Trà hoa đậu biếc là gì? Công dụng của trà hoa đậu biếc?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 28 Tháng năm 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Hiện nay đang có một trào lưu sử dụng hoa đậu biếc - như một vị thuốc vừa chữa bệnh vừa thưởng thức. Thế nhưng bạn có thực sự hiểu rõ về nó, hay chỉ nghe những công dụng truyền miệng? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé?

    Trà hoa đậu biết là gì?

    Hoa đậu biếc được hái từ cây đậu biết - một loài cây dạng thân leo, lá giống với lá họ đậu. Hoa có thể dùng phơi khô, dùng làm trà, pha như bình thường để uống. Trà hoa đậu biếc khi dùng có tác dụng hỗ trợ chữa tiểu đường, giảm cân, đẹp da.


    [​IMG]

    Đây là một loài hoa đa công dụng, có hương sắc cũng có ích lợi. Nó không chỉ mang vẻ đẹp thuần khiết, tinh tế nhờ màu tím biên biếc đặc trưng mà còn có khả năng hộ trợ giảm triệu chứng bệnh và điều trị bệnh vô cùng tốt.

    Cây đậu biếc có một vẻ đẹp thẩm mỹ rất cao bởi từ màu sắc đến hình dáng thật sự chẳng thể lẫn vào đâu được. Dân gian còn hay gọi loài cây này với những cái tên thân quen như hoa đậu bếp, bông đậu biếc, cây bông biếc hay đậu tím. Tên khoa học của nó là Clitoria Ternatea.



    Nơi sinh trưởng của cây đậu biếc?

    Loài cây này có nguồn gốc từ các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ.. và hiển nhiên là có cả Việt Nam. Là loài cây dễ tính, dễ trồng, không đòi hỏi môi trường sinh trường và phát triển cao nên hoa đậu biếc dù trồng ở đâu cũng có thể sinh trưởng tốt.

    Tuy nhiên, ở nước ta thì hoa đậu biếc chưa quá phổ biến, chỉ có một vài tỉnh thành có trồng loài cây này mà thôi. Đây cũng là lý do khiến nhiều người ít biết công dụng của hoa đậu biếc.


    Các chất có trong đậu biếc?

    Theo báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia, trong mỗi bộ phận của cây đều chứa những hoạt chất khác nhau.

    – Trong hạt của cây hoa đậu tím có chứa chất nhựa đắng và chứa rất nhiều acid amin như leucin, valin, adenin và isoleucin

    – Lá có chứa aparajita, glucose

    – Hoa nhờ chứa glycosid và este nên mới có màu xanh biếc đặc trưng như thế. Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy anthocyanin, flavonoid trong hoa đậu tím. Đây đều là những hợp chất có ích và tốt cho sức khỏe.


    Ý nghĩa của hoa đậu biếc?

    Hoa đậu biếc là tượng trưng cho niềm vui bất tận, sự khởi đầu, duyên dáng, thanh nhã. Chính sắc tím đặc trưng làm cho đậu biếc đặc sắc hơn. Một giàn đậu biếc trước nhà như nói lên một phần tính cách của gia chủ: Luôn cởi mở vui vẻ, dễ làm quen và gần gũi với những người xung quanh.

    Công dụng của hoa đậu biếc?

    Gần như tất cả các bộ phận của cây đậu biếc đều có lợi ích cho con người. Người ta dùng rễ của hoa đậu biếc để làm thuốc chữa bệnh. Rễ cây có vị đắng chát, chứa các chất có t ác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn chắc làn da.

    Ngoài ra, đậu biếc còn chữa bệnh cảm sốt . Và đây cũng là công dụng phổ biến hiện nay của loài hoa này.

    Dân gian hay nói rằng ít có thảo dược nào trị cảm sốt hiệu quả nhanh bằng cây đậu biếc. Bởi vì hạt và rễ của cây đậu tím có vị đắng mạnh và có khả năng kích thích cơ thể đổ mồ hôi và giải cảm nhanh chóng. Do vậy, sử dụng loài hoa này giúp hạ sốt là phương pháp tối ưu khi vừa nhanh chóng lại an toàn.

    Hoa đậu biếc cũng giúp
    ngăn ngừa lão hóa sớm , giúp giữ làn da tươi trẻ. Hoạt chất anthocyanin có tác dụng giúp chị em phụ nữ tăng cường sản sinh collagen giúp nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong, giúp làn da và mái tóc trở nên khỏe mạnh. Qua đó, chị em có thể lưu giữ nét thanh xuân cho dù ở độ tuổi nào.

