Hỏi đáp Làm thế nào để xua tan sự nặng nề trong lối suy nghĩ?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Chạng Vạng, 11 Tháng hai 2020.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,603
    Chào mừng các bạn quay lại với Game Show - Ai là nhà tâm lý tài ba?

    Nhân kỷ niệm số phát sóng đặc biệt, mình xin gửi đến một câu hỏi vô cùng đặc biệt đến các bạn

    Theo các bạn, làm thế nào để có thể phá bỏ được xiềng xích của những suy nghĩ đang đè nặng lên ta mỗi ngày?

    Hãy bình luận câu trả lời của bạn bên dưới và đừng quên like cũng như đánh giá 5 sao cho game và câu hỏi nhé
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng tư 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,908
    Thoát khỏi tâm trí để bước ra cuộc sống không phải là điều dễ dàng nhưng không phải không thể!

    Để phá bỏ được xiềng xích của những suy nghĩ đang đè nặng lên ta mỗi ngày, trước hết ta cần nhận diện những suy nghĩ ấy là gì? Dành thời gian để suy nghĩ xem nguyên nhân nào khiến những điều ấy lại ám ảnh ta. Sau đó, ta có thể viết ra những điều cần làm để thoát khỏi sợi xích đó, và cố gắng thực hiện nó mỗi ngày. Mỗi ngày cũng nên xem lại mình đã làm được điều gì đẻ cải thiện chưa, mình có thể làm cách khác tốt hơn không. Dưới đây là một số cách thức để phá bỏ xiềng xích của những suy nghĩ đang đè nặng lên ta mỗi ngày:

    1. Chia sẻ với bạn bè, người thân về điều mà mình lo lắng.

    Khi chia sẻ, mở rộng lòng mình, điều ta nhận về có khi lại là những lời khuyên, những định hướng hữu ích để ta cải thiện tâm trí mình. Mỗi người xung quanh chúng ta đều có thể giúp ta nếu ta thực sự cần đến họ. Khi ta không chịu thổ lộ, thì không ai có thể biết được ta có vấn đề ở đâu để giúp cả. Bạn hãy nhớ rằng bạn không hề cô đơn.

    2. Đọc sách, nghe nhạc, xem phim hài

    Đọc những cuốn sách kĩ năng sống, giá trị sống, truyền cảm hứng.. luôn luôn là một giải pháp hữu hiệu. Khả năng "khích lệ" của sách là vô cùng. Nhưng bạn phải lưu ý là chọn những cuốn sách thực sự phù hợp và hữu ích cho bạn. Hãy cứ đọc và cảm nhận, bạn sẽ nhận ra nhiều điều tuyệt vời từ sách. Nghe nhạc, xem những video, phim hài hước cũng giúp tinh thần của ta phấn lên nhiều.

    3. Làm điều gì đó khiến bạn hứng thú mỗi ngày.

    Khi tâm trí bị thu hút về những điều mà bạn thấy yêu thích và có sở trường, bạn sẽ bận rộn với nó và không còn thời gian để nghĩ về những điều không hay nữa. Tôi mỗi ngày đều đọc sách, viết lách, hay chăm cây.. thời gian cuốn đi rất nhanh, và tôi thấy vui về những việc đó.

    4. Xách ba lô lên và đi..

    Khi có thể, bạn hãy hòa mình vào cuộc sống và những điều tươi đẹp bên ngoài bằng những chuyến trải nghiệm ở một nơi mà bạn muốn đến. Điều này thực sự thú vị và giúp ích khá nhiều để ta lấy lại thăng bằng trong tâm trí. Hãy tưởng tượng bạn hòa mình vào làn nước trong veo ở một bãi biển nào đó, đứng trên đỉnh núi nào đó mà bao quát thế giới xung quanh, hay lạc giữa rừng hoa bạt ngàn.. cam đoan bạn sẽ không còn lo buồn nữa đâu.

    5. Hãy thử yêu một ai đó (nếu bạn đang FA)

    Tình yêu là điều tuyệt vời mà tạo hóa ban cho con người. Sức mạnh của tình yêu là vô cùng. Tình yêu có thể khiến ta hi sinh vì người yêu, thậm chí cả tính mệnh. Tình yêu có thể giúp cảm hóa lương tri con người (chẳng phải Chí Phèo ngs dậy bản tính lương thiện nhờ tình yêu, tình thương của Thị Nở đó sao).. vì vậy, hãy thử đặt mình trong cảm xúc tuyệt vời này nhé, và hãy yêu chân thành, điều bạn nhận lại thực sự cũng thật tuyệt vời..

