Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1: Truyền Thống Đánh Giặc Giữ Nước Của Dân Tộc Việt Nam - Có Đáp Án

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cuộn Len, 16 Tháng một 2022.

  1. Cuộn Len

    Bài viết:
    475
    Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1: Truyền Thống Đánh Giặc Giữ Nước Của Dân Tộc Việt Nam (Có Đáp Án)

    Hệ thống bài tập trắc nghiệm dưới đây bao gồm các câu hỏi ở bốn cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp tổng hợp kiến thức bài 1 của môn GDQP 10.

    Câu 1: Dân tộc ta tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên vào thời nào, năm nào?

    A. An Dương Vương – Chống Triệu – Năm 218 TCN.

    B. Hùng Vương – Chống Tần – Năm 214 TCN.

    C. Thục Phán – Chống Triệu – Năm 179 TCN.

    D. An Dương Vương – Chống Tần – Năm 179 TCN.

    Câu 2: Các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta trong thế kỷ XX?

    A. Chống đế quốc Mĩ (1954-1975), bảo vệ biên giới Tây Nam 1979.

    B. Chống thực dân Pháp (1945-1954), bảo vệ biên giới phía Bắc 1979.

    C. Chống thực dân Pháp (1945-1954), chống để quốc Mĩ (1954-1975).

    D. Chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ, bảo vệ biên giới Tây Nam.

    Câu 3: Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta diễn ra vào thời gian nào?

    A. Thế kỷ thứ I SCN.

    B. Thế kỷ thứ I TCN.

    C. Thế kỷ thứ II TCN.

    D. Thế kỷ thứ III TCN.

    Câu 4: Thời phong kiến, cuộc chiến tranh nào của dân tộc ta chống giặc ngoại xâm sau cùng?

    A. Chống Nguyên.

    B. Chống Minh.

    C. Chống Nam Hán.

    D. Chống Mãn Thanh.

    Câu 5: Tại sao trong chiến tranh chống kẻ thù xâm lược, đất nước ta luôn phải lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều?

    A. Vì tương quan lực lượng giữa ta và địch, địch luôn mạnh hơn ta về kinh tế và quân sự.

    B. Giữa ta và địch, địch luôn có sức mạnh về mọi mặt hơn ta.

    C. Do quan hệ giữa ta và địch, địch luôn mạnh hơn ta về mọi mặt.

    D. Vì đó là truyền thống nghìn năm đánh giặc của dân tộc.

    Câu 6: Tại sao kẻ thù bên ngoài luôn có âm mưu và tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta?

    A. Từ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù xâm lược.

    B. Từ điều kiện bên trong của ta, bên ngoài của khu vực.

    C. Do vị trí chiến lược và điều kiện kinh tế của đất nước.

    D. Có sự lôi kéo của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.

    Câu 7; Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, ở Miền Nam quân và dân ta đánh địch trên các vùng chiến lược nào?

    A. Trung du, đồng bằng và đô thị.

    B. Nông thôn, thành thị, miền núi.

    C. Đồng bằng, miền núi và thành thị.

    D. Miền núi, trung du, đồng bằng.

    Câu 8: Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, ở Miền Nam phong trào đồng khởi diễn ra thời gian nào, ở đâu?

    A. Năm 1959 -1960, Bến Tre.

    B. Năm 1968, Sài Gòn, Chợ Lớn.

    C. Năm 1968, Khe Sanh, Quảng Trị.

    D. Năm 1974- 1975 Tây Nguyên và toàn Miền Nam.

    Câu 9: "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ diễn ra vào thời gian nào?

    A. Năm 1959 – 1960.

    B. Năm 1961 – 1965.

    C. Năm 1965 – 1968.

    D. Năm 1971 - 1972.

    Câu 10: "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mĩ diễn ra vào thời gian nào?

    A. Năm 1959 – 1960.

    B. Năm 1961 – 1965.

    C. Năm 1965 - 1968.

    D. Năm 1967 – 1968.

    Câu 11: Chiến thắng mùa xuân năm 1975 của quân và dân ta, kết thúc bằng chiến dịch quân sự nào?

