình ảnh đối lập cứ liên tiếp hiện lên khiến người trong cuộc phải xót xa, phải ngậm ngùi, ân hận nhưng lỗi lầm ngày xưa do tính vô tâm, ngây thơ gây ra mãi mãi không sửa được.

    Có lẽ, ai cũng từng là kẻ vô tâm. Ai cũng một thời mải mê theo đuổi những điều phù phiếm, xa hoa trước mắt mà dửng dưng, vô cảm, lạnh nhạt với người thân yêu bên cạnh mình. Chúng ta vẫn thường ngụy biện, bào chữa rằng thời gian vẫn còn dài, còn sống là còn cơ hội nhưng cuộc đời vốn rất vô thường và không thể nào đoán trước được ngày mai. Vậy nên, hãy cứ yêu thương, bù đắp cho người thân khi còn cơ hội. Ai cũng chỉ được sống mỗi một lần, mất đi rồi sẽ không tìm lại được.

    Hết
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng mười hai 2021
  2. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    Tui chưa học tới bài này. Tú ơi, lên bài "người lái đò trên sông Đà" đuy, bài đó tui bí bí: '<
     
  3. Nam Dã Tú Nhất Đi đâu vô đây? Tôi không hoan nghênh đâu!

    Bài viết:
    121
    Sông Đà sẽ không nhấn chìm Táo đâu. Táo hãy mạnh mẽ lên! :))
     
  4. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    Tú lên bài cho tui xem với, bài đó hơm hỉu sao tui không nghĩ được j từ nó lun á, kiểu k bt bắt đầu từ cái phần nào:"<
     
  5. Nam Dã Tú Nhất Đi đâu vô đây? Tôi không hoan nghênh đâu!

    Bài viết:
    121
    Táo đang ôn bài đó hả? :" <

    Để Tú kể chuyện kinh dị cho Táo nghe: Hồi còn đi học, cô giáo của Tú ôn thi, nổi hứng cho cả lớp trả bài bài đó. Thế là cả lớp xin ra hành lang đứng hết :))
     
  6. Bán Nguyệt Vẫn một mình làm bạn với cô đơn...

    Bài viết:
    232
    *yoci 116* trường kì đi học. ^-^
     
  7. Nam Dã Tú Nhất Đi đâu vô đây? Tôi không hoan nghênh đâu!

    Bài viết:
    121
    Cố lên Nguyệt ơi. Sau này ra trường rồi lại thèm được đi học đó :))
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...