Tranh tô màu trung thu

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi thohongmeomeo, 20 Tháng chín 2020.

  1. thohongmeomeo

    Bài viết:
    2,748
    [​IMG]

    Nguồn gốc và Ý nghĩa của Tết Trung Thu - Rằm Trung Thu 15/8 Âm lịch


    Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám ta. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.

    Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ."

    [​IMG]

    Nguồn Gốc Tết Trung Thu


    Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

    [​IMG]

    Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

    Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

    Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.

    [​IMG]

    Ý Nghĩa Tết Trung Thu


    Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

    Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm

    [​IMG]

    Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

    Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.

    Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình." Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.

    [​IMG]

    Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là "ăn kẹo hư răng."

    Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát "Rước Đèn Tháng Tám" một cách thích thú: "Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu."

    Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này

    [​IMG]

    Thơ về Tết Trung Thu


    Trung Thu vốn là nguồn cảm hứng lớn cho các thi sĩ từ xưa đến nay

    Đỗ Phủ:

    Thu cảnh kim tiêu bán

    Thiên cao nguyệt bội minh

    Nam lâu thùy yến hưởng

    Ty trúc tấu thanh thanh

    Bản dịch của Thái Giang:

    Cảnh thu nay đúng nửa rồi

    Trăng thu thêm sáng, khung trời thêm cao

    Lầu nam ai rót rượu đào

    Tiếng tơ, tiếng trúc thanh tao nhịp nhàng

    [​IMG]

    Nhà thơ Tản Đà cũng nhắc đến ngày Trung thu với các câu thơ:

    Có bầu có bạn can chi tủi

    Cùng gió cùng mây thế mới vui

    Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

    Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

    Nguyễn Du:

    Khi chén rượu khi cuộc cờ,

    Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên

    [​IMG]

    Thơ trung thu của Bác Hồ


    Nhân dịp Tết Trung thu năm 1941, Người viết bài thơ kêu gọi thiếu nhi vào ngày 21/9/1941 thể hiện sự quan tâm của mình đối với các cháu thiếu nhi:

    Trẻ em như búp trên cành

    Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

    Chẳng may vận nước gian nan

    Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng

    Học hành, giáo dục đã thông

    Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa..

    [​IMG]

    Trung thu năm 1946, mặc dù bận rộn với những công việc quan trọng của đất nước nhưng Bác Hồ vẫn không quên làm thơ gửi cho các cháu:

    Bác mong các cháu chăm ngoan

    Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng

    Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng

    Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam

    [​IMG]

    Trung thu 1951

    Trung thu trăng sáng như gương

    Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

    Sau đây Bác viết mấy dòng

    Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.

    [​IMG]

    Thư Trung thu ngày 25/9/1952

    Ai yêu các nhi đồng

    Bằng Bác Hồ Chí Minh

    Tính các cháu ngoan ngoãn

    Mặt các cháu xinh xinh

    Mong các cháu cố gắng

    Thi đua học và hành

    Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

    Tuỳ theo sức của mình..

    Các cháu hãy xứng đáng

    Cháu Bác Hồ Chí Minh.

    [​IMG]

    Hằng nga Chibi

    [​IMG]

    Trung thu năm 1953

    Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, Đông

    Được tin thắng trận cờ hồng tung bay

    Các cháu vui thay

    Bác cũng vui thay

    Thu sau so với thu này vui hơn.

    [​IMG]

    Trung thu năm 1956

    Bắc - Nam sẽ sum họp một nhà

    Bác cháu ta gặp mặt trẻ già vui chung

    Nhớ thương các cháu vô cùng

    Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Một bức tranh ý nghĩa

    Bài hát về tết trung thu


    Bài Chiếc đèn ông sao



    Lời bài hát:

    Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu

    Cán đây rất dài, cán cao qua đầu

    Em cầm đèn sao em hát vang vang

    Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan.. tùng dinh dinh là tùng tùng dinh

    Bài Đêm trung thu



    Lời bài hát:


    Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình

    Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh

    Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng

    Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang

    Bài Rước đèn tháng tám



    Lời bài hát:


    Tết Trung Thu rước đèn đi chơi

    Em rước đèn đi khắp phố phường

    Lòng vui sướng với đèn trong tay

    Em múa ca trong ánh trăng rằm

    Đèn ông sao với đèn cá chép

    Đèn thiên nga với đèn bướm bướm

    Em rước đèn này đến cung trăng

    Đèn xanh lơ với đèn tím tím

    Đèn xanh lam với đèn trắng trắng

    Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu

    Câu chuyện trung thu của Biti's

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Aquafina, Mạnh Thăngchiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng mười 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. fangying28 HƯƠNG VỊ

    Bài viết:
    1
    Bài viết rất hay
     
    thohongmeomeo thích bài này.
  4. Phiêu Lãng I'm gay My love only on my husband and little son!

    Bài viết:
    4
    Bạn ơi mấy cái tranh tô màu Tết Trung Thu ngay đầu bài viết bạn đăng ấy là có quyển sách tô à bạn, hay chỉ là ảnh trên mạng? Mình thấy mấy bức tranh ấy rất thú vị, tranh cũng sát và truyền tải được ý nghĩa của Tết Trung Thu, nên muốn mua về cho thằng con nhà mình tô :))
     
    Nguyễn Ngọc Nguyênthohongmeomeo thích bài này.
  5. thohongmeomeo

    Bài viết:
    2,748
    Không có sách đâu ạ, mình thấy tranh màu đẹp nên tự vẽ nét lại thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng sáu 2021
  6. Phiêu Lãng I'm gay My love only on my husband and little son!

    Bài viết:
    4
    Ồ vậy hả. Nhưng tranh bạn vẽ đẹp thật, mình tưởng là sách tô luôn rồi. Cảm ơn bạn!
     
    Nguyễn Ngọc Nguyênthohongmeomeo thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...