Tóm tắt lịch sử Việt Nam (1919 - 2000) Các thời kỳ lịch sử dân tộc 1. Giai đoạn 1919 - 1930 - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, điều đó đã làm chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo điều kiện cho phong trào yêu nước, phong trào công nhân phát triển, trên cơ sở tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản. - Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã là chuyển biến phong trào yêu nước chống Pháp. - Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng, ba tổ chức cộng sản. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 3/2/1930 đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. 2. Giai đoạn 1930 - 1945 - Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và "khủng bố trắng" của Pháp đã làm bùng nổ phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931. - Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939. - Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình tập dượt trong 15 năm từ khi Đảng ra đời. 3. Giai đoạn 1945 - 1954 - Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, nước ta gặp muôn vàn khó khăn. - Cuộc kháng chiến chống Pháp tiến hành trong điều kiện đã độc lập và có chính quyền; kháng chiến chống Pháp xâm lược. - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954, Pháp rút khỏi nước ta. 4. Giai đoạn 1954 - 1975 - Nhiệm vụ cách mạng từng miền và nhiệm vụ chung của cả nước là "kháng chiến chống Mĩ, cứu nước". - Miền Nam: Đầu tranh chính trị phát triển lên "Đồng Khởi", rồi chiến tranh giải phóng. + Đánh bại âm mưu thống trị và xâm lược thực dân mới của Mĩ: Đánh bại chiến lược "Chiến tranh đơn phương", "Chiến tranh đặc biệt", "Chiến tranh cục bộ", "Việt Nam hóa chiến tranh". + Hiệp định Pari được kí kết tạo điều kiện thuận lợi cho thắng lợi tiến tới thắng lợi lịch sử 1975. - Miền Bắc: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, làm nghĩa vụ hậu phương cho miền Nam. 5. Giai đoạn 1975 - 2000 - Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Trong thời gian 1975 - 1986, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm, cách mạng nước ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, sai lầm, khuyết điểm đòi hỏi đổi mới. - Từ Đại hội VI (12/1986) của Đảng, nước ta bước vào thời kì đổi mới, đẩy mạnh cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Đến 2000, đã thực hiện được ba kế hoạch nhà nước 5 năm. - Công cuộc đổi mới đã giành thắng lợi, từng bước đưa đất nước ta lên chủ nghĩa xã hội, khẳng đinh đường lối đổi mới của đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.
Đặc điểm chính trong các giai đoạn phát triển lịch sử của dân tộc 1. Giai đoạn 1919 - 1930 - Xã hội Việt Nam chuyển biến từ một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kến. Những giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện, cùng với sự phân hóa của các giai cấp cũ. Mâu thuẫn dân tộc giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp bao trùm lên các mối mâu thuẫn khác, chi phối con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. - Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng của hai con đường cứu cước theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản và cách mạng vô sản. Dẫn đến sự ra đời của các tổ chức yêu nước, tổ chứ cách mạng và tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Sự thất bại của con đường cứu nước dân chủ tư sản và sự thắng thế của con đường cách mạng vô sản. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX. Điều đó đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng, đưa cách mạng Việt Nam bước vào thời kì lịch sử mới. 2. Giai đoạn 1930 - 1945 - Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã phát động một cao trào cách mạng 1930 - 1931 rộng khắp, quyết liệt, tập hợp liên minh công nông, tạo thành đội quân chủ lực của cách mạng giải phóng dân tộc. Đây là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám. - Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là một thời kì đấu tranh rộng lớn của quần chúng chống lại bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Qua phong trào, Đản đã tập hợp được một đội quân chính trị đông đảo lên đến hàng triệu người. Bồi dưỡng một lực lượng cán bộ đông đảo cho cách mạng. Đây là cuộc diễn tập lần thứ hai của Đảng cho thành công của Cách mạng tháng Tám 1945. - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và 9/1939 cùng những tác động của tình hình chiến tranh đã đặt ra những yêu cầu lịch sử mới. Đảng lãnh đạo quần chúng tiến hành công cuộc chuẩn bị về mọi mặt để sẵn sàng giành chính quyền khi có thời cơ. Công cuộc chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám là công cuộc chuẩn bị lâu dài, chu đáo, đầy đủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng, là nguyên nhân quyết định dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.
3. Giai đoạn 1945 - 1954 - Ngay khi Cách mạng tháng Tám vừa thành công, đất nước ta đã phải đương đầu với những khó khăn thử thách lớn chưa từng có, thù trong, giặc ngoài đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn vong của dân tộc và sự tồn tại của chế độ. Trong hoàn cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quyết sách đúng đắn, sáng tạo, phù hợp. Bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng. - Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, căn cứ vào tình hình, so sáng lực lượng, những thuận lợi, khó khăn trước mắt và lâu dài, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối kháng chiến cụ thể, đúng đắn, sáng tạo, khẳng định đây là cuộc chiến tranh nhân dân mang tính chất và nội dung toàn dân, lâu dài, tự lực cánh sinh và tranh thủ ủng hộ của quốc tế. - Chiến thắng trên các mặt trận quân sự, đặc biệt là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và sự kết hợp tuyệt đẹp với chiến thắng trên bàn đàm phán đã buộc thực dân Pháp kí hiệp định Giơ ne vơ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Chứng minh chân lí của thời đại: Một dân tộc đất không rộng, hoàn toàn có thể chiến thắng những kể thù to lớn, hùng mạnh. 4. Giai đoạn 1954 - 1975 - Sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đã đặt cách mạng nước ta trước tình hình mới: Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau. - Đế quốc Mĩ và tay sai ra sức thực hiện các chiến lược chiến tranh, hòng âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, thành tiền đồn chống chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á. Mĩ đã thực hiện 4 chiến lược chiến tranh kiểu mới, qua 3 chiến lược toàn cầu, nhưng đều thất bại. - Đảng đã đề ra đường lối chiến lược đúng đắn cho cách mạng từng miền và cách mạng cả nước, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. - Sai 21 năm kháng chiến anh hùng, kiên cường, dũng cảm, đúng đắn, sáng tạo, với thắng lợi vĩ đạ của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã thắng lợi. Một kỉ nguyên mới được mở ra trong lịch sử dân tộc, kỉ nguyên độc lập, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. 5. Giai đoạn 1975 đến nay - Sau đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước độc lập và thống nhất cả về lãnh thổ và nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để cả nước chuyển sáng giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Từ sau Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng đã đề ra đường lối Đổi mới toàn diện, trong tâm là Đổi mới kinh tế với nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn sáng tạo. Đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các mặt. Chứng tỏ công cuộc Đổi mới là đúng đắn, phù hợp.
Nguyên nhân thắng lợi, bài học lịch sử 1. Nguyên nhân thắng lợi - Nhân dân giàu lòng yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, chiến đấu kiên cường vì độc lập tự do của đất nước. - Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, đã lãnh đạo cách mạng với đường lối đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ. Đảng lãnh đạo là nhân tố quan trọng nhất. 2. Bài học kinh nghiệm - Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. - Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do dân và vì dân, nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. - Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết trong đảng và nhân dân. - Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạng trong nước và sức mạnh quốc tế. - Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.