Tổng Hợp Những Nhận Định Hay Trong Văn Học

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 6 Tháng bảy 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Tổng hợp nhận định hay trong văn học và sử dụng vào bài văn

    [​IMG]

    Văn xuôi

    Tôi hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ. (Dostoevsky)

    Câu nhận định này có thể dùng cho các bài nghị luận về nhận định văn học tương tự như của Bêlinxki ( "Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó") hay của Đặng Thùy Trâm ( "Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc").

    Vận dụng mở bài

    Bất kỳ một nhà văn, nhà thơ nào cũng cần có một lòng nhiệt huyết, một tình yêu để sống hết mình cho cuộc đời, chỉ khi như vậy thì từng dòng thơ, từng dòng văn của họ mới có thể sống động và tồn tại trong lòng người đọc. Dostoevsky khi nói về lý do tại sao mình cầm bút đã từng đề cập rằng: Tôi hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Chỉ khi có cảm xúc, yêu thương và sẻ chia thì lời văn ấy mới có "máu" mới có "trái tim" đề hòa nhịp đập, tạo nên sức sống bừng cháy. Có lẽ cũng vì thấu hiểu cái lẽ phải sống, phải cháy hết mình, yêu hết mình cho cuộc đời này mà Bêlinxki mới nói rằng "Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó."

    Xét đến cùng, ý nghĩa đích thực của văn học là nhân đạo hóa con người - Chưa rõ tác giả là ai.

    Nhận định này có thể sử dụng trong rất nhiều tác phẩm, từ "Những ngôi sao xa xôi", "Hai đứa trẻ", "Những đứa con trong gia đình", tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, của Nam Cao.. Nhìn chung đây là những tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc, phù hợp để đưa nhận định vào.


    Vận dụng:

    "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng là một tác phẩm đậm nét phê phán những thứ khiến người ta ghê tởm, từ nét lố lăng Tây chẳng ra Tây, Tàu chẳng ra Tàu đến cái hiện thực "đểu cán" suy tàn của Xuân tóc đỏ, Phó Đoan, Văn Minh, những Nghị Hách, thị Mịch.. Từ đó, Vũ Trọng đang muốn hướng cảm xúc của cảm giả đến sự xa lánh những thứ xấu xa của hiện thực, dẫn dắt mọi người đến những thứ tốt đẹp hơn, bởi lẽ "xét đến cùng, ý nghĩa đích thực của văn học là nhân đạo hóa con người".

    Thơ

    Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp (Sóng Hồng)

    Vận dụng

    Đối với những người yêu thơ, có lẽ lúc nào các tarng thơ cũng là một bức tranh phảnh những mùa hoa đẹp. Thế nhưng mùa hoa ấy, có thể là hoa hồng kiêu hãnh, hay hoa dại kiên cường bên vách đá. Thơ như người thư ký trung thành ghi lại từng nét thay đổi của con người, của thời đại, của biết bao nhọc nhằn cuộc sống. Thơ ca bao giờ cũng gắng mình vào mạch cuộc sống, vào suối nguồn lịch sử, rồi chảy mãi theo thời gian. Sóng Hồng từng nói rằng, thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Có lẽ cũng vì thế mà Đồng Chí của Chính Hữu/ Ánh trăng của Nguyễn Duy mới đẹp như vậy, vì bài thơ ấy ghi lại dấu ấn của một dòng thời đại, của những con người từng nằm trong dòng lịch sử.
     
    Bughams, Hanny2406, meomeohh7 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng mười một 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    "Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó" - Bêlinxki

    [​IMG]


    Vận dụng

    Một tác phẩm văn học muốn sống trong lòng người đọc thì phải động lại chút bụi vàng trong lòng người, mà cát vàng ấy, không thể nào chỉ hình thành trên những trang miêu tả thuần miêu tả. Tác phẩm chỉ sống khi nó nói về cuộc đời, về những kiếp lầm than khổ đau hay cuộc sống hân hoan của một đời người. Như nhà văn Bêlinxki đã từng nói rằng: "Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó". Thế nên, cũng chẳng lạ gì khi mà Chí Phèo của Nam Cao lại có một vị trí cao như thế trong vô vàn tác phẩm văn học Việt Nam. Chí Phèo là một tác phẩm nghệ thuật thụ vì nó những tiếng thét khổ đau sâu sắc trong một kiếp lầm than của con người đáng thương đáng trách kia. Chí Phèo cũng là một tác phẩm thấm đẫm giá trị nhân văn và nhân đạo, nó sống trong lòng người bằng chính những giá trị thiết thực của mình giữa kiếp sống này.
     
  4. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm (Pauxtopki)

    [​IMG]

    Đoạn văn vận dụng nhận định văn học

    Pauxtopki đã từng nói rằng: "Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm", thế mới biết, một tác phẩm có chi tiết đắt giá chẳng khác gì một vật báu chìm giữa đại dương văn chương. Nhiều người khi nhắc đến Chí Phèo của Nam Cao, thường nghĩ đến cái nhân văn nhân đạo trong tác phẩm ấy. Đó là những tiếng chửi lớp lang, chửi trời, chửi người, chửi cho thỏa một số kiếp hẩm hiu. Là tiếng khóc tỉ tê nỉ non chẳng thể thành tiếng của một con người muốn lương thiện, muốn quay trở lại kiếp người. Thế nhưng, Chí Phèo trong tôi lại là một tác phẩm chứa đầy bụi vàng, đầy những chi tiết đắt giá. Từ tiếng chửi vẩn vơ như của kẻ say rượu nhưng lạ lớp lang đầy ẩn ý, cho đến tiếng người, tiếng đời hân hoan trong giây phút hiếm hoi mà Chí tỉnh rượu. Và hơn cả, là bát cháo hành giải cảm của một người đàn bà mà ai cũng chê bai dèm pha. Đó là tình người, là một tấm lòng lương thiện ẩn sâu trong thân xác của một người đàn bà bị người ta chê bai đủ đường..
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...