    6. Hãy luôn tự động viên, cổ vũ bản thân bằng những suy nghĩ tích cực.

    Bất cứ khi nào bạn thấy mình đang "yếu tinh thần", hãy cố gắng thoát khỏi tâm trí đó bằng những lời tự động viên mình: "Mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi", "Ngày mai mọi chuyện sẽ khác".. sau đó hãy đánh lạc hướng những suy nghĩ tiêu cực bằng những cách trên.

    Ngoài ra còn rất nhiều những cách thức hữu hiệu khác: Học chơi một loại nhạc cụ, làm một món ăn ngon và tận hưởng nó, nuôi thú cưng và chơi đùa với chúng, chơi game (có chừng mực ha)..

    Chúc bạn tìm ra thật nhiều cách thức để loại bỏ khỏi tâm trí những tảng đá nặng, để sống vui vẻ mỗi ngày!
     
  4. Lam Triêu

    Bài viết:
    14
    Nếu đã là xiềng xích thì việc thoát ra khỏi nó không phải là dễ, nhưng cái cách để thoát khỏi sự trói buộc đó lại là một câu hỏi hóc búa.

    Mọi thứ đến với ta đều có nguyên do của nó, ngay cả những thứ mà chúng ta gọi là 'xiềng xích' đều có một điểm khởi đầu. Điều quan trọng là chúng ta tìm ra cái mấu chốt và gỡ nó..

    Tiến sĩ nổi tiếng nhà triết học Lê Thẩm Dương đã từng nói rằng: 'Miếng phô mai có sẵn chỉ nằm trên cái bẫy chuột. "Dù nó không quá liên quan đến vấn đề chúng ta đang nói nhưng hàm ý trong câu nói đó mà các bạn cần biết là kỹ năng giải quyết vấn đề hay cái tâm thế đứng trước những tình huống khó khăn rằng việc bạn tìm kiếm một cách giải quyết đơn giản cho câu hỏi hóc búa tôi nói trên là không thể, nếu bạn không trải qua một quá trình suy nghĩ lâu dài để thực sự buông bỏ được nó.

    Vậy vào vấn đề thứ nhất, chúng ta sẽ nói về phương án giải quyết mà nhiều người đã từng nghĩ đến để chút bỏ xiềng xích. Đó là tự sát..

    Tôi không muốn đem đến những suy nghĩ tiêu cực hay sự chết chóc nhưng nó là một vấn đề khá cần thiết đấy.

    Theo thống kê của Tổ chức Y tế của Liên hiệp quốc (WHO), cho biết có gần 800.000 người chết vì tự sát mỗi năm, hơn số người chết vì bệnh sốt rét, ung thư hoặc do chiến tranh và giết người. Và mặc dù số lượng người tự sát đã giảm xuống do một số nước đã áp dụng kế hoạch phòng chống tự sát.. xong, cứ 40 giây sẽ có một người tự sát hại bản thân mình. Và độ tuổi mà tình trạng này xảy ra nhiều nhất nằm ở khoảng 15-29 tuổi.

    Con số này có khiến bạn suy nghĩ gì không, tại sao họ lại tự sát, tại sao việc này xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi 15-29 tuổi..

    Tất cả chúng đều do 'xiềng xích'.

    Các áp lực của cuộc sống từ phía gia đình, người thân, bạn bè, dư luận xã hội hay chính những áp lực về trách nhiệm đè nặng lên vai họ là một điều kiện để họ có suy nghĩ muốn 'giải thoát' bản thân khỏi những xiềng xích đó. Hãy nhìn con số 15 tuổi, đó là độ tuổi của những thanh thiếu niên-những người chưa cần phải lo toan cho cuộc sống mưu sinh như cha mẹ họ nhưng tại sao phải tự sát.. áp lực học hành là câu trả lời thỏa đáng.

    Có thể chính bản thân họ tự áp đặt mình vào cái khuôn mẫu là phải giỏi, thật giỏi, giỏi hơn bất cứ ai.. cũng có thể do chính người thân tiêm vào đầu họ những suy nghĩ đó khiến cho họ kiệt quệ. Nhưng hơn cả, họ là kẻ tội đồ nếu họ chọn cách giải thoát 'xiềng xích' đó bằng cách tự sát.

    Xiềng xích có thể không nằm ở chân họ nữa nhưng sẽ ra sao khi nó chuyển sang người thân của họ.. Sự suy sụp khi mất đi đứa con mình nuôi nấng là nỗi đau không thể thoát khỏi của bất cứ bậc cha mẹ nào, nó là gông cùm, là một vết sẹo lồi trong cuộc đời họ.

    Nhưng những đứa trẻ đó không hề biết vì họ chỉ chăm chăm theo đuổi cái sự 'giải thoát' hư ảo bằng cách thức chết tiệt đó thôi.

    Vậy nhìn mà xem, tự sát có khiến bạn thoát khỏi xiềng xích không, hay nó sẽ biến thành gông cùm trói chặt những người thân của bạn.. Có thể nó chỉ là một suy nghĩ bồng bột nhất thời nhưng di chứng nó là thứ không thể xóa khỏi.

    Sau cùng, đây không phải phương án phá bỏ tốt, vì nó chỉ làm mọi thứ thêm phức tạp hơn và sẽ có thêm nhiều xiềng xích hơn xuất hiện..

    Kết thúc vấn đề một, chúng ta sẽ đến với lựa chọn tiếp theo, sống cùng nó .

    Nhiều người lựa chọn một cách khác cho việc gỡ bỏ xiềng xích chính là sống cùng nó. Tức là họ đã để mặc cho xiềng xích đó ở trên bàn chân mình và theo họ suốt đời.

    Vậy thử nghĩ xem, việc bạn đi đâu đó với một tảng đá lớn buộc ở chân, nó có làm bạn cảm thấy dễ chịu? Thật ra thì cuối cùng bạn sẽ đến được vạch đích với tảng đá đó nhưng suốt quãng đường đi nó có làm bạn thoải mái hay chỉ đổi lại sự đau đớn, mệt mỏi dai dẳng mà có khi chưa kịp hưởng thụ được cuộc sống đó thì 'đôi chân' của bạn đã sớm đứt lìa..

    Lấy ví dụ đơn giản một chút, xiềng xích của trách nhiệm với gia đình.

    Trong một câu chuyên tôi đã đọc, tên nó là" Vì sao mà sống?'đã có ba người mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống được vui vẻ. Và tình huống chúng ta nói giống với câu trả lời của người thứ ba trong câu chuyện, ông ta nói rằng:

    - Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.

    Và lí giải cho việc ông ta không thể sống vui vẻ chính là ông ta sống chỉ vì trách nhiệm với gia đình, với người thân, con cái, ông ta đã không có thời gian dành cho việc khác.

    Hiện nay, có nhiều cặp vợ chồng chỉ sống với nhau về mặt pháp lý, họ không còn tình cảm gì với nhau và lấy con cái làm trói buộc duy nhất. Nhưng quan trọng hơn hết, chính là cuộc đời họ có được vui vẻ?

    Tôi không nói điều này để khuyến khích những cặp vợ chồng li hôn để đạt được niềm vui, mà thứ tôi cần nhấn mạnh vào việc họ tự hoặc bản thân sống chung với chúng liệu họ có đạt được niềm vui trong cuộc sống, hay liệu họ chỉ làm khổ chính mình.

    Như một người từng nói với tôi "Khi đã sống, thứ bạn nên yêu đầu tiên không phải người thân, không phải người yêu, không phải con cái mà chính là bản thân bạn."

    Vậy thì làm thế nào mới là tốt, thử đi đến vấn đề sau.

    Vấn đề cuối, cũng là phương án tôi nghĩ là tốt nhất, tìm cách giải quyết nó trong trạng thái tích cực nhất.

    Việc bạn sống một cách trách nhiệm với gia đình, đổi lại cho bạn sự nhạt nhẽo của cuộc sống. Thay vì vậy, hãy đối mặt nó với trạng thái tốt nhất, đưa gia đình đi một nơi nào đó như du lịch hoặc cùng nhau nghe một bài hát, cùng xem một bộ phim mà tất cả đều yêu thích.. Hãy làm dịu đi không khi căng thẳng của gia đình, tìm lại không khí ấm áp ban đầu của nó.

    Nhưng trong nhiều trường hợp họ sẽ lựa chọn cách li dị đó là khi mà hai người thật sự không còn tìm được tiếng nói chung nữa và bản thân họ biết rằng giải thoát cho nhau trong hòa bình là phương án tốt.

    Nhiều người nói rằng phương án số hai không phải tốt hơn sao..

    Vậy thử lấy ví dụ khác nhé, bạn sẽ chọn thế nào với xiềng xích của sự cô độc

    Theo Tiến sĩ Leonard Zunin, bác sĩ tâm thần tại Los Angeles, nan đề lớn nhất của nhân loại là sự cô đơn.

    Nhà phân tâm học Erich Fromm cho rằng, "Nhu cầu lớn nhất của loài người là cần được thoát khỏi sự tách biệt, thoát ra khỏi nhà tù của sự cô độc."

    Không ai có thể tách biệt khỏi xã hội và chính họ cũng không mong muốn điều đó. Và nếu bạn chọn phương án số hai là sống chung với nó tức là bạn chấp thuận cô độc một mình, bạn sẽ chịu được nó hay bạn lại tìm đến phương thức 'giải thoát bản thân' như cách số một là tự sát..

    Nói tóm lại, tôi sẽ chỉ là ngươi đưa ra những phương án cho bạn lựa chọn, bạn cũng có thể lựa chọn một phương án khác. Miễn là bạn thấy thỏa mãn và không hối hận với quyết định của mình.

    Xiềng xích của tội lỗi, xiềng xích của cô đơn, xiềng xích của lòng tham, sự đố kị, trách nhiệm gia đình..

    Đôi khi chỉ cần tìm đúng chiếc chìa khóa để giải quyết cho mọi thứ, gỡ bỏ những xiềng xích đeo bám tâm trí ta mỗi ngày bằng một cái vặn chìa, thay vì dùng cách cực đoan để phá bỏ nó, nó chỉ để lại tổn thương cho 'đôi chân' của bạn
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng tư 2021
  5. Sai Nguyen

    Bài viết:
    177
    Sự nặng nề trong lối suy nghĩ ở đây có thể hiểu là những suy nghĩ một cách bi quan về một sự vật, sự việc hay sự kiện đã, đang hoặc có khả năng sẽ xảy ra. Trong ngôn ngữ tâm lý người ta gọi nó là negative thinking. Lối suy nghĩ này không chỉ hạn chế sự thành công của bản thân mà còn tạo áp lực lớn lên não bộ, về lâu về dài có thể dẫn tới nhiều bệnh tâm lý nguyên hiểm như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, OCD.

    Để hiểu rõ negative thinking, trước tiên cần hiểu thinking hay suy nghĩ là xu hướng phản ứng của não bộ khi chúng ta cần phải tập trung phân tích một vấn đề, điều đó có nghĩa nó không phải là một loại bản năng mà là một loại thói quen, một lối mòn. Mà như mình đã chỉ ra ở nhiều topic khác, thói quen không phải là thứ vĩnh viễn, con người có thể dễ dàng thay đổi thói quen bằng việc luyện tập thích hợp.

    Nếu coi bộ não là một cái máy tính, thói quen chính là một chương trình được lập trình sẵn bởi những dữ liệu dựa trên các sự kiện đã xảy ra hoặc được chứng kiến trong quá khứ. Để thay đổi thói quen thì cần phải thay đổi dữ kiện mã hóa đã được lập trình trước đó.

    Vậy những dữ kiện của suy nghĩ bi quan là gì?

    Quá trình trưởng thành của động vật nói chung và con người nói riêng là quá trình không ngừng trải nghiệm, vấp ngã, học hỏi. Để có thể sống sót, con người cần nhớ rõ những kinh nghiệm đã trải qua để không lặp lại những sai lầm trong tương lai. Tuy nhiên sản phẩm phụ của quá trình trưởng thành chính là những cảm xúc đi kèm với mỗi trải nghiệm, bởi lẽ não bộ chỉ ghi nhớ lâu dài một ký ức khi ký ức đó đi kèm cảm xúc. Ví dụ một ký ức đẹp thường gợi nên cảm giác hạnh phúc, vui sướng, não bộ sẽ ghi nhớ kỹ ký ức này và thôi thúc chúng ta luôn suy nghĩ làm cách nào để có thể trải nghiệm cảm xúc đó một lần nữa. Mặt khác, não bộ con người cũng có xu hướng ghi nhớ lâu dài những cảm xúc tiêu cực là bởi nó ghi nhận nguyên nhân của những cảm xúc này chính là các mối ngu hiểm cho cơ thể và cần đề phòng trước khi nó xảy ra. Chính vì vậy, trước mỗi sự kiện dù là mới xảy ra hay là một quá trình lặp lại trong não bộ một người bình thường luôn có hai luồng suy nghĩ.

    1. Sự kiện này có lợi cho mình hay không?

    2. Liệu có điều gì bất lợi hoặc nguy hiểm cho bản thân mình hay không?

    Tùy theo trải nghiệm trưởng thành của một người mà não bộ sẽ cân nhắc câu hỏi thứ hai nhiều hơn câu thứ nhất và ngược lại. Ví dụ đứng trước một đôi giày patin, ai cũng biết đôi giày này có thể mang lại trải nghiệm thú vị nhưng cũng có thể khiến bạn ngã đau. Tuy nhiên, với người từng bị hoặc biết ai đó đã bị thương vì trò chơi này sẽ lập tức lùi bước bởi bộ não của họ đã nhận định đây là đồ vật nguy hiểm, cần tránh xa. Ngược lại, đối với người từng chơi hoặc chứng kiến người khác chơi vui vẻ với món đồ này, não bộ của họ sẽ lập nhớ tới những cảm xúc thăng hoa và thôi thúc họ phải thử hoặc tiếp tục chơi.

    Như vậy, có thể hiểu được những người có suy nghĩ tiêu cực chính là những người có trải nghiệm hoặc đã chứng kiến quá nhiều tình huống, cảm xúc tiêu cực trong quá khứ hoặc hàng ngày. Bởi vậy não bộ của họ đã bị lập trình để luôn tìm kiếm sự nguy hiểm trước khi nhìn nhận hiệu quả tích cực của mọi vấn đề. Để có thể thay đổi thói quen này, điều tiên quyết là người đó phải nhận ra được là mình đang có xu hướng suy nghĩ tiêu cực.

    Nếu đó không phải là bạn mà là một người thân thiết của bạn, trước khi khiến họ thay đổi, bạn cần khiến cho họ nhận ra thói quen suy nghĩ bi quan của bản thân.

    Khi đã nhận ra thói quen xấu đó rồi, cách thay đổi chính là luyện tập cho mình thói quen tốt hơn tức là tải cho mình mộ bộ dữ liệu tích cực bằng cách tập thói quen phân tích hai mặt của một vấn đề. Trước một sự kiện, thay vì chỉ tìm kiếm các hậu quả tiêu cực, hãy tập nhìn nhận các mặt tích cực của nó. Ví dụ bạn và chồng bạn chuẩn bị li dị, thay vì nghĩ tới những lời dèm pha hãy nghĩ tới cuộc sống tự do vui vẻ. Thay vì nghĩ tới mười mấy năm thanh xuân đã mất, hãy nghĩ tới mình còn hơn 50 năm cuộc đời để hưởng thụ. Khi bạn làm sai điều gì đó, thay vì coi đó là một thất vại đáng xấu hổ, hãy nhìn nó là một bài học để không lặp lại trong tương lai. Hãy nhớ fail fast, get up faster tức là vấp ngã rất dễ nhưng hãy đứng dậy nhanh hơn cách bạn vấp ngã.

    Phân tích hai mặt của một vấn đề không chỉ giúp bạn trở nên tích cực mà còn có thể giúp bạn nhìn xa, trông rộng, thấy được bản chất và đưa ra giải pháp tối ưu cho nhiều vấn đề trong cuộc sống. Những thành công này không chỉ là bước tiến trong sự nghiệp hoặc tình cảm, nó cũng sẽ tạo re những cảm xúc tích cực trong não bộ, khiến não bộ hoàn toàn đổi từ trạng thái phòng bị chuyển sang cởi mở, săn sàng đón nhận những trải nghiệm mới và thú vị hơn.
     
    Mạnh Thăng, TIK TAKThùy Minh thích bài này.
  6. Nguyễn Ngọc Nguyên Mộc Đằng

    Bài viết:
    957
    Câu hỏi này chung quy phản ánh thực tại của xã hội ngày nay. Vì sao mình nói là ngày nay. Vì ngày xưa cũng có nhưng khá ít. Còn ngày nay đa phần ai cũng vướng mắc. Thế giới hiện tại khoảng bảy tỷ người. Bảy tỷ người đều tự giam mình trong xiềng xích vô hình mà bản thân đã tự tạo ra. Tệ hơn nữa nó chính là một cái lồng nhốt chim không hơn không kém. Như có bạn ở trên đã nói chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó. Quả vậy hoàn toàn chính xác. Nhưng mình xin bổ sung thêm là: Suy tới tận cùng của một sự vật sự việc trên thế gian thì vĩnh viễn chẳng ai tìm ra được nguyên nhân khởi đầu của sự vật sự việc đó.

    Mình xin trở lại vấn đề trọng tâm.

    Thật ra xiềng xích cũng có nhiều cấp độ nặng nhẹ. Một hai vòng thì có thể tháo gỡ. Nhưng nếu rối nặng như cái mớ bòng bong rồi thì chỉ còn có nước bình thản đón nhận. Càng nôn nóng tháo gỡ chỉ càng thêm rối và tổn hại thể xác tinh thần. Bằng chứng là có người vượt qua. Có người không vượt qua được dẫn tới làm người thân đau lòng.

    Để phá bỏ xiềng xích nói một câu đơn giản thì chỉ có một từ duy nhất chính là buông. Nhưng chữ buông đó thủy chung vạn hữu vũ trụ mênh mông này nào có mấy ai làm được điều đó.

    Phân tích theo lối tư duy hiện tại thì chính là bạn đầu tiên phía trên đã nói rất rõ ràng rành mạch. Nhưng cái gốc sâu xa thật sự chưa đào tới.

    Con người cứ ngỡ xã hội hiện đại khoa học văn minh tân tiến. Có nồi cơm điện, có máy giặt, máy hút bụi, máy rửa chén.. Con người sẽ có thêm nhiều thời gian để nghĩ ngơi thư giãn nhưng xin thưa xã hội văn minh tới đâu con người càng bận rộn tới đó. Bệnh tật càng phát triển tới đó, thậm chí đi trước một bước rồi mới tìm ra vacxin.

    Trở lại vấn đề.

    Ai ở trên đời từ khi cất tiếng khóc chào đời vốn dĩ đã bị xiềng xích trói lấy. Nhưng có những xiềng xích hết sức vi tế mà người đang sống trong nhung lụa hoặc thành công không thể nào tự nhận ra. Chung quy lại một câu muốn bứng tận gốc rễ của xiềng xích giam cầm đưa tâm trí ta ra ngoài ánh sáng phải nhìn thấy được nó nằm vị trí nào trong tâm thức chúng ta. Vị trí xuất phát từ hai vùng trước và sau lớp vỏ não. Nơi gần thùy trán vùng cạn và sau đầu là vùng vi tế nhất. Khi nào nhận ra vùng sau đầu khi đấy xiềng xích hoàn toàn tháo bỏ. Làm chủ Hành ấm, từng động tác tay chân và suy nghĩ trong sạch đẹp tới từng chi tiết. Khi ấy chẳng còn điều gì làm cho bạn buồn phiền. Mà chỉ còn tình thương yêu tràn ngập phủ trùm khắp nẻo mà thôi.

    Mình chưa xứng đáng để nói ra những lời này. Bởi chấp niệm của mình vẫn còn quá lớn. Ngày nào mình buông được mình sẽ âm thầm rời đi.

    Bạn có thể tham khảo thêm quyển Nhật kí năm năm của mình. Biết đâu trong đấy có chỗ nào có thể tháo bỏ xiềng xích và giúp bạn vui vẻ mỗi ngày cũng không biết chừng..
     
    Mạnh Thăng, EC.Bắc.HàThùy Minh thích bài này.
  7. sansannlyb Bẻo ngọt

    Bài viết:
    8
    Mình nghĩ đây là câu hỏi khá hay, ^^ theo mình suy nghĩ nặng nề hay lạc quan là do chính mỗi người tự tạo ra, ừ thì nghe đơn giản nhưng thực sự làm rất khó. Tuy nhiên bản thân nỗ lực vượt ra khỏi nó thì tự khắc sẽ tìm ra cách. Hãy tin tưởng vào bản thân và dám sống hết mình, không sợ hãi thất bại bạn nhé! Chúc mọi người đạt được ý nguyện bản thân
     
    EC.Bắc.Hà, Mạnh ThăngThùy Minh thích bài này.
  8. Trần Lệ Giang

    Bài viết:
    30
    Đã bị trói buộc bởi hai từ "xiềng xích" rồi thì khó lòng thoát được. Chỉ nghĩ đến việc phá bỏ nó thôi tưởng chừng như dễ nhưng thật sự thì quá là khó khăn. Đối với mình việc này kết thúc một cách nhanh chóng nhất là rời xa cái thế giới này. Có lẽ ngfhe hơi tiêu cực và xa xôi nhưng đó là cách giải thoát nhanh chóng và tốt nhất tuy rằng sẽ để lại nhiều thứ như nỗi buồn, thất vọng, nước mắt của người thân..

    Đương nhiên sẽ có những giải pháp khác để buông bỏ những xiềng xích nặng nề ấy. Đơn giản là với việc chia sẻ tâm tư với mọi người xung quanh để cùng tìm cách giải quyết; làm những điều mình thích; hay cố gắng suy nghĩ cẩn thận về những điều mình làm mà mình cho rằng không đúng với cuộc sống này..

    Nói tóm lại là làm việc gì thì cứ từ từ, không nên sốt ruột tháo gỡ những điều đang trói chặt mình. Cứ thong thả mà làm bởi càng cố tình gỡ nhanh thì mọi điều càng trở nên rối và thất bại hơn thôi.
     
    Mạnh ThăngThùy Minh thích bài này.
  9. Cửu Ngạo

    Bài viết:
    7
    Cơm áo gạo tiền, những lời nói tàn nhẫn, áp lực trong học tập, công việc và cuộc sống.. Tất cả những lí do trên là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự nặng nề trong lối suy nghĩ của chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ trong xã hội hiện nay.

    Việc giam mình trong những suy nghĩ tiêu cực làm cho tâm trạng chúng ta trở nên căng thẳng và cực kì tồi tệ. Và điều đó sẽ vô tình gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng, trong đó phải kể đến các chứng bệnh tâm lí từ nhẹ đến vừa như stress, tự kỉ, mặc cảm, trầm cảm hay thậm chí là những căn bệnh thần kinh như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn tinh thần dạng phản xã hội, rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt.. Đồng nghĩa với việc chúng ta ngày càng tiến gần hơn với hành động đánh mất bản thân như cố gắng làm đau chính mình, tự sát.

