Tóm tắt: Người cầm quyền khôi phục uy quyền Tác giả: Victor Huy-gô Giăng-van-giăng là nông dân nghèo làm nghề xén cây, sống cùng chị gái và bảy đứa cháu. Một ngày mùa đôngTóm tắt: Người cầm quyền khôi phục uy quyền Tác giả: Victor Huy-gô Giăng-van-giăng là nông dân nghèo làm nghề xén cây, sống cùng chị gái và bảy đứa cháu. Một ngày mùa đông, đàn cháu đói lả, Giăng ăn cắp chiếc bánh mì cho cháu. Việc bại lộ, Giăng bị bắt và tòa án tuyên phạt năm năm khổ sai. Sau bốn lần vượt ngục không thành, án tù của Giăng tăng lên mười chín năm. Ra tù, Giăng đổi khác. Từ một người hiền lành, anh trở nên cay nghiệt với cuộc đời. Nhưng vốn là người cầu tiến nến trong tù anh đã theo học các lớp văn hóa do nhà tù tổ chức. Với tấm giấy thông hành màu vàng, đi đến đâu Giăng cũng bị mọi người xua đuổi. Đói khát, mệt nhọc, Giăng lê chân vào nhà Đức Giám mục Mi-ri-en. Anh được đón tiếp tử tế nhưng gần sáng anh đánh cắp bộ đồ ăn bằng bạc rồi ra đi. Đi chưa được bao xa thì anh bị lính sen đầm bắt giải về nhà Mi-ri-en. Trái với sự suy đoán của Giăng và đám sen đầm, cụ Mi-ri-en bảo là chính tay cụ tặng Giăng bộ đồ ăn. Để chứng minh điều đó. Cụ cầm luôn đôi chân đèn bằng bạc trên bàn thờ Chúa trao cho Giăng kèm theo lời khuyên, hãy làm người lương thiện. Rời nhà linh mục Mi-ri-en ra đi, tâm trạng Giăng rối bời giữa hai bờ thiện -ác. Với tâm trạng đó, Giăng đã vô tình đoạt đồng hào của chú bé Giéc-ve. Khi bừng tỉnh, Giăng tìm chú bé trả lại đồng hào thì chú đã đi mất. Vì lẽ đó mà Giăng lại bị Gia-ve, thanh tra mật thám, tiếp tục theo dõi, lùng bắt. Tại thị trấn nọ, có một đám cháy xảy ra ở tòa thị chính. Hai đứa con của cảnh sát trưởng bị kẹt trong đó. Bỗng xuất hiện một người lạ mặt to khỏe xông vào đám cháy cứu hai đứa trẻ. Vì việc làm đó, người lạ mặt không bị hỏi giấy tờ và được phép ở lại thị trấn. Người ấy xưng tên Ma-đơ-len. Nhờ tài năng làm ăn tháo vát, Ma-đơ-len dần trở nên giàu có và được bầu làm thị trưởng. Ma-đơ-len luôn làm việc thiện nên dân chúng rất yêu quý ông. Trong xưởng của Ma-đơ-len, có chị thợ Phăng-tin. Chị này do có con hoang nên bị chị giám thị đuổi việc. Để có tiền nuôi con gái là Cô-dét, Phăng-tin phải bán tóc, bán răng và sau phải đi làm điếm. Một hôm do bị một gã công tử trêu đùa, chị phản ứng lại và bị Gia-ve bắt giam. Hắn xử phạt chị sáu tháng tù. Ma-đơ-len xuất hiên kịp thời, hiểu rõ sự tình nên bắt Gia-ve thả Phăng-tin ra. Phăng-tin bị bệnh, Ma-đơ-len đưa chị đến bệnh viện chạy chữa. Tại thị trấn bên cạnh, có người bị bắt oan vì giống Giăng - van -giăng. Ma-đơ-le, tức Giăng-van-giăng thật, ra tòa để cứu Săng-ma-chi-ơ vô tội kia nên lệnh bắt Giăng-van-giăng được trao cho Gia-ve, Gia-ve tìm đến bệnh viện. Bên giường bệnh Phăng-tin, Gia-ve thể hiện uy quyền của mình. Phăng-tin bị sốc và chết. Giăng-van-giăng trấn áp Gia-ve để nói lời từ biệt và hứa với Phăng-tin sẽ thay chị chăm sóc cho Cô-dét. Giăng-van-giăng bị nhốt vào tù nhưng đã vượt ngục thoát ra tìm đến nhà Tê-nác-đi-ê chuộc Cô-dét rồi mai danh ẩn tích nuôi dạy Cô-dét nên người. Cô-dét lớn lên xinh đẹp và yêu Ma-ri-uýt, một chiến sĩ cộng hòa. Cuộc khởi nghĩa năm 1832 nổ ra, Giăng-van-giăng lên chiến lũy tha cho Gia-ve rồi cõng Ma-ri-uýt bị thương nặng ra cống ngầm Pa-ri. Khi hai người gặp Gia-ve, Gia-ve lại tha không bắt Giăng-van-giăng. Vì hành động đó nên Gia-ve đã tự sát, Ma-ri-uýt cưới Cô-dét và sống hạnh phúc. Giăng-van-giăng chết trong vòng tay yêu dấu của đôi vợ chồng trẻ.