    Nếu mắt bạn có chút yếu, cũng có thể dùng hoa đậu biếc. Đây là thần dược giúp duy trì và bảo vệ sức khỏe của mắt, nó còn giúp điều trị bệnh về mắt. Có thể bạn chưa biết, chiết xuất anthocyanin từ hoa đậu có khả năng giúp cơ thể chống lại những tác động của môi trường và gia tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.


    [​IMG]

    Hãy uống trà đậu biếc mỗi ngày để tinh thần bạn cảm thấy thoải mái, giảm stress , giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.

    Nhìn chung, hoa đậu biếc có vô vàng công dụng mà chúng ta chẳng thể kể hết được. Đặc biệt hoa đậu biếc còn hỗ trợ làm đẹp và giảm cân. Nó có chứa hoạt chất là anthocyanin có khả năng gây ức chế quá trình phản ứng của peroxy chuyển hóa thành lipid. Qua đó, ngăn chặn tình trạng tích tụ mỡ thừa ở bụng và hạn chế tình trạng béo phì.

    Uống trà đậu biếc mỗi tối trước khi ngủ sẽ làm giảm lượng mỡ thừa ở chị em phụ nữ. Đồng thời, nó làm giảm căng thẳng lo âu, giảm stress và bảo vệ tim mạch.


    Cách chăm sóc hoa đậu biếc.

    Tưới nước

    Trong mùa khô và khi cây đang phát triển rễ và chồi non, cần tưới nước đầy đủ 2 lần/ngày vàng sáng sớm hoặc chiều mát, vào những ngày nắng gắt có thể sử dụng cách tưới phun sương từ 1 – 2 giờ cho cây. Vào mùa mưa, tùy vào điều kiện mà giảm hoặc ngưng cung cấp nước cho đậu biếc, thường xuyên kiểm tra và tiến hành thoát nước cho cây, tránh để bị ngập nước gây thối gốc, chết cây. Khi cây đang ra hoa, lưu ý chỉ nên tưới vào gốc cây đậu, tránh tưới trực tiếp lên hoa.

    Bón phân

    Hoa đậu biếc có đặc tính dễ sinh trưởng và phát triển, vì vậy công đoạn bón phân cho cây cũng rất đơn giản. Sau khi trồng đậu biếc được 20 ngày, tiến hành hòa loãng phân đạm với nước để tưới cho cây 2 tuần/1 lần. 45 ngày sau, tiến hành bón lót cho cây với tỉ lệ 3: 3: 1 gồm phân urê, phân lân, và phân NPK (16 – 16 – 8), cứ 1 tháng/1 lần, bón như vậy cho đến khi cây chuẩn bị ra hoa. Khi cây ra nụ, cần cung cấp thêm hàm lượng phân Kali, hoặc KCL cho cây đậu. Cứ sau mỗi đợt ra hoa, cần bón thêm phân chuồng ủ mục xung quanh gốc đậu biếc, để cân bằng các khoáng chất nuôi dưỡng cây.

    Làm giàn cho cây

    Tới thời điểm cây đậu phát triển mạnh, các đầu tua cuốn bắt đầu mọc, cần tiến hành làm giàn cho cây leo. Khi làm giàn leo, bạn có thể làm giàn theo hình chữ A, hoặc như giàn bầu.. đều được, sau đó dùng dây mỏng cột nhẹ cây giàn để cây tiếp tục leo. Nếu bạn trồng cây gần tường, hay hàng rào, có thể để cây tự leo trên tường hoặc hàng rào mà không cần làm giàn.


    [​IMG]

    Thường xuyên tỉa cành, vệ sinh vườn

    Khi đậu biếc đã làm quen với môi trường sống, chúng phát triển rất nhanh, chính vì vậy bạn cần chú ý tỉa bớt những cành tăm, cành khô, cành sát đất, những cành mọc vượt, vừa tạo độ thông tháo cho cây phát triển, kiểm soát được chiều cao của đậu biếc, cũng như vừa hạn chế được một số mầm bệnh cho cây. Đồng thời, cũng cần dọn về sinh vườn, làm cỏ xung quanh các gốc cây, để đậu biếc không bị phân tán chất dinh dưỡng. Định kỳ cứ tháng cần tiến hành tỉa cành và dọn về sinh, làm cỏ gốc 1 lần cho cây.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...