    Vậy nên, điều cần thiết nên làm để tránh những trường hợp xấu nêu trên có thể xảy ra là chúng ta phải phá bỏ được xiềng xích của những suy nghĩ đang đè nặng mỗi ngày. Nhưng để tránh như thế nào thì cần phải có những cách thức phù hợp. Có thể kể đến như:

    - Chúng ta đừng nên để mọi chuyện trong lối suy nghĩ vượt qua khỏi tầm kiểm soát. Chẳng hạn, một cái nhíu mày, một ánh nhìn đầy tò mò của người khác cũng làm cho ta phiền lòng. Vì sao phải làm như thế? Nhỡ như, đó chỉ là phản xạ tự nhiên hay đại loại là muốn nhờ sự giúp đỡ thì sao. Vậy thì, há chẳng phải chúng ta đã rầu rĩ thừa thãi rồi?

    - Hãy chia sẻ những suy nghĩ của mình với những người xung quanh. Nếu người kia có thể lắng nghe và động viên, đưa ra được nhiều lời khuyên hữu ích thì còn gì tuyệt vời hơn.

    - Tự tạo sự xao lãng cho chính mình. Cố gắng làm cho bản thân thật bận rộn, để không còn phải vướng mắc về những suy nghĩ tiêu cực trong đầu, đó là một phương pháp tốt.

    - Viết lách, thể hiện những lối nghĩ đáng ghét đang chôn sâu và ghim chặt trong đáy lòng. Càng viết thật nhiều, nỗi buồn càng như thể giảm bớt và trôi dạt về miền xa xôi nào đấy vậy. Sau đó, chúng ta sẽ bất giác nhận ra một điều rằng, có những chuyện mặc dù vô cùng nhỏ nhặt và vô nghĩa cũng làm cho suy nghĩ của chính mình trở nên tiêu cực. Và điều đó thực sự buồn cười biết bao!

    Đây là tất cả ý kiến của tôi về phương hướng để loại bỏ những "xiềng xích" trong lối suy nghĩ. Có thể vẫn còn nhiều thiếu sót, nhưng tôi nghĩ những việc làm này cũng phần nào mang lại nhiều lợi ích.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  10. TIK TAK Ký ức thời gian.

    Bài viết:
    4
    Cuộc sống đôi khi có nhiều vấn đề khiến ta phải suy nghĩ đó là điều bắt buộc mỗi con người phải trải qua nhưng điều quan trọng mỗi người có suy nghĩ và cách thức thếnào để vượt qua chúng mà không bị tác dụng ngược làm ta thêm strees. - - - Đầu tiên ta nên đơn giản hóa vấn đề, hãy suy nghĩ mọi chuyện đều nhỏ mình có thể vượt qua để giảm bớt áp lực cho bản thân trước tiên như vậy mình sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn khi mình không bị đè nặng.

    - Thứ hai, mình nên tham khảo mọi hướng giải quyết trừ mọi người, tham khảo xem mọi người sẽ nghĩ như thế nào nếu họ trong hoàn cảnh của mình, không nhất thiết nói với họ là mình đang gặp rắc rối, mình có thể lấy lý do phim ảnh hay bạn bè người thân mình gặp vấn đề đó, đôi khi có nhiều cách giải quyết mà người trong cuộc quá rối rắm không nghĩ ra.

    - Muốn phá bỏ được xiền xích, đầu tiên mình nên biết được nút thắt đang nằm ở đâu để tháo gỡ nó, khi biết được nơi thắt thì mọi chuyện trở nên dễ dàng, nhưng đối với những người cứng đầu, ta nên chọn cách im lặng, không nên nói gì thêm đễ giúp họ tháo gỡ khúc mắc, đôi khi giúp họ nhưng bản thân mình tổn thương thì nên thôi.

    - Đôi khi nhiều chuyện mình không thể nói ra bằng lời nhưng mình có thể dùng chữ để giải bày lo lắng của minhg trên mạng xã hội, đôi khi mình được giải tỏa nó lại dễ chịu hơn mà lại vô tình tìm được cách giải quyết từ những người trên mạng xẫ hội đó.

    Đó là suy nghĩ của tôi, nếu nhiều khi có sai sót gì bạn có thể tham khảo thêm mọi người nhé!

    Chúc bạn đatk được điều mình muốn qua câu tra lời của tôi.
     
    Thùy MinhMạnh Thăng thích bài này.
  11. hannavuive

    Bài viết:
    0
    Theo mình nghĩ, Thoát khỏi tâm trí để bước ra cuộc sống không phải là điều dễ dàng nhưng không phải không thể!