    A. Tây Nguyên.

    B. Huế, Đà Nẵng.

    C. Quảng Trị, Thừa Thiên.

    D. Hồ Chí Minh.

    Câu 12: Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, năm 1972 ở Miền Bắc có chiến dịch quân sự nào nổi bật nhất?

    A. Chiến dịch phòng không.

    B. Chiến dịch thi đua giết giặc.

    C. Chiến dịch thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người.

    D. Chiến dịch tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ.

    Câu 13: Qua lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây dựng nên truyền thống gì?

    A. Xây dựng đất nước mạnh về quốc phòng để giữ nước.

    B. Dựng nước đi đôi với giữ nước.

    C. Quan tâm bảo vệ đất nước là hàng đầu.

    D. Giữ nước là chủ yếu, rất quan trọng.

    Câu 14: Thế trận nào của dân tộc ta là thế trận đánh giặc vững chắc nhất?

    A. Thế về chính trị, ngoại giao.

    B. Thế trận về sự bố trí lực lượng quân đội.

    C. Thế trận lòng dân.

    D. Thế của địa hình đánh giặc.

    Câu 15: Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nhân dân ta, ở Miền Nam có những cuộc tổng tiến công và nổi dậy nào?

    A. Đồng khởi Bến Tre; Xuân 1968.

    B. Mùa xuân năm 1968 và mùa xuân năm 1975.

    C. Mùa xuân 1975; chiến dịch Hồ Chí Minh.

    D. Xuân 1968; Mùa xuân 1975 và chiến dịch Hồ Chí Minh.

    Câu 16: Những trận đánh lớn nào thời nhà Lê, nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

    A. Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết.

    B. Ngọc Hồi, Đống Đa, Tốt Động.

    C. Chi Lăng, Xương Giang.

    D. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Đống Đa.

    Câu 17: Những triều dại phong kiến nào của Việt Nam tiến hành chiến tranh chống quân xâm lược từ phương Bắc?

    A. Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Tây Sơn.

    B. Lý, Hồ, Lê Sơ, Tây Sơn.

    C. Đinh, Lý, Trần, Tiền Lê, Nguyễn.

    D. Đinh, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê.

    Câu 18: Chiến dịch quân sự nào của ta đã buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại Miến Bắc và kí Hiệp định Pari về Việt Nam?

    A. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972.

    B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

    C. Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

    D. Chiến dịch Mậu thân năm 1968.

    Câu 19: Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc dáo của dân tộc ta ở thời nhà Lý như thế nào?

    A. Xây thành lũy vững chắc, vây thành diệt viện.

    B. "Tiên phát chế nhân" phòng ngự vững chắc, phản công đúng lúc.

    C. Phản công lớn, phòng ngự vững chắc.

    D. Vây thành diệt viện, phản công kịp thời.

    Câu 20: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp có anh hùng LLVT nào sau đây?

    A. Lê Mã Lương, Phạm Tuân, Bế Văn Đàn.

    B. Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện.

    C. Nguyễn Viết Xuân, Tô Vĩnh Diện, Phạm Tuân.

    D. Phan Đình Giót, Lê Mã Lương, Phạm Tuân.

    Câu 21: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông, thời Trần dân tộc ta có anh hùng trẻ tuổi nào?

    A. Trần Khánh Dư.

    B. Trần Thủ Độ.

    C. Trần Quốc Toản.

    D. Trần Nguyên Hãn.

    Câu 22: Đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung của dân tộc Việt Nam

    A. Là một nhân tố quyết định thắng lợi trong sự nghiệp dựng nước.

    B. Đã trở thành truyền thống, là một nhân tố thành công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

    C. Là một nhân tố quyết định thắng lợi trong sự nghiệp giữ nước.

    D. Đã trở thành truyền thống quý báu trong xây dựng đất nước.

    Câu 23: Chiến tranh nhân dân Việt Nam có sức mạnh vô địch, vì sao?

    A. Đây là truyền thống để tạo nên sức mạnh đánh thắng kẻ thù.

    B. Có sức mạnh vô địch để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.

    C. Là nguồn gốc cơ bản tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù.

    D. Là nguyên nhân của sức mạnh để đánh thắng kẻ thù.

    Câu 24: Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, ở Miền Nam quân và dân ta kết hợp đánh địch bằng 3 mũi giáp công nào?

