[Bài Thơ] Tống Biệt - Tản Đà

Thảo luận trong 'Thơ Ca' bắt đầu bởi Mạc Vấn, 14 Tháng chín 2018.

  1. Mạc Vấn

    Bài viết:
    157
    Tống biệt

    - Tản Đà -

    Lá đào rơi rắc lối thiên thai,

    Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi!

    Nửa năm tiên cảnh,

    Một bước trần ai,

    Ước cũ duyên thừa có thế thôi!

    Đá mòn, rêu nhạt,

    Nước chảy, huê trôi,

    Cái hạc bay lên vút tận trời!

    Trời đất từ đây xa cách mãi.

    Cửa động,

    Đầu non,

    Đường lối cũ,

    Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi

    Tống biệt là một bài từ nổi tiếng của Tản Đà, được trích trong vở chèo Thiên Thai do Tản Đà sáng tác năm 1922. Nội dung vở diễn tích hai chàng thư sinh là Lưu Thần và Nguyễn Triệu đời Hán, nhân tết Đoan Ngọ ( còn gọi là tết Đoan dương , ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch), vào núi Thiên Thai hái thuốc bị lạc lối về. Hai chàng bất ngờ gặp được tiên nữ, rồi kết làm vợ chồng. Sống hạnh phúc được nửa năm thì cả hai cùng nhớ quê muốn về thăm. Các tiên nữ cho biết đây là cõi tiên, đã về trần thì không thể trở lại, song vẫn không giữ được hai chàng. Lưu, Nguyễn về làng thấy quang cảnh khác xưa, thì ra họ đã xa nhà đến bảy đời. Buồn bã, hai chàng trở lại Thiên Thai, thì không còn thấy các tiên đâu nữa.. Kể từ đấy, họ cũng đi đâu biệt tích.

    Ở bài Tống biệt, tác giả chỉ nói đến cảnh chia biệt đầy lưu luyến của Lưu - Nguyễn với hai nàng tiên, để qua đó "thầm gửi gắm niềm thương tiếc của mình đối với cái đẹp không bao giờ trở lại".

    Nguồn:

    Tống biệt- Wikipedia tiếng Việt
     
    Nguyễn NgônRùa Siêu Tốc thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...