    Để phá bỏ được xiềng xích của những suy nghĩ đang đè nặng lên ta mỗi ngày, trước hết ta cần nhận diện những suy nghĩ ấy là gì? Dành thời gian để suy nghĩ xem nguyên nhân nào khiến những điều ấy lại ám ảnh ta. Sau đó, ta có thể viết ra những điều cần làm để thoát khỏi sợi xích đó, và cố gắng thực hiện nó mỗi ngày. Mỗi ngày cũng nên xem lại mình đã làm được điều gì đẻ cải thiện chưa, mình có thể làm cách khác tốt hơn không. Dưới đây là một số cách thức để phá bỏ xiềng xích của những suy nghĩ đang đè nặng lên ta mỗi ngày:

    1. Chia sẻ với bạn bè, người thân về điều mà mình lo lắng.

    Khi chia sẻ, mở rộng lòng mình, điều ta nhận về có khi lại là những lời khuyên, những định hướng hữu ích để ta cải thiện tâm trí mình. Mỗi người xung quanh chúng ta đều có thể giúp ta nếu ta thực sự cần đến họ. Khi ta không chịu thổ lộ, thì không ai có thể biết được ta có vấn đề ở đâu để giúp cả. Bạn hãy nhớ rằng bạn không hề cô đơn.

    2. Đọc sách, nghe nhạc, xem phim hài

    Đọc những cuốn sách kĩ năng sống, giá trị sống, truyền cảm hứng.. luôn luôn là một giải pháp hữu hiệu. Khả năng "khích lệ" của sách là vô cùng. Nhưng bạn phải lưu ý là chọn những cuốn sách thực sự phù hợp và hữu ích cho bạn. Hãy cứ đọc và cảm nhận, bạn sẽ nhận ra nhiều điều tuyệt vời từ sách. Nghe nhạc, xem những video, phim hài hước cũng giúp tinh thần của ta phấn lên nhiều.

    3. Làm điều gì đó khiến bạn hứng thú mỗi ngày.

    Khi tâm trí bị thu hút về những điều mà bạn thấy yêu thích và có sở trường, bạn sẽ bận rộn với nó và không còn thời gian để nghĩ về những điều không hay nữa. Tôi mỗi ngày đều đọc sách, viết lách, hay chăm cây.. thời gian cuốn đi rất nhanh, và tôi thấy vui về những việc đó.

    4. Xách ba lô lên và đi..

    Khi có thể, bạn hãy hòa mình vào cuộc sống và những điều tươi đẹp bên ngoài bằng những chuyến trải nghiệm ở một nơi mà bạn muốn đến. Điều này thực sự thú vị và giúp ích khá nhiều để ta lấy lại thăng bằng trong tâm trí. Hãy tưởng tượng bạn hòa mình vào làn nước trong veo ở một bãi biển nào đó, đứng trên đỉnh núi nào đó mà bao quát thế giới xung quanh, hay lạc giữa rừng hoa bạt ngàn.. cam đoan bạn sẽ không còn lo buồn nữa đâu.

    5. Hãy thử yêu một ai đó (nếu bạn đang FA)

    Tình yêu là điều tuyệt vời mà tạo hóa ban cho con người. Sức mạnh của tình yêu là vô cùng. Tình yêu có thể khiến ta hi sinh vì người yêu, thậm chí cả tính mệnh. Tình yêu có thể giúp cảm hóa lương tri con người (chẳng phải Chí Phèo ngs dậy bản tính lương thiện nhờ tình yêu, tình thương của Thị Nở đó sao).. vì vậy, hãy thử đặt mình trong cảm xúc tuyệt vời này nhé, và hãy yêu chân thành, điều bạn nhận lại thực sự cũng thật tuyệt vời..

    6. Hãy luôn tự động viên, cổ vũ bản thân bằng những suy nghĩ tích cực.

    Bất cứ khi nào bạn thấy mình đang "yếu tinh thần", hãy cố gắng thoát khỏi tâm trí đó bằng những lời tự động viên mình: "Mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi", "Ngày mai mọi chuyện sẽ khác".. sau đó hãy đánh lạc hướng những suy nghĩ tiêu cực bằng những cách trên.

    Ngoài ra còn rất nhiều những cách thức hữu hiệu khác: Học chơi một loại nhạc cụ, làm một món ăn ngon và tận hưởng nó, nuôi thú cưng và chơi đùa với chúng, chơi game (có chừng mực nha)

    Chúc bạn tìm ra thật nhiều cách thức để loại bỏ khỏi tâm trí những tảng đá nặng, để sống vui vẻ mỗi ngày!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...