    A. Quân sự, chính trị, kinh tế.

    B. Quân sự, chính trị, ngoại giao.

    C. Chính trị, tư tưởng và quân sự.

    D. Chính trị, quân sự, binh vận.

    Câu 25: Truyền thống "cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện" của dân tộc ta được hình thành từ thời nào?

    A. Nhà Lê.

    B. Nhà Hồ.

    C. Nhà Trần.

    D. Nhà Nguyễn.

    Câu 26: Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống trong chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

    A. Luôn chăm lo xây dựng thành trì vững chắc để bảo vệ đất nước.

    B. Tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

    C. Kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị, ngoại giao.

    D. Kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị, binh vận.

    Câu 27: Trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu nào sau dây?

    A. "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân"

    B. "Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm"

    C. "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"

    D. "Tiến lên chiến sĩ đồng bào, Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn"

    Câu 28: Một nội dung đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng là:

    A. Đi theo con đường cách mạng, không sợ hi sinh, gian khổ.

    B. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của nhân dân, vào thắng lợi của nhân dân.

    C. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng.

    D. Tin tưởng vào khả năng của nhân dân vào thắng lợi của cách mạng.

    Câu 29: Tại sao nói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc?

    A. Vì phải đem sức ta mà giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của kẻ thù.

    B. Mục đích cuộc chiến tranh là nhằm giải phóng dân tộc, nhân dân khỏi ách áp bức bóc lột của

    Kẻ thù bên ngoài.

    C. Vì mục đích cuộc chiến tranh là nhằm giải phóng vùng đất do kẻ thù bên ngoài chiếm đóng.

    D. Vì tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân.

    Câu 30: Khi xâm lược nước ta, kẻ thù luôn phải đối mặt với phương thức tiến hành chiến tranh nào của nhân đân ta?

    A. Chiến tranh với các binh đoàn chủ lực mạnh về vũ khí.

    B. Chiến tranh toàn dân với đông đảo tầng lớp trong xã hội tham gia.

    C. Chiến tranh tổng lực với nghệ thuật quân sự hiện đại.

    D. Chiến tranh nhân dân với toàn dân tham gia, lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

    Câu 31: Trong chiến tranh, cha ông ta đã kết hợp tiến công địch như thế nào?

    A. Vừa đánh vừa đàm, vừa đấu tranh chính trị, quân sự với đấu tranh ngoại giao, lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu.

    B. Vừa đánh vừa đàm, vừa đấu tranh chính trị, quân sự với đấu tranh ngoại giao.

    C. Vừa đánh vừa đàm, vừa đấu tranh chính trị, quân sự với đấu tranh ngoại giao, lấy đấu tranh

    Ngoại giao là chủ yếu.

    D. Vừa đấu tranh tư tưởng, vừa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

    Câu 32: Trong lịch sử chống kẻ thù xâm lược, dân tộc ta đã có nhiều trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào những năm nào?

    A. Năm 938, 1075 và 1258.

    B. Năm 938, 1075 và 1285.

    C. Năm 938 và 1427.

    D. Năm 938, 981 và 1287.

    Câu 33: Thời kỳ cách mạng 1954 – 1975, Đảng ta lãnh đạo tiến hành chiến lược cách mạng như thế nào?

    A. Tiến hành đồng thời hai chiến lược của cách mạng, vừa xây dựng CNXH ở Miền Bắc, vừa tiến hành chiến tranh giải phóng Miền Nam.

    B. Tiến hành bảo vệ XHCN ở Miền Bắc kết hợp với chiến tranh giải phóng Miền Nam.

    C. Vừa xây dựng CNXH ở Miền Bắc, vừa tiến hành chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở Miền Nam.

    D. Vừa bảo vệ CNXH ở Miền Bắc, vừa tiến hành chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở Miền Nam.

    Đáp án

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. B

    2. C

    3. D

    4. D

    5. A

    6. C

    7. C

    8. A

    9. B

    10. C

    11. D

    12. A

    13. B

    14. C

    15. D

    16. C

    17. A

    18. A

    19. B

    20. B

    21. C

    22. B

    23. C

    24D

    25. C

    26. A

    27. B

    28. B

    29. B

    30. D

    31. C

    32. D

    33. A

    -Hết-
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng một 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...