Tranh khắc gỗ nhật bản mĩ thuật 9

Thảo luận trong 'Nhạc Hoạ' bắt đầu bởi thohongmeomeo, 2 Tháng mười hai 2021.

  1. thohongmeomeo

    Bài viết:
    2,688
    [​IMG]

    Tranh khắc gỗ Nhật Bản là loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời của "đất nước mặt trời mọc", tôn vinh sự khéo léo, tỉ mỉ và tinh tế của những con người tạo nên tuyệt tác trên bề mặt gỗ. Tranh khắc gỗ của Nhật được đánh giá cao về giá trị mỹ học, được phổ biến rộng rãi và trở thành một biểu tượng của hội họa "xứ Phù Tang".

    Tranh khắc gỗ Nhật Bản là gì?


    Tranh khắc gỗ Nhật Bản được gọi là Ukiyo-e. Loại hình nghệ thuật này ra đời trong khoảng thế kỷ 17- thế kỷ 20. Cái tên Ukiyo-e bắt nguồn từ Ukiyo, với chữ "uki"; nghĩa là "ưu' trong phật giáo đã chuyển thành chữ uki – nghĩa là" phù ".

    Đúng như tên gọi, Ukiyo-e là một hình thức nghệ thuật gắn liền với sự hưởng thụ, lấy đề tài là ca hát, phòng trà, quán ăn.. với nhân vật chính là diễn viên và kỹ nữ.

    [​IMG]

    Sóng lừng ở ngoài khơi Kanagawa - Hokusai

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tranh mô phỏng bằng màu sáp học sinh​

    Kỹ thuật chế tác


    Những bức tranh khắc gỗ Nhật Bản không chỉ được đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ mà còn được đề cao bởi nét nghệ thuật tinh tế. Để hoàn thiện một bức tranh khắc gỗ, đòi hỏi rất nhiều công đoạn cũng như sự tỉ mỉ và kỳ công.

    Theo phương pháp truyền thống, cần ít nhất ba người để có thể hoàn thành một tác phẩm.

    Quy trình chế tác của tranh khắc gỗ Nhật Bản được chia thành 2 phần là: Chạm khắc và in màu.

    Đầu tiên, người họa sĩ phải vẽ một bản gốc bằng mực đen sumisen. Từ bản vẽ này, người ta tạo ra bản hanshita. Tiếp đó, bản này được thợ gắn hiroshi dán sấp vào một phiến gỗ và cắt bỏ những phần trắng – để lại bức họa được gọi là sumita. Nó được sử dụng để in những đường viền đen. Bản đầu tiên gọi là kyogo-zuri sẽ được đưa cho họa sĩ để kiểm tra lại lần cuối và hoàn thiện bản khắc.

    [​IMG]

    Nếu là tranh đen trắng thì công đoạn chế tác chỉ dừng lại tại đây. Tuy nhiên, nếu tranh phun màu thì công việc chế tác.. dường như chỉ mới bắt đầu. Những tấm iroita được tạo ra dựa trên bản khắc gỗ này, mỗi tấm sử dụng cho một mảng màu của tranh.

    Phối màu là công đoạn cuối cùng. Lúc này, người họa sĩ sẽ đặt một tờ giấy lên bản khắc, và mực in sẽ được phủ đều bằng con lăn. Để kết hợp nhiều màu sắc cho bức tranh, họa sĩ sẽ phải lặp lại toàn bộ quy trình. Surishi tô màu lên những miếng gỗ dưới sự giám sát chỉ đạo của họa sĩ trước khi chúng được đưa vào sử dụng. Nguyên tắc in màu là đi từ màu sáng đến các màu tối hơn và từ những họa tiết nhỏ đến các họa tiết lớn. Qua đó, có thể thấy tranh khắc gỗ là" đứa con tinh thần"của sự tỉ mỉ và kỳ công của người chế tác.

    [​IMG]

    Để in được một cách chuẩn xác với nhiều bản gỗ, người nghệ sĩ vát hai đầu thanh gỗ với mục đích hiệu chỉnh. Giấy làm từ vỏ cây dâu tằm được ưa chuộng bởi nó khá bền và có thể chịu được lực ma sát từ các bản gỗ, bên cạnh đó, nó còn có khả năng thấm mực và chất nhuộm một cách nhanh chóng. Với tranh khắc gỗ, người nghệ sĩ có thể tái sử dụng bản khắc gỗ để tạo ra hàng nghìn bức tranh giống nhau cho tới khi những nét khắc trên đó đã hao mòn

    Màu sắc của tranh khắc gỗ Nhật Bản được sử dụng khá đa dạng, từ đỏ tươi, xanh nước biển, đen sẫm hay xanh lá cây.. được phối hợp hài hòa, đem đến hiệu quả thẩm mỹ cao cho bức tranh. Mực nhuộm sử dụng trong tranh cho tới cuối thế kỷ 19 được chiết xuất từ thực vật và các nguồn khoáng chất.

    [​IMG]

    Ánh sáng buổi tối ở cầu Koganei - Hiroshige

    5 họa sĩ đại diện cho nghệ thuật tranh khắc gỗ Nhật Bản


    Kitagawa Utamaro (1753–1806) với sở trường vẽ mỹ nhân

    Katsushika Hokusai (1760–1849) vẽ về phong cảnh thác, nước, cầu, núi

    Utagawa Hiroshige (1797–1858) vẽ về cảnh vật thiên nhiên

    Tsukioka Yoshitoshi (1839–92) vẽ về hoạt động con người

    Hashiguchi Goyō (1880–1921)

    [​IMG]

    Cầu Senju - Hiroshige

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tranh mô phỏng bằng màu sáp

    [​IMG]

    Tranh mô phỏng bằng màu nước


    [​IMG]

    Vườn mơ ở Kameido - Hiroshige

    [​IMG]

    Tranh mô phỏng bằng màu sáp học sinh

    [​IMG]

    Núi Phú Sĩ nhìn từ Kajakazawa ở tỉnh Kai - Hokusai

    [​IMG]

    Tranh mô phỏng bằng màu sáp học sinh

    [​IMG]

    Mưa ở đỉnh núi Phú Sĩ - Hokusai

    [​IMG]

    Tranh mô phỏng bằng màu sáp học sinh

    [​IMG]

    Lược - Utamaro

    [​IMG]

    Tranh mô phỏng bằng màu sáp học sinh

    [​IMG]

    [​IMG]

    Ba mỹ nhân thời nay - Utamaro

    [​IMG]

    Chải tóc - Goyo
     
    AdminSói thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng mười